Từ điển “mượn” của teen khi đi học
Hết mượn tập, mượn đề kiểm tra,… cho đến mượn cả đôi giày Thể dục. Muôn kiểu “mượn” của teen chúng mình khi đến lớp!
Bắt đầu bước vào môi trường THPT, teen dường như chỉ chú tâm vào ba môn chính của khối thi đại học mà quên đi việc học tập các môn khác. Chính vì thế mà teen đã nghĩ ra rất nhiều “chiêu” để “đối phó” các thầy cô giáo mỗi khi kiểm tra hay gặp sự cố ngoài ý muốn nào đó.
Mượn vở bài tập, vở soạn
Đây là việc rất phổ biến với teen. Đặc biệt đối với các môn theo quan niệm lâu nay là phụ, không thi tốt nghiệp cũng như vắng bóng trong các kì thi đại học như: Công nghệ, Giáo dục công dân hay Tin học… Với dân khối A thì vở soạn văn, hay bài tập Lịch sử cũng là cả một vấn đề.
Thường thì với các môn này, thầy cô giáo hay chấm vở soạn, vở ghi hoặc vở bài tập để lấy điểm thay điểm kiểm tra miệng. Và bao giờ chuẩn bị thu để chấm, thầy cô giáo cũng báo trước một tuần để chuẩn bị. Nhưng thay bằng việc mượn vở của các bạn khác chép bài đầy đủ để về nhà chép lại thì teen lại nghĩ ra một cách khá sáng tạo. Đó là sang lớp khác mượn một quyển vở đã được ghi chép đầy đủ và chỉ cần một chiếc nhãn vở mới, một bìa bọc mới, một cái tên mới và thế là ok. Thầy cô chấm với số lượng nhiều cộng thêm thời gian không cho phép nên cũng không thể nhớ hết được tất cả mặt chữ hay chi tiết quyển vở thế nào.
Trung (17t) nói: “Thường thì mình rất ngại chép bài các môn như văn hay lịch sử vì chúng quá dài. Mỗi lần cô giáo thông báo chấm điểm, tớ thường mượn vở của bạn lớp bên. Nếu lớp đó cô khác dạy và chưa chấm điểm thì chỉ cần thay nhãn vở vào là xong. Còn nếu cô chấm điểm vào rồi thì mất công hơn một chút nhưng vẫn còn nhàn hơn so với việc ngồi chép từ đầu. Chỉ cần dùng bút xóa xóa điểm cô đã chấm đi rồi viết đè lên đấy thêm một đoạn nữa là cô sẽ không biết. Vừa tiện lại vừa nhanh, mà điểm cũng không đến nỗi nào.”
Việc ghi chép bài khi học tập là một cách giúp ta ghi nhớ kiến thức, bởi mỗi lần ghi là một lần thêm nhớ. Hơn nữa, nếu teen ghi chép bài cẩn thận thì nên dùng vở đó để ôn tập cho thi học kì (rất hiệu quả) và còn có thể để lại cho “thế hệ sau” tham khảo.
Mượn đề kiểm tra
Video đang HOT
Thường thì với teen học chuyên theo khối thường rất hay thờ ơ các môn khác. Thế nên mỗi khi kiểm tra 1 tiết như “cực hình” với teen. Vì thế nên cứ trước giờ kiểm tra teen lại rục rịch chạy từ lớp này qua lớp khác để hỏi và mượn đề. Biết trước đề teen sẽ không cần ngồi nhà ôn rồi học thuộc lòng nữa. Chỉ cần học những câu mà thầy cô giao trong đề kiểm tra mà thôi. Có bạn sẽ làm trước những câu đó ra giấy nháp và “tén tèn ten” trong tiết kiểm tra teen tha hồ giở ra chép mà không cần dùng đến sách giáo khoa hay vở ghi – những thứ vốn bị “niêm phong” khi giờ kiểm tra đến.
T.Hà (16t) chia sẻ: “Mình là dân khối A nên rất ngại mấy môn phải học thuộc lòng. Vì thế một mặt để dành thời gian học Toán, Lí, Hóa thì mỗi khi kiểm tra các môn kia mình đều nhờ bạn lớp khác kiểm tra trước ghi đề lại cho mình. Hơn nữa điểm của mình lại cao hơn. Đỡ phải lo lắng về chuyện điểm số với bố mẹ.”
Nhiều thầy cô giáo cũng biết được hiện tượng này, nên đã làm khá nhiều đề, thậm chí có lớp lên đến 10 mã đề khác nhau. Nhưng teen cũng chẳng vừa. Bởi số lượng bạn bè đông đảo. Mỗi người trong lớp chỉ cần mượn bạn mình một đề và thế là cả lớp tập hợp lại đã có đủ trong tay cả 10 đề đó.
Chúng ta thường cho rằng, những môn không thi đại học là không quan trọng và không cần phải học vì sẽ mất thời gian để học các môn kia. Nhưng dù không thi thì các môn học khác vẫn bổ trợ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thú vị khác trong đời sống hàng ngày.
Mượn đồ dùng
Điều này phổ biến nhất trong môn Thể dục và Quân sự. Bởi đây là hai môn cần có dụng cụ học tập như giày hay mũ cối. Nhất là với các trường ở vùng quê, việc không có đồng phục Thể dục học riêng, và môn này được học xen giữa các môn học khác nên các bạn phải mặc chung với quần áo học bình thường. Thêm nữa, vào mùa hè thì teen thích đi xăng đan hơn là đi giày. Việc phải đem theo giày đến lớp để học Thể dục khiến nhiều teen ngại hoặc quên. Với tâm lí, lên lớp mượn bạn lớp khác cho tiện nên mỗi lần giải lao giữa hai tiết chuẩn bị cho tiết Thể dục hay Quân sự teen lại chạy qua chạy lại để mượn cho mình đôi giày, cái áo, chiếc mũ, tránh trường hợp thiếu đồ sẽ bị cô ghi sổ đầu bài, trừ điểm, bị phê bình, có khi phải mời cả phụ huynh.
Đi học thì bắt buộc bạn phải chuẩn bị thật chu đáo tất tần tật! Không chỉ là đôi giày thể dục hay cây cờ để học Quân sự,… teen đều phải nhớ chuẩn bị thật tốt chứ đừng nói đến việc lười chép bài để phải mượn tập, vở của bạn bè hay mượn luôn cả đề kiểm tra thì không tốt chút nào đâu. Như thế sẽ ảnh hưởng đến việc học của chính bạn, rồi lỡ dính trường hợp bị giáo viên phát hiện, bạn sẽ khiến người bạn kia bị liên lụy mất điểm, thậm chí còn vị mời phụ huynh nữa đấy! Teen chúng mình chớ sử dụng từ “mượn” quá nhiều trong trường học nhé!
Theo PLXH
Chọn từ điển điện tử nào để học ngoại ngữ dễ hơn?
Từ điển điện tử giúp việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, bạn đang thắc mắc không biết nên chọn mua như thế nào cho phù hợp?
Với hàng trăm mẫu mã từ điển điện tử thuộc các nhãn hiệu khác nhau đang có mặt trên thị trường, người tiêu dùng nên biết cách chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của gia đình...
Từ điển điện tử là tên gọi chung nhất
Chúng ta từng nghe nói đến Kim từ điển, Tân từ điển... thực ra, đây là những nhãn hiệu khác nhau của một loại máy duy nhất: Từ điển điện tử - Dụng cụ tra từ giúp cho việc học ngoại ngữ sinh động và thuận lợi hơn, thay thế cho cuốn từ điển giấy dày cộp.
Hiện nay công nghệ và mạng internet đã phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều phần mềm tra từ điển miễn phí nhưng từ điển điện tử vẫn có chỗ đứng riêng. Lý do là với thế mạnh chuyên về tra từ, tích hợp các loại từ điển đã được mua bản quyền của đại học Oxford, Viện ngôn ngữ học, của một số tác giả uy tín... nên vốn từ của từ điển điện tử rất phong phú và có độ chính xác cao. Ngoài ra, từ điển điện tử nhỏ gọn, người dùng có thể dễ dàng mang đi khắp nơi.
Từ điển điện tử nhỏ gọn, thay thế cho những cuốn từ điển dày cộp
Từ model điện tử màn hình đen trắng, sử dụng pin tiểu, nay từ điển điện tử có thêm nhiều model mới màn hình cảm ứng màu, tích hợp chơi game, nghe nhạc MP3, phát âm file văn bản tiếng Anh (với điều kiện người tiêu dùng đổi đuôi file sang .txt), dịch nguyên câu từ tiếng Anh sang tiếng Việt... với giá dao động từ trên 1 triệu đến trên 8 triệu đồng/sản phẩm. Hiện nay Kim từ điển là nhãn hiệu áp dụng chế độ bảo hành 5 năm, còn Tân từ điển bảo hành 2 năm.
Về phần mềm, model càng mới càng được tích hợp nhiều tính năng. Chẳng hạn Kim từ điển GD7100M có tới 21 bộ từ điển ngôn ngữ Anh, Nhật, Việt, Hoa, Hàn, Pháp, Nga... từ điển hành động, 11 bộ từ điển chuyên ngành, các chương trình đàm thoại, học tiếng Anh qua video, nghe nhạc, MP3, MP4, hỗ trợ thẻ nhớ... Sản phẩm này có giá 7.980.000đ. Ngoài ra, chiếc máy này hiển thị màn hình màu, có bút cảm ứng, sử dụng pin lithium, có thể cắm sạc trực tiếp tương tự laptop.
Tuy nhiên, cũng chính vì mẫu mã từ điển điện tử quá đa dạng khiến người tiêu dùng khi chọn mua sẽ cảm thấy rất bối rối. Từ điển điện tử giá mềm thường là các model xuất hiện đã vài năm và chứa ít từ vựng và ngôn ngữ hơn so với model mới. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng mua sản phẩm này, bạn nên chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của cá nhân...
Chọn mua từ điển với chức năng phù hợp nhu cầu
Chẳng hạn, nếu bạn chỉ cần cho việc học tiếng Anh, những sản phẩm tích hợp từ điển các ngôn ngữ khác sẽ trở nên thừa thãi. Học sinh tiểu học hoặc trung học cơ sở chưa có nhu cầu tra từ nhiều thì chỉ cần sản phẩm từ điển điện tử với số lượng từ vừa phải của ngôn ngữ cần học.
Lưu ý khi sử dụng
Anh Phạm Thanh Hải, phòng Marketing công ty Dân Xuân khuyên người dùng từ điển điện tử nên lưu ý những điểm sau:
- Từ điển điện tử là một loại máy móc với hệ thống vi mạch điện tử chằng chịt bên trong, vì vậy, khi sử dụng tránh làm rơi máy. Bên cạnh đó, để bảo vệ hệ thống vi mạch, không nên để từ điển điện tử ở nơi có ánh sáng trực tiếp, nơi ẩm thấp.
- Với những máy có thể sạc điện trực tiếp nên đặt máy ở nơi có nguồn điện ổn định.
- Nếu không sử dụng từ điển điện tử trong thời gian dài, nên tháo pin khỏi máy.
- Không nên thao tác quá nhanh để tránh máy bị "treo".
- Với từ điển điện tử màn hình cảm ứng, không nên tác động quá mạnh lên màn hình để tránh làm trầy xước, hư hại màn hình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Từ điển tình yêu của anh không có từ 'Hy sinh' Vẫn biết anh không yêu em nhiều, bởi nếu yêu thật sự họ sẽ dám hy sinh cho người yêu của mình. Còn anh, từ HY SINH không có trong từ điển tình yêu của anh. Em đã cố gắng yêu anh nhiều hơn, thật nhiều để mong anh hiểu lòng em và dành cho em những tình cảm từ phía anh mà...