Từ đại học đến trường đời: Đời không như mơ
Nhiều bạn trẻ mới va vấp với môi trường làm việc gặp không ít cú sốc. Áp dụng những kiến thức được học vào công việc là một chặng đường khá dài mà các bạn phải cố gắng để làm quen.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp loại ưu từ những trường đại học danh tiếng với số điểm GPA cao chót vót luôn mang trong mình một sự tự tin.
Rằng tôi có một nền tảng học tập tốt, nên tôi chắc chắn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp như cách đã thành công trên con đường học tập.
Trên thực tế, môi trường công sở không giống với môi trường đại học. Công việc cũng chẳng dễ dàng hoàn thành như cách các bạn hoàn thành bài tập giữa kì hay bài thi kết thúc môn học.
Nếu học tập là một hành trình tích lũy kiến thức và kiểm tra, thì công việc, lại là nơi bạn phải thi cuối kỳ vào mỗi ngày.
Môi trường công sở không giống với môi trường đại học
Từ lý thuyết đến thực hành
Trình độ không quan trọng bằng thái độ. Thái độ mới chính là yếu tố quyết định sự nghiệp của các bạn đi về đâu.
Và có nhiều bạn vì tự cho rằng mình tài giỏi, nên thậm chí đã có thái độ coi thường những công việc có mức lương không cao hay không phải là công việc từ những tập đoàn lớn, thậm chí là lên giọng thách thức với nhà tuyển dụng. Để rồi sau một thời gian dài thất nghiệp, các bạn mới nhận ra được vấn đề của mình là gì.
Chị Đoàn Hương Giang (27 tuổi) – chuyên viên tư vấn giải pháp nhân sự chia sẻ: “Mình làm tuyển dụng đã 5-6 năm nay, phỏng vấn và sàng lọc cả nghìn ứng viên. Nhưng mình thấy có rất nhiều bạn trẻ mới ra trường, thứ duy nhất các bạn có là tấm bằng đại học. Chưa hề có bất kì kinh nghiệm gì và nếu tuyển dụng các bạn ấy, công ty phải đào tạo lại từ đầu. Nhưng có nhiều bạn tưởng rằng có tấm bằng đại học, các bạn đã có tất cả. Tiềm năng mình chưa thể đánh giá, nhưng với thái độ như vậy, mình tin các bạn ấy không thể đóng góp tốt được cho công ty, vậy nên mình đã đánh trượt phỏng vấn”.
Từ lý thuyết đến thực hành là một chặng đường rất dài.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bạn trẻ ra trường tuy chưa có kinh nghiệm nhưng có thái độ và nhận thức tốt. Tuy vậy các bạn cũng phải mất kha khá thời gian để tập làm quen với môi trường làm việc.
Ở môi trường đại học, bạn chỉ phải cố gắng học tập để làm sao đạt được số điểm cao nhất. Nhưng khi đi làm, bạn vừa phải hoàn thành tốt công việc, nhưng phải tối ưu thời gian và phương thức hoàn thành với rất nhiều kĩ năng cần phải trau dồi. Và không chỉ có vậy, bạn còn phải học cách dung hoà, đối nhân xử thế với sếp và đồng nghiệp sao cho hài hoà, khéo léo.
Từ lý thuyết đến thực hành là một chặng đường rất dài. Thậm chí có những bạn đã đi làm thêm từ khi còn là sinh viên, khi ra trường vẫn không khỏi có cho mình chút bỡ ngỡ.
Chị Nguyễn Thu Hương (28 tuổi), tốt nghiệp loại giỏi Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp Đại học Chiết Giang, ngôi trường tốt thứ 3 Trung Quốc, hiện làm nhân viên phát triển kinh doanh.
“Mình đi du học Mỹ từ hồi đại học, rồi đi học thạc sĩ ở trường top. Khi mới đi làm, với nền tảng học thức tốt, nên khi ấy với cái tôi của tuổi trẻ cao ngút, mình đã tưởng mình giỏi lắm. Nhưng sau đi làm mới thấy, lý thuyết và thực tế nó cách xa nhau đến thế nào. Thời gian đầu mình đã rất chật vật và mình cũng đã vấp ngã rất nhiều. Phải đến 1 năm sau, mình mới thực sự quen hoàn toàn với công việc”, Hương kể.
Tô Nguyễn Trọng Nhân (23 tuổi), cử nhân tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Marketing, Đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện làm quản lý thương hiệu chia sẻ, cũng có câu chuyện tương tự.
“Mình tốt nghiệp loại giỏi, cũng đã có 4 năm làm việc part-time tại các tập đoàn lớn theo đúng chuyên ngành mình theo học. Tuy nhiên, khi đi làm full-time, thời gian đầu mình vẫn có đôi chút bỡ ngỡ vì phương thức làm việc cũng như trách nhiệm và khối lượng khác hoàn toàn hồi mình còn đi làm part-time. Nhưng mình cũng chỉ mất một thời gian ngắn để thích nghi và làm quen vì mình cũng đã đi làm và va vấp từ sớm”.
Nên chuẩn bị những gì?
Tuổi trẻ chính là quãng thời gian khiến chúng ta cảm thấy bối rối và lúng túng trước mọi việc nhiều nhất. Có lẽ trạng thái tâm lý này xuất hiện là do khát vọng được học hỏi, trải nghiệm của chúng ta đã trở nên mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào. Thế giới trở nên nhỏ hơn trong khi chân trời lại trải dài trước mắt.
Thế giới mới đang mở cửa đón mừng, bạn ham hở bước vào, nhưng trước lúc đó xin hãy dừng lại một chốt để biết được một sự thực rằng hầu hết mọi người đều không biết chính xác mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp đại học.
Tuổi trẻ chính là quãng thời gian khiến chúng ta cảm thấy bối rối và lúng túng trước mọi việc nhiều nhất.
Đây sẽ là 5 kỹ năng quan trọng mà các bạn phải biết:
1. Quản lý thời gian: Các nhà tuyển dụng tin rằng đây là một trong những điều quan trọng hơn bảng điểm. Thậm chí nếu bạn có điểm trung bình cao, nhưng cũng sẽ không ai muốn làm việc với bạn, nếu bạn không thể quản lý thời gian của chính mình.
2. Chuyên môn công việc: Kinh nghiệm làm việc là rất quan trọng trong các nhà tuyển dụng, vì họ yêu cầu rằng bạn phải hiểu biết công việc bạn muốn xin vào làm. Bạn có thể học được rất nhiều lý thuyết ở trường. Tuy nhiên, 80% kỹ năng làm việc của bạn lại được cóp nhặt từ thực tế chứ không phải lý thuyết trong trường đại học.
3. Xây dựng mạng lưới mối quan hệ: Bạn có khả năng xin danh thiếp từ những người khác nhau hay viết email cho tất cả mọi người bạn biết không? Bạn sẽ nhận thấy công việc hiện tại của mình tốt hơn rất nhiều nếu biết cách duy trì các mối quan hệ. Bạn có thể có điểm trung bình tốt nhưng bạn sẽ không được tuyển dụng nếu không biết cách nói chuyện với bất cứ một ai.
4. Cách thể hiện chính mình: Làm thế nào để thể hiện rằng bạn là người có khả năng và là người mà đơn vị tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn có thể là người thông minh nhưng sẽ chẳng ai quan tâm nếu bạn không thể hiện bản thân một cách đúng đắn. Tôn trọng người nghe, nói tốt và hành động một cách thích hợp và bạn sẽ có những thành tích đáng kể trong công việc của mình.
5. Phù hợp với văn hoá của công ty: Trên hồ sơ, bạn có thể là một ứng viên sáng giá nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã phù hợp với vị trí công việc này. Theo nghiên cứu, 21% số nhà tuyển dụng cho rằng điểm mà họ muốn nhìn nhận nhiều nhất ở một ứng viên đó là khả năng phù hợp và thích nghi với môi trường văn hoá của công ty. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn thường gặp câu hỏi “Tại sao anh (chị) lại cảm thấy mình phù hợp với công việc này?”.
Cách giành học bổng Mỹ dù điểm học tập không tốt
Nếu GPA (điểm học tập) không cao vì lý do khách quan, ứng viên phải giải thích thỏa đáng, đồng thời có điểm chuẩn hóa ACT, SAT tốt để bù lại.
Austin Herrera, cựu học sinh một trường trung học tại Tennessee, muốn vào một đại học tốt. Nhưng với điểm số trung học từ A đến D, nam sinh biết các lựa chọn của mình sẽ bị giới hạn. Herrera mắc chứng khó đọc nên lười học, mải mê tham gia hoạt động ngoại khóa dẫn đến điểm GPA thấp.
Herrera chuyển trường vào năm cuối trung học, mong muốn tập trung đạt kết quả tốt hơn. Nhận thấy GPA thấp sẽ ảnh hưởng đến cơ hội giành học bổng, Herrera tập trung thảo luận với giáo viên về những trở ngại trong học tập và thể hiện sự quan tâm của mình về kinh doanh, phim ảnh.
Trong buổi phỏng vấn tuyển sinh đại học, Herrera giải thích về chứng khó đọc, đồng thời thể hiện mình cũng có những đam mê và mục tiêu riêng. Kết quả, em được hai trong tổng số năm trường nộp đơn chấp nhận. Hiện, Herrera theo học làm phim tại Đại học Columbia (Chicago).
Nam sinh cho rằng, điểm GPA không ấn tượng có thể ngăn cản ứng viên vào các trường top đầu ở khối Ivy League nhưng không có nghĩa đóng sập mọi cánh cửa. Herrera và một số chuyên gia tuyển sinh đưa ra bốn lời khuyên cho những học sinh THPT từng có hoàn cảnh như mình.
Chịu trách nhiệm và giải thích tại sao điểm thấp
Có nhiều lý do khiến điểm học tập của học sinh giảm, gồm vấn đề gia đình, bệnh tật hoặc thay thế giáo viên. Các chuyên gia tuyển sinh nhận ra rằng điểm GPA của ứng viên không phải lúc nào cũng phản ánh đúng năng lực.
"Mọi người đều mắc sai lầm, không ai hoàn hảo cả. Quan trọng là các em học được gì từ sai lầm đó. Nếu có thể giải thích trung thực và thỏa đáng lý do điểm của mình không cao, ứng viên vẫn có cơ hội giành học bổng bình thương", Kat Cohen, CEO và là nhà sáng lập Ivy Wise, một công ty tư vấn giáo dục có trụ sở tại New York (Mỹ) khuyên.
Ảnh: Shutterstocks
Có thư giới thiệu từ giáo viên và cố vấn học tập
Giáo viên và cố vấn học tập là những người theo sát, nắm rõ khả năng của học sinh hơn ai hết. Nếu trong thư giới thiệu, giáo viên dành lời khen hoặc khẳng định học sinh có năng lực, việc đó giống như một lời "đảm bảo chất lượng".
Cohen cho rằng "một lá thư giới thiệu tuyệt vời không phải lúc nào cũng nhấn mạnh về điểm số của học sinh. Thầy cô có thể khẳng định em đó đã cố gắng và thay đổi như thế nào để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình cũng sẽ ghi điểm rất mạnh với hội đồng tuyển sinh".
Các học sinh trung học được khuyên nên phát triển mối quan hệ chặt chẽ với giáo viên và cố vấn học tập, thảo luận rõ ràng về những gì hai bên muốn thể hiện trong thư giới thiệu.
Có điểm chuẩn hóa tốt
Điểm ACT hoặc SAT cao không hủy bỏ được điểm GPA thấp nhưng có thể giúp ứng viên củng cố cho lời giải thích phía trên, đồng thời cho thấy ứng viên có khả năng thành công tại trường.
Jeffrey Baylor, Giám đốc điều hành tuyển sinh, Đại học A&M (phía Tây Texas), chia sẻ ông thường đánh giá tổng quan dựa vào điểm GPA, thành tích tại trường, xếp hạng trong lớp, điểm chuẩn hóa, các hoạt động ngoại khóa... của học sinh tại trường học để quyết định. Baylor khuyên những ứng viên có kết quả học tập không ấn tượng tại trường nên đầu tư cho kỳ thi chuẩn hóa.
Cải thiện điểm số nếu còn cơ hội
Nếu năm học chưa kết thúc nghĩa là ứng viên vẫn còn cơ hội để cải thiện điểm học tập. Cohen gợi ý một vài cách để học sinh cải thiện GPA trong thời gian ngắn như tăng cường học tập và trao đổi với giáo viên, tập trung tăng điểm tại những phần thế mạnh hoặc những môn ngành học yêu cầu.
Thanh Hằng (US News & World Report/vnexpress.net)
Học sinh phổ thông trải nghiệm môi trường đại học trước ngưỡng cửa cuộc đời "Giờ thì con biết mình muốn gì và hợp với ngành gì rồi. Phải có những buổi đi thực tế như vậy thì tụi con chọn nghề không sợ bị sai". Không chọn chuyến đi trải nghiệm dưới hình thức du lịch khám phá như nhiều trường học khác, nhiều phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu thành...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt có thêm khu du lịch mới ở hồ Tuyền Lâm
Du lịch
09:09:32 17/04/2025
Ukraine - Mỹ đạt tiến triển đáng kể về thỏa thuận khoáng sản
Thế giới
09:08:46 17/04/2025
Choáng ngợp trước tiệc sinh nhật 18 tuổi của Công chúa châu Âu: Không khí cổ tích tràn ngập từ đầu đến chân
Netizen
09:03:22 17/04/2025
Mẹ vợ 40 tuổi ôm tiền bỏ trốn cùng con rể tương lai kém 20 tuổi
Lạ vui
09:00:58 17/04/2025
Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường mặt mộc của Yến Xuân, vóc dáng thật sau sinh mới gây chú ý
Sao thể thao
08:54:41 17/04/2025
Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn
Mọt game
08:31:40 17/04/2025
"Minh tinh bi thảm nhất showbiz" hé lộ tình trạng gia đình Từ Hy Viên: Chồng và em gái ra sao sau 2 tháng mất mát?
Sao châu á
08:25:15 17/04/2025
Johnny Depp gây xôn xao với hình ảnh khác lạ
Hậu trường phim
08:19:27 17/04/2025
Sau "Nấu ăn cho em", PiaLinh thay đổi phong cách
Nhạc việt
08:17:37 17/04/2025
Chân tướng 'tú ông' và dàn nữ thư ký điều hành mạng lưới 300 gái mại dâm
Pháp luật
08:15:50 17/04/2025