Tự chủ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014: Có buông lỏng đầu vào?
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT), hiện đã có 62 trường được chấp nhận đề án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, với cách tuyển sinh “mỗi trường một phách” như vậy, nhiều người đã lo ngại cho chất lượng đầu vào của các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) hiện nay.
Mỗi trường một kiểu…
Từ năm 2014, Bộ GD-ĐT đã thực hiện giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường H, C. Trong đó, các trường phải có đề án khẳng định được năng lực tự chủ tuyển sinh; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch… Theo Thứ trưởng Bộ GD-T Bùi Văn Ga, thực hiện công tác đổi mới, và theo tinh thần Luật Giáo dục H, Bộ GD-T sẽ lấy công tác thi cử là khâu đột phá, từ năm 2014.
Cho đến nay đã có 62 trường được Bộ GD-ĐT chấp nhận đề án tuyển sinh riêng và sẽ áp dụng ngay trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Trong đó, mỗi trường lại có đề án khác nhau với những cách đánh giá và tuyển sinh khác nhau.
Năm 2014, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức thi theo phương thức “3 chung”, tuy nhiên có bổ sung vòng sơ tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông (THPT) trước khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Cụ thể, trường yêu cầu thí sinh phải đăng ký sơ tuyển với điều kiện thí sinh có tổng điểm trung bình 3 môn thuộc khối thi ở các học kỳ THPT đạt điểm chuẩn sơ tuyển (19,5 điểm cho khối A, A1 và 18 điểm cho khối D1).
Video đang HOT
ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện sơ tuyển trước, xét tuyển sau.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng quyết định thay đổi môn thi cho các ngành thi tuyển khối V và H trước đây để hình thành khối thi V1 và H1. Ở khối V1, môn Vật lý được thay bằng môn Ngữ văn; khối H1 gồm các môn Toán, Vẽ trang trí màu và Ngữ văn. Tương tự, ĐH Đà Nẵng đặt ra khối thi V2 cho ngành kiến trúc với môn Ngữ văn thay cho môn Vật lý, và xét tuyển điểm trung bình môn Ngữ văn 5 học kỳ của thí sinh đạt từ 5,5 điểm trở lên.
Riêng với 10 trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật đã thực hiện tuyển sinh riêng từ năm 2013, thí sinh sẽ không được dùng kết quả để tham gia xét tuyển ở kỳ thi chung của Bộ GD-ĐT nếu không trúng tuyển.
Năm nay, trường ĐH Công nghệ Đông Á thực hiện xét tuyển dựa trên kết quả học tập lớp 12 và kết quả thi tốt nghiệp THPT, sẽ có một công thức tính điểm để làm cơ sở xét tuyển. Ngoài ra, trường sẽ tổ chức tuyển sinh riêng 2 lần trong năm vào thời gian do Bộ GD-ĐT quy định (dự kiến vào tháng 2 và tháng 7).
Trường ĐH dân lập Hải Phòng cũng đã công bố phương án tuyển sinh riêng năm 2014, điểm đặc biệt là ngoài nguồn thí sinh từ “3 chung”, trường còn xét tuyển theo cặp môn thi. Ví dụ, ngành CNTT xét tuyển môn toán – ngoại ngữ hoặc toán – vật lý; ngành Việt Nam học xét tuyển cặp môn văn – ngoại ngữ, văn – sử hoặc văn – địa… Điểm xét tuyển bằng trung bình cộng của điểm thi và điểm trung bình học tập của cặp môn này.
Ngoài quyền tự quyết định điểm tuyển sinh, các trường có đề án tuyển sinh riêng được Bộ GD-ĐT thông qua còn được tổ chức tuyển sinh 1 – 2 lần/năm. Bộ GD-ĐT sẽ quy định cụ thể về thời gian tuyển sinh. Các trường tuyển sinh riêng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh, từ khâu ra đề, tổ chức thi đến chấm thi, xét tuyển… Điểm cần lưu ý là kết quả thi của thí sinh thi vào trường có tổ chức thi riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển vào trường khác.
Tuy nhiên, các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển đối với thí sinh dự thi kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức. Các trường cũng có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.
Buông lỏng đầu vào?
Không những được áp dụng đề án tuyển sinh riêng, nhiều trường còn đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép các trường tự xác định mức điểm sàn riêng của mình để đảm bảo nguồn tuyển, tránh lâm vào tình trạng “vớt”, “đói” thí sinh.
Trong một cuộc họp của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, GS Trần Hữu Nghị – Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng bày tỏ: “Việc Bộ GD-ĐT khống chế điểm sàn đã dẫn đến các trường không được tự chủ hoàn toàn. Vì vậy, Bộ nên để cho các trường tự quyết điểm đầu vào của trường mình, nghĩa là để điểm sàn về trường cho các trường tự quyết. Mỗi trường sẽ có mức điểm tuyển khác nhau tùy theo ngôi thứ của mình. Các trường đã tự chủ về mặt tuyển sinh thì các trường phải cam kết với xã hội về cách tuyển của mình để đảm bảo đầu ra có chất lượng”.
Thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, ông Lê Trường Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập lại tỏ ra băn khoăn, bởi nếu các trường chỉ xét tuyển ĐH, CĐ dựa vào kết quả học tập trong 3 năm học hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chất lượng đầu vào sẽ không được đảm bảo, dễ dẫn đến tình trạng “buông” kiểm soát đầu vào để “vét” đủ thí sinh.
Ông lý giải, dù sử dụng 1 trong 2 tiêu chí đó hoặc cả 2 thì ngưỡng vào ĐH chỉ là đạt 6,0 điểm tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập ở phổ thông cũng chỉ cần 6,0 điểm. Vì thế, một kỳ thi tốt nghiệp mà tỷ lệ đỗ lên tới 99%, trong đó có tới 90% thí sinh đạt 5,0-6,0 điểm (đủ điều kiện vào ĐH) là quá dễ dãi. Trong khi đó, với những trường vẫn thi “3 chung” thì vẫn phải chịu mức điểm sàn hoặc ngưỡng đầu vào cần có sẽ có sự không công bằng trong tuyển sinh.
Về vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định: “Ngưỡng hay tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào chỉ dùng cho kỳ thi chung. Các trường có đề án tuyển sinh riêng phải tự xác định ngưỡng chất lượng theo nguyên tắc bậc ĐH có ngưỡng cao hơn bậc CĐ và CĐ thì có ngưỡng cao hơn bậc trung cấp. Việc xác định tiêu chí phải được thực hiện càng sớm càng tốt, nhưng phải dựa vào phổ điểm để quy định ngưỡng cụ thể và vì vậy, sau khi có kết quả thi thì mới có thể công bố ngưỡng này một cách chi tiết”.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cũng nhấn mạnh: “Bỏ điểm sàn không có nghĩa các trường cứ ào ào lấy thí sinh cho đến khi đủ chỉ tiêu, mà chỉ được phép lấy tới một ngưỡng nào đó. Khi đó, các trường sẽ phải cạnh tranh lành mạnh để nâng cao uy tín, nâng cao chất lượng đào tạo để khẳng định thương hiệu. Điều đó đồng nghĩa với việc những trường nhóm trên không thể lấy điểm quá thấp, để tạo điều kiện cho các trường nhóm dưới có nguồn tuyển”.
Theo VNE