Tự chủ trong đổi mới phương pháp dạy học
Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) tăng cường chỉ đạo giao quyền tự chủ trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Việc giao quyền chủ động đã tạo thuận lợi cho các nhà trường áp dụng các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, dạy học tiên tiến; khắc phục tư duy truyền thống là áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Giờ học tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (tỉnh Lào Cai). Ảnh: QUỲNH TRANG
Theo Bộ GD và ĐT, những năm trước đây, việc quản lý, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông còn rập khuôn, máy móc và áp đặt từ bộ đến các cơ sở giáo dục, cho nên không phát huy được vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên, cán bộ quản lý.
Vì vậy, việc giao quyền tự chủ trong thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Đến nay, tại các địa phương đã có nhiều mô hình, phương pháp giáo dục được triển khai hiệu quả như: Phương pháp bàn tay nặn bột; tổ chức dạy học thông qua di sản, thực địa; dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và bảo vệ môi trường; áp dụng mô hình trường học mới, vận dụng các yếu tố tích cực của mô hình trong chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá…
Trường THPT Trần Thị Dung (Hưng Hà, Thái Bình) tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc sử dụng các thiết bị tự sáng tạo. Theo thầy giáo Vũ Xuân Trại, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Thị Dung, ngoài việc sử dụng thiết bị dạy học do Bộ GD và ĐT cũng như các đơn vị cung cấp, các thầy giáo, cô giáo còn tự làm các thiết bị dạy học. Các thiết bị tuy được thiết kế đơn giản nhưng bảo đảm thao tác thành công những bài thí nghiệm.
Nhà trường tiếp cận những thiết bị tự làm của giáo viên trên cơ sở mua bản quyền, thay đổi vật liệu mới phù hợp, bảo đảm mỹ thuật, chất lượng để sử dụng trong nhà trường và cho các trường lân cận. Những thiết bị dạy học tự làm đã giúp học sinh nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể, góp phần thay đổi phương pháp giảng dạy, tăng cường tính trực quan thực hành cho học sinh. Trong khi đó, tại Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), thường xuyên áp dụng các phần mềm thông minh trong dạy học, quản lý. Thầy giáo Nguyễn Nam Thắng, hiệu trưởng nhà trường cho biết, đã áp dụng phần mềm Kahoot để những giờ học trên lớp hấp dẫn, cuốn hút, giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội nhanh các kiến thức, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu.
Kể từ khi áp dụng phần mềm, giáo viên soạn giảng và tổ chức trò chơi để học sinh cùng tương tác, phối hợp hoạt động. Bên cạnh đó, nhà trường còn ứng dụng thêm nhiều phần mềm thông minh, được cán bộ, giáo viên nhà trường khai thác triệt để phục vụ công tác văn phòng, tổng hợp và xử lý số liệu nhanh chóng, hiệu quả. Ngành giáo dục tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Theo Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học (Sở GD và ĐT tỉnh Lào Cai) Bùi Ngọc Minh, để thực hiện hiệu quả các giải pháp, sở giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; chú trọng rà soát, tinh giản, cập nhật kiến thức; xây dựng các chủ đề tích hợp.
Đồng thời, triển khai các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, tích cực. Nhằm thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền thực tiễn, những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Lào Cai đã triển khai khá thành công một số mô hình như: Trường học gắn với trồng trọt sử dụng công nghệ cao; trường học du lịch; trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc.
Tiến sĩ Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Giáo dục trung học (Bộ GD và ĐT) cho biết, từ năm học 2013-2014, ngành giáo dục đã tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng có hiệu quả hơn, thực chất hơn các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Việc giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên điều chỉnh nội dung, thời gian giáo dục đã tạo thuận lợi cho các trường áp dụng nhiều hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, dạy học tiên tiến. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở giáo dục đã tích cực, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông…
LONG THÀNH VÀ THẢO TIÊN
Video đang HOT
Theo Nhân dân
Hiệu ứng Pygmalion: Các bậc cha mẹ hay thầy cô giỏi đều là những người giỏi nói dối
Nói dối là một kĩ năng giáo dục của bậc trí tuệ. Thành công của phương pháp này phụ thuộc vào cách cha mẹ nói dối trẻ như thế nào.
Tôi từng nghe một bài hát có tựa đề là: Ngắm hoa trong sương mù. Ca từ của bài hát nhẹ nhàng thế này: "Hãy cho tôi mượn một đôi mắt thông tuệ, để tôi nhìn thấu mọi điều trên thế gian".
Trong cuộc sống, có lẽ mỗi người chúng ta đều cần một đôi mắt thông tuệ. Nhưng trong việc giáo dục con cái, tôi thường khuyên các bậc phụ huynh rằng: "Bạn chỉ cần một mắt nhắm, một mắt mở".
"Một mắt mở" là để nhìn thấy ưu điểm, sở trường, tiềm năng của con. Còn đối với khuyết điểm hoặc những điều con không thực hiện được, bạn chỉ cần "một mắt nhắm" là những điều ấy sẽ không tồn tại.
Một số phụ huynh đã bật lại: "Làm thế chẳng khác nào tự lừa người dối mình". Các bậc phụ huynh này không biết rằng, nói dối là một kĩ năng và là phương pháp giáo dục đạt cảnh giới cao nhất mà hiếm người làm được.
Một người mẹ khi đi họp phụ huynh, giáo viên nói rằng: "Con của chị học kém nhất lớp, khả năng tập trung của nó chỉ vọn vẹn khoảng 3 phút". Trở về nhà, người mẹ nói với con: "Cô giáo khen ngợi con tiến bộ, cô nói rằng con có khả năng tập trung khoảng 3 phút". Đứa trẻ nghe xong cảm thấy rất phấn khích, khả năng tập trung của đứa trẻ bắt đầu tăng lên từ 5 phút, cho đến 10 phút.
Một học sinh kiểm tra văn học chỉ đạt 12 điểm. Giáo viên đã hỏi nguyên nhân và được biết cậu học sinh này không hứng thú với văn học, trên lớp cậu ta cũng không chuyên tâm nghe giảng. Giáo viên đã nói rằng: "Em không hứng thú với văn học, không chăm chú nghe giảng nhưng có thể đạt 12 điểm, chứng tỏ em rất giỏi. Nếu em dành thêm thời gian học, tin rằng kết quả của em sẽ tốt hơn".
Bài kiểm tra tiếp theo, cậu học sinh này đã đạt 20 điểm. Giáo viên tiếp tục khen ngợi bằng cách sử dụng kĩ năng nói dối, và thành tích của cậu học sinh ngày càng ấn tượng.
Hiệu ứng Pygmalion - lời tiên tri tự ứng nghiệm
Giáo sư tâm lý học Robert Rosenthal đã khám phá ra hiệu ứng Pygmalion, còn gọi là "lời tiên tri tự hoàn thành" hay "lời tiên tri tự ứng nghiệm". Một lần đến trường học, ông đã chọn ngẫu nhiên 10 học sinh và nói rằng các em là những thiên tài. Kết quả 8 tháng sau, hiệu trưởng và giáo viên phát hiện thành tích của 10 em học sinh này đều có tiến bộ rõ rệt.
Hiện tượng kỳ vọng cao dẫn đến sự gia tăng hiệu suất được gọi là hiệu ứng Pygmalion. Hầu hết giáo viên đều biết đến "trò bịp" này, những người có thể áp dụng nhuần nhuyễn phương pháp này sẽ trở thành giáo viên xuất sắc. Nhưng thật đáng tiếc, một số giáo viên khác bởi vì có đôi mắt thông tuệ, quá tỉnh táo, quá lý trí nên không thể một mắt nhắm, một mắt mở. Sau cùng, họ đã vuột mất cơ hội trở thành một giáo viên xuất sắc trong việc dẫn dắt, khai phá tiềm năng của học sinh.
Một số phụ huynh than thở với tôi rằng, con của họ nhỏ tuổi và rất nghịch ngợm, nó không hề hiểu chuyện như "con nhà người ta". Khi nghe điều này, tôi cảm thấy mừng thầm cho họ, bởi họ có nhiều cơ hội để áp dụng kĩ năng nói dối với con. Nếu con của họ già dặn như ông cụ non, khi bố mẹ sử dụng kĩ năng nói dối, nó liền khịt mũi và cho rằng "trò bịp" của cha mẹ thật nhạt nhẽo. Thế là hỏng bét rồi, bởi họ không thể vận dụng kĩ năng nói dối để khai phá tiềm năng của con.
Tại sao kĩ năng nói dối có tác dụng "đáng gờm" đến thế?
Hành vi của con người thường hình thành theo 3 mốc giai đoạn: Nhận định, giả vờ, thay đổi.
Chẳng hạn, bạn muốn con trở thành một đứa trẻ ham học, bạn có thể áp dụng phương pháp như sau:
1. Nhận định:
Dùng mọi cách để nói với con rằng: "Con là đứa trẻ ham học".
Nói với người khác rằng: "Con của tôi là đứa trẻ ham học".
Lúc bình thường, bạn hãy đối xử với con bạn theo cách nó là đứa trẻ ham học.
2. Giả vờ
Ban đầu, con có thể phản ứng gay gắt: "Con không ham học, mẹ đừng nói vớ vẩn nữa".
Nhưng sau khi nghe người khác nhắc đến nó là đứa trẻ có niềm đam mê bất tận với việc học. Nó sẽ muốn thử cảm giác tỏ ra là đứa trẻ ham học. Ngay lập tức, bạn tiếp tục nhận định: "Quả nhiên con là đứa trẻ ham học".
Tâm lý của trẻ sẽ tỏ ra ham học trước những người khuyến khích nó về việc học. Cho dù con không thích học thật đấy, nhưng khả năng giả vờ của con đã thuần thục rồi.
3. Thay đổi
Khi nhiều người khen con bạn là đứa trẻ ham học, khả năng giả vờ của con sẽ khuếch trương theo phạm vi rộng. Khi nhiều người kiên trì khen con bạn là đứa trẻ ham học, khả năng giả vờ của con sẽ tăng dần theo thời gian. Tiếp theo, giả vờ ham học sẽ dần biến thành thói quen, đứa trẻ sẽ nghĩ mình là một đứa trẻ ham học. Cuối cùng, đứa trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ ham học thật sự.
Điều này tương tự như lời nói dối, khi lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành lời nói thật. Khi một người tin rằng mình là người thế nào, người đó sẽ trở thành người như vậy.
Các nhà tâm lý học đã từng nghiên cứu và rút ra kết luận: "Bạn chỉ cần đối xử với một người theo cách mà bạn muốn người đó trở thành. Không lâu sau, người đó sẽ thật sự biến thành người mà bạn mong muốn".
Những bậc cha mẹ hoặc giáo viên tài giỏi là người vô tình hoặc cố ý áp dụng theo quy tắc này. Trước tiên, họ sẽ nhận định là đứa trẻ tài giỏi, biết quan tâm người khác. Tiếp theo, trước mặt giáo viên hoặc cha mẹ, đứa trẻ sẽ thể hiện mình là người như vậy. Sau đó, đứa trẻ sẽ thật sự trở thành người mà cha mẹ và giáo viên mong muốn.
Các bậc cha mẹ cần lưu ý, khi bạn nói con mình là một kẻ bất tài, không giỏi giang. Khi đó cha mẹ đã trở thành kẻ nói dối theo hướng tiêu cực, bởi đứa trẻ sẽ thật sự trở thành một kẻ bất tài, không giỏi giang theo cách mà cha mẹ tiêm nhiễm vào đầu nó.
Nói dối là một kĩ năng giáo dục của bậc trí tuệ, thành công của phương pháp này phụ thuộc vào cách cha mẹ nói dối trẻ như thế nào. Khi cha mẹ mong muốn con trở nên tài giỏi, thì trước tiên cha mẹ phải thạo "trò bịp" bằng cách nhắn nhủ với trẻ: "Con chính là đứa trẻ tài giỏi!".
Theo QQ/Helino
Tiến sĩ Trần Văn Tính tư vấn cho phụ huynh cách giáo dục con thành công Phụ huynh Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (Hải Phòng) được Tiến sĩ Trần Văn Tính tư vấn các phương pháp giáo dục giúp học sinh thành công ngay trong trường. Ngày 22/9, Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (quận Lê Chân, Hải Phòng) tổ chức chương trình tư vấn "Định hướng giáo dục cho con trong xu thế đổi mới...