Tự chủ nửa vời
Đại diện các trường đại học được giao tự chủ tài chính cho rằng quyền tự chủ hiện nay chỉ nửa vời, thu không đủ bù chi
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong giờ thực hành. Ảnh: Bùi Tuấn
Trường Đại học (ĐH) Ngoại thương Hà Nội là một trong số những trường ĐH được giao tự chủ tài chính từ năm 2008 nhưng lãnh đạo trường tỏ ý không mặn mà với việc tự chủ này.
“Bó chân, bó tay”!
GS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho rằng tự chủ đồng nghĩa với việc trường bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước; trường cũng không được hưởng quyền lợi, quy chế gì hơn so với các trường ĐH công lập khác ngoài việc được xây dựng một số định mức chi cao hơn quy định của Nhà nước (như chi lương đến 2,5 lần lương cơ bản). Tuy nhiên, vì không được hưởng quyền lợi và cơ chế gì nên cũng không thể phát triển thêm nguồn thu để tăng lương. Suốt mấy năm qua, trường phải tự lo liệu chi phí thường xuyên và lương, thưởng cho hơn 500 giảng viên. Trong khi các khoản chi tăng rất nhiều cho cơ sở vật chất, lương, thưởng giảng viên thì trường lại không được giao tự chủ trong các nguồn thu của mình.
Theo GS Châu, đó là thách thức lớn, nhất là trong điều kiện khung học phí chưa tăng nhưng mọi chi phí đào tạo đều tăng.
Video đang HOT
Cũng liên quan đến việc thu chi, GS Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, cho rằng định mức thu chi đã tồn tại mấy chục năm nên không thể thực hiện tự chủ theo định mức mới. Ví dụ, có nhiều khoản mới phát sinh như lệ phí học lại của sinh viên, nếu các trường không thu thì không được nhưng nếu đưa ra kiểm toán thì không được chấp nhận.
Bằng các chương trình liên kết, chương trình chất lượng cao, hằng năm, số thu của Trường ĐH Ngoại thương lên đến trên 100 tỉ đồng nhưng trường không được tự chủ chi từ nguồn thu này. “Vừa rồi, chúng tôi có đề xuất mua sắm trang thiết bị cho phòng vi tính để sinh viên thực hành nhưng Kho bạc Nhà nước không duyệt chi vì đang có chính sách cắt giảm đầu tư công”- GS Châu cho biết.
“Xé rào” vì học phí thấp
TS Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp – Bộ Tài chính, thừa nhận việc duy trì mức học phí thấp chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cơ sở giáo dục ĐH “xé rào”, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định dẫn tới tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong sử dụng nguồn thu.
GS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng nếu được tự chủ, trường sẽ “sống thoải mái”. Tuy nhiên, vấn đề là tự chủ thế nào? Tự chủ tài chính sẽ dẫn đến tự chủ trong đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học. Hiện các trường mới được tự chủ thu học phí, liệu các thứ khác có được thu hay không?
Phải đo, đếm cụ thể
GS Hoàng Văn Châu đề xuất: Nếu Nhà nước không cấp chi phí thường xuyên trở lại cho trường thì phải giao cho trường cơ chế tự chủ. Cụ thể, được quyết định chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, quyết định mức học phí cũng như các khoản thu khác theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học. Điều này cũng có nghĩa học phí phải bảo đảm bù đắp chi phí tiền lương và có tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất cho trường.
Tuy nhiên, việc tự chủ phải đi liền với giám sát. GS Phùng Xuân Nhạ, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng tự chủ và giám sát luôn đi liền với nhau và điều này rất quan trọng, nếu không thì việc tự chủ sẽ không đạt kết quả.
Lãnh đạo nhiều trường cho rằng tăng học phí để tăng chất lượng đào tạo nhưng theo GS Nhạ, khi trường tuyên bố chất lượng thế nào thì sinh viên ra trường phải bảo đảm được các yêu cầu đó; phải đo, đếm cụ thể được thì việc tăng học phí gắn với chất lượng đào tạo mới thực sự là chủ trương đúng.
PGS Phan Duy Minh,Trưởng Bộ môn Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính: Hoạt động đào tạo rơi vào tình trạng quảng canh Cơ chế tài chính hiện nay đã làm cho hoạt động đào tạo ở các trường ĐH công lập rơi vào tình trạng quảng canh. Trong kinh tế, doanh thu được tính bằng sản lượng nhân với giá bán. Trong khi giá bán không đổi, muốn có thêm doanh thu thì phải tăng sản lượng. Mười năm qua, số sinh viên đã tăng 13 lần, các em phải học trong những lớp học có khi lên đến cả trăm người, chất lượng dạy và học vì thế không thể cao được.
Chất lượng phải phù hợp học phí GS Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ GD-ĐT nhất trí với việc giao quyền tự chủ về mức thu cho các trường, tuy nhiên phải có cơ chế kiểm soát để bảo đảm quyền lợi người học. Hiện Chính phủ đã cho phép các trường được tăng học phí nhưng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng. Việc cần làm bây giờ là phải xây dựng những tiêu chí đào tạo chất lượng cao phù hợp với học phí để bảo đảm quyền lợi của người học.
Theo NLĐ
Lộ diện "thủ phạm" trong clip sàm sỡ nữ sinh
Những nhân vật trong clip nữ sinh bị 3 nam sinh sàm sỡ được xác định là học sinh trong cùng một lớp ở Trường THCS Thuận Châu (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Ảnh cắt từ clip
Sau khi clip "Nữ sinh bị bạn trai sàm sỡ" được đăng tải trên mạng, cơ quan công an và Phòng GD-ĐT huyện Thuận Châu (Sơn La) đã nhanh chóng vào cuộc. Danh tính những nam sinh trong clip trên đã được xác định, đó là học sinh trong cùng một lớp ở Trường THCS Thuận Châu.
Sự việc này diễn ra vào đầu năm học 2011-2012 và nội dung clip được xác nhận là có yếu tố trêu đùa.
Về hướng xử lý vụ việc trên, ông Nguyễn Ngọc Quang, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Thuận Châu, cho biết: "Ban giám hiệu nhà trường sẽ yêu cầu các em viết bản tường trình vụ việc, tự kiểm điểm để từ đó xem xét hình thức kỷ luật".
Ông Quang cũng cho biết đến hôm qua, nữ sinh trong clip trên vẫn đi học bình thường. Phòng GD-ĐT huyện Thuận Châu cũng đã giao cho nhà trường báo cáo lại vụ việc với Đảng ủy xã để quản lý các em học sinh liên quan trong clip, tránh những hành động tự phát xảy ra.
Hiện cơ quan công an đang xác minh vì sao 3 nam sinh trên lại có hành động đó để có hướng xử lý thích hợp. Với hành vi trêu đùa, sàm sỡ nữ sinh như trong clip trên, các bạn nam này sẽ bị xử lý hành chính và giao nhà trường giáo dục, nhắc nhở.
Theo VNN











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khám phá Luang Prabang: Hành trình xuyên qua cố đô nghìn năm tĩnh lặng
Du lịch
09:46:31 23/05/2025
Lo sốt vó khi gặp người yêu cũ khám thai cho mình, nào ngờ anh nói một câu khiến chồng tôi thay đổi sắc mặt
Góc tâm tình
09:43:47 23/05/2025
'Kẻ hạ sát' Mitsubishi Xforce: Thiết kế cá tính, công suất 177 mã lực, giá rẻ hơn Kia Morning
Ôtô
09:42:31 23/05/2025
Tranh cãi vụ Nhà tù Hoả Lò tuyển dụng yêu cầu "thử việc" 75 ngày, quyền lợi mông lung: Ban quản lý lên tiếng
Netizen
09:41:02 23/05/2025
Top 10 môtô hạng sang đáng mua nhất năm 2025: Vinh danh Honda Gold Wing
Xe máy
09:39:46 23/05/2025
"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink
Thế giới
09:21:14 23/05/2025
Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm
Thế giới số
09:19:07 23/05/2025
Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ
Mọt game
09:10:57 23/05/2025
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi
Nhạc việt
09:04:38 23/05/2025
Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi
Sao việt
08:54:27 23/05/2025