Tự doanh CTCK bán ròng 5 tháng liên tiếp, đạt gần 2.000 tỷ đồng
Trong tháng 4, tự doanh ở sàn HoSE đã bán ròng 351 tỷ đồng
Kết thúc tháng 4, VN-Indexđứng ở mức 979,64 điểm, giảm 0,11% so với tháng 3. HNX-Index dù tăng so với tháng trước nhưng biên độ cũng chỉ là 0,02% lên 107,46 điểm. Thị trường liên tục có những phiên rung lắc và hồi phục đan xen nhau trên nền thanh khoản thấp dần.
Điểm tích cực của thị trường trong tháng 4 đó là việc khối ngoại vẫn tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng mạnh. Ở sàn HoSE, khối ngoại mua ròng khoảng 660 tỷ đồng (giảm 33% so với tháng 3), dù vậy nếu tính về khối lượng thì họ đã bán ròng trở lại 2,5 triệu cổ phiếu. Như vậy, khối ngoại sàn HoSE đã có 8 tháng mua ròng liên tiếp, với tổng giá trị lên đến 17.407 tỷ đồng.
Trong tháng 4, khối ngoại sàn HoSE đã mua ròng rất mạnh các cổ phiếu bluechip, trong đó, MSN đứng đầu danh sách này với giá trị lên đến 452 tỷ đồng. Tiếp theo là GAS cũng được mua ròng 319,3 tỷ đồng. Bộ ba cổ phiếu họ ‘Vin’ là VHM, VRE và VIC được mua ròng lần lượt 244 tỷ đồng, 189 tỷ đồng và 119 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VJC đứng đầu danh sách bán ròng sàn này với giá trị đạt 388 tỷ đồng. VCI cũng bị bán ròng hơn 208 tỷ đồng. Các mã HDB, AAA hay POW đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Như tháng trước, diễn biến giao dịch của khối tự doanh CTCK lại hoàn toàn trái ngược so với khối ngoại. Trong tháng 4, tự doanh ở sàn HoSE đã bán ròng 351 tỷ đồng (giảm khoảng 26% so với tháng 3), tương ứng khối lượng bán ròng đạt gần 15 triệu cổ phiếu. Đây cũng là tháng bán ròng thứ 5 liên tiếp của khối tự doanh CTCK với tổng giá trị là 1.953 tỷ đồng.
Video đang HOT
MBB là cổ phiếu nhận được sự quan tâm lớn nhất của khối tự doanh khi có giá trị mua ròng đạt 128 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PLX và MWG được mua ròng lần lượt 111 tỷ đồng và 76 tỷ đồng.
Trong khi đó, HPG lại đứng đầu danh sách bán ròng với 114 tỷ đồng. VHM được khối ngoại mua ròng rất mạnh nhưng lại bị tự doanh CTCK bán ròng 98 tỷ đồng. Các cổ phiếu như TMT, THI hay HAX cũng đều bị bán ròng mạnh.
Bình An
Theo Người đồng hành
Đổi rổ VN30: SAB vẫn có khả năng "làm loạn", cơ cấu thay đổi rất nhỏ
SAB bị giảm tỷ trọng khoảng 0,84% trong rổ VN30 mới nhưng thay đổi này vẫn không hạn chế được sự giật cục của VN30-Index...
Từ ngày 6/5 tới, rổ cổ phiếu VN30 sẽ có thay đổi và chỉ số VN30-Index cũng sẽ thay đổi theo. Bên cạnh sự thất vọng về SAB vẫn có khả năng "làm loạn" trong chỉ số này thì đã có sự cân bằng hơn giữa nhóm cổ phiếu ngân hàng và nhóm cổ phiếu "họ Vin".
Ba thay đổi trong cách tính chỉ số VN30-Index trong đợt này là gia tăng khối lượng lưu hành tính chỉ số với một số mã, điều chỉnh tăng tỷ lệ free float và điều chỉnh tỷ trọng giới hạn vốn hóa.
Đầu tiên, không có thay đổi nổi bật nào trong nhóm dẫn dắt. Tính theo giá đóng cửa hôm qua (25/4) thì 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN30-Index theo cách tính mới từ 6/5 lần lượt là VNM, TCB, VIC, HPG, MSN, VPB, VHM, VJC, MBB và MWG. Theo các tính đang sử dụng là VNM, TCB, VIC, MSN, HPG, VHM, VPB, VJC, MBB và VCB.
Như vậy chỉ có MSN và HPG là đổi chỗ cho nhau, VHM và VPB đổi chỗ, VCB bật ra khỏi Top 10 và thay thế là MWG. Theo cách tính cũ, Top 10 chiếm 62,69% tỷ trọng chỉ số VN30-Index. Theo cách tính mới, Top 10 chỉ chiếm 63,02%.
SAB cũng có thay đổi nhưng không đáng kể. Duy nhất tỷ lệ lưu hành tự do của SAB được giảm từ 15% xuống còn 11%. SAB từ chỗ đứng thứ 12 trong chỉ số cũ, giờ tụt xuống thứ 17 trong chỉ số mới. Điều này phần nào có thể giúp SAB giảm ảnh hưởng trong VN30-Index mới.
Tuy nhiên vấn đề chính đối với SAB không hẳn là thay đổi tỷ trọng trong chỉ số, mà là thanh khoản. Các cổ phiếu khác có thanh khoản lớn nên để thay đổi một bước giá cần chi phí lớn hàng chục tỷ đồng. Trong khi SAB thanh khoản rất nhỏ, các bước giá lại không được lấp đầy, tạo điều kiện tự nhiên cho khả năng dao động rất mạnh dù chỉ khớp lệnh với khối lượng tối thiểu.
Việc thay đổi vốn hóa của một cổ phiếu ngoài chuyện khối lượng lưu hành lớn hay nhỏ còn là mức chênh lệch giữa giá chào mua tốt nhất và chào bán tốt nhất (spread). Theo quy định thì bước giá cổ phiếu là giống nhau trong cùng một khoảng giá nhưng thực tế phụ thuộc vào cung cầu từng thời điểm. SAB thường xuyên có chênh lệch lớn giữa hai giá nên vốn hóa cũng nhảy rất nhiều. Đặc biệt gần đây đợt ATC hay đột ngột có lượng giao dịch lớn gần sát phút chót nên giá thay đổi cũng "bất tử"!
Nói chung thay đổi ở SAB lần này vẫn không hạn chế được sự giật cục của VN30-Index.
Thay đổi thứ hai được chờ đợi là giảm tỷ trọng của nhóm cổ phiếu "họ Vin". Tuy nhiên thay đổi duy nhất với VIC, VHM và VRE là giảm tỷ trọng giới hạn vốn hóa từ 47% xuống 41,91% ở cả 3 mã. Điều này khiến về thứ tự quy mô vốn hóa trong chỉ số lẫn tỷ trọng vốn hóa của cả 3 cổ phiếu này cũng không thay đổi nhiều. Cụ thể, theo cách tính đang sử dụng, 3 cổ phiếu nói trên chiếm 16,13% rổ chỉ số. Theo cách tính mới, tỷ trọng còn 15,22%.
Thay đổi thứ ba là nhóm cổ phiếu ngân hàng. VCB tăng khối lượng lưu hành tính chỉ số khoảng 3,1% trong kỳ tới nhưng lại bị giảm tỷ lệ free float từ 10% xuống còn 8%. CTG không tăng lượng lưu hành nhưng cũng bị giảm tỷ lệ free float từ 10% xuống 8%. EIB được tăng tỷ lệ này từ 80% lên 85%. MBB giảm khối lượng lưu hành nhưng lại tăng tỷ lệ free float từ 55% lên 60%.
Do có thay đổi nhỏ ở VCB và CTG, nên tỷ trọng của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong VN30-Index cũng có biến động nhưng đáng kể. Theo cách tính đang sử dụng, nhóm ngân hàng chiếm 31,6% trong chỉ số nhưng theo cách tính mới là 32,16%.
Như vậy lần thay đổi rổ này không tạo ra sự khác biệt gì lớn trong VN30-Index. 5 cổ phiếu gia tăng tỷ trọng đáng kể nhất trong VN30-Index mới là MBB (0,41%), TCB (0,4%), VNM (0,39%), FPT (0,32%), EIB (0,3). 5 mã giảm tỷ trọng lớn nhất là SAB (-0,84%), VIC (-0,54%), VCB (-0,54%), MSN (-0,49%), VHM (-0,48%).
Vấn đề chính của VN30-Index là giảm ảnh hưởng giật cục của SAB vẫn không được giải quyết. VN30-Index bình thường nếu chỉ là chỉ số để tham chiếu cho một nhóm cổ phiếu hay để các quỹ ETF bám theo thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên VN30-Index là chỉ số cơ sở cho các sản phẩm phái sinh chỉ số thì sự giật cục bất thường sẽ động chạm tới túi tiền của nhà đầu tư.
Khánh Hà
Theo VnEconomy
Phiên sáng 22/4: "Ông lớn" gia tăng sức ép, VN-Index về sát mốc 960 điểm Trong khi dòng tiền tiếp tục đứng ngoài quan sát thì áp lực bán gia tăng khiến sắc đỏ chiếm áp đảo, đáng kể, "ông lớn" VNM gia tăng sức ép đã đẩy VN-Index về sát mốc 960 điểm. Trong khi nhà đầu tư trong nước thận trọng cao độ khiến thanh khoản sụt giảm mạnh và thị trường có những phiên giao...