Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập: Băn khoăn và giải pháp
Sáng nay (15/11), tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) diễn ra hội thảo “Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập”. Hội thảo do Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam và Trường ĐH Tôn Đức Thắng phối hợp tổ chức.
Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều trường, nhiều chuyên gia.
Điều hành hội thảo có GS.TS Trình Quang Phú (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông), TS Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ), GS Trần Hồng Quân (Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam), GS Lê Vinh Danh (Hiệu trưởng TDTU).
GS.TS Trình Quang Phú (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông) phát biểu khac mạc hội thảo
Trình bày tham luận tại hội thảo có GS Trình Quang Phú, TS Vũ Ngọc Hoàng, GS Lâm Quang Thiệp (Nguyên Vụ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo), TS Trần Đức Cảnh (Chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ), GS Lê Vinh Danh, TS Lê Viết Khuyến (Trưởng ban Hiệp hội các Trường ĐH, CĐ Việt Nam), GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách Khoa TPHCM)…
Theo quan điểm của GS Trần Hồng Quân, tự chủ là thuộc tính của trường ĐH. Ở nước ta, tự chủ hóa ĐH là thực hiện một bước dân chủ hóa. Tự chủ hóa ĐHcũng là một cách xã hội hóa.
Tự chủ ĐH sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các trường công lập, tạo sinh khí mới cho nền ĐH nước ta. Tự chủ hóa ĐH có thể coi là một chủ trương có tính chất sửa chữa khuyết tật hệ thống của xã hội được thực hiện trong một phạm vi nhỏ, phạm vi các trường ĐH.
Video đang HOT
TS Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư) phát biểu tại hội thảo
Còn TS Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ) cho rằng để giải quyết đúng vấn đề tự chủ đại học phải bắt đầu từ tư duy. Tư duy về tự chủ là tư duy phát triển. Tự chủ và độc lập về tư duy mới có phản biện khoa học. Theo đó, tự chủ – bản thân nó đã mang ý nghĩa giáo dục và văn hóa, vì nó thúc đẩy phát triển tư duy và hình thành nhân cách.
Đồng thời, TS Vũ Ngọc Hoàng đưa ra những trở lực trong quá trình giải quyết vấn đề tự chủ? Đó là việc phân cấp quyền lực giữa cấp trên và cấp dưới. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề tự chủ thì cần phải có 4 điều kiện: (1) Cấp trên đủ độ chín về tư duy, văn hóa, nhân cách, biết chăm lo cho sự trưởng thành của con người hơn là có quyền lực của bản than mình; (2) Cấp dưới đủ phẩm chất và trách nhiệm, với động cơ trong sáng vì sự nghiệp vinh quang là phát triển con người, không có ý định lợi dụng việc phân cấp để tìm kiếm lợi ích cá nhân; (3) Xã hội đủ nhận thức để tác động bằng dư luận, phê phán và phản đối cách làm bảo thủ không chịu phân cấp, không cho tự chủ; (4) Có cơ chế kiểm soát quyền lực tại chỗ và minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình
GS Lâm Quang Thiệp (nguyên Vụ trưởng Bộ GD&ĐT) phát biểu
Liên quan đến vấn đề hội nhập của GDĐH, GS Lâm Quang Thiệp (nguyên Vụ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng muốn hội nhập thành công, các cơ sở GDĐH cần có quyền tự chủ.
“Chỉ có thể triển khai hội nhập quốc tế có hiệu quả nếu nắm vững các nhu cầu và mục tiêu hội nhập cụ thể của bản thân cơ sở GDĐH, đồng thời hiểu biết đầy đủ khả năng của các đối tác trên thế giới. Rõ ràng, chỉ khi các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ cao trong việc xác định sứ mạng, chức năng và kế hoạch dài hạn của mình, trong việc chủ động tìm hiểu và kết nối với các đối tác ở nước ngoài thì họ mới đạt được đầy đủ các hiểu biết toàn diện trên đây để thực hiện hội nhập tốt…” – GS Lâm Quang Thiệp chia sẻ.
GS Lê Vinh Danh (Hiệu trưởng TDTU) phát biểu tại hội thảo
GS Lê Vinh Danh (Hiệu trưởng TDTU) khẳng định TDTU có được vị trí như ngày hôm nay là nhờ tự chủ ĐH. Cụ thể là xây dựng thành công 7 vấn đề lớn: Lực lượng chuyên môn cao, chất lượng GD, KH-CN, quốc tế hóa, cơ sở vật chất, văn hóa – văn minh ĐH, quản lý ĐH…
Tuy nhiên, quá trình hoạt động theo mô hình tự chủ của TDTU là một hành trình gian khổ, vừa làm, vừa mày mò, vừa xin cơ chế… Nhưng nhờ sự kiên định của toàn tập thể, cùng những qui chế hoạt động minh bạch, rõ ràng… nhà trường đã vượt qua một gia đoạn dài như vậy.
Công Chương
Theo giaoducthoidai
Trường ĐH Bách khoa TPHCM: Trên 95% sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm
Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM vừa tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 14 tiến sĩ, 231 thạc sĩ, và hơn 2.500 tân kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân đợt tháng 11 năm 2019.
Anh em cặp song sinh Thông - Thái tốt nghiệp xuất sắc Trường ĐH Bách khoa TPHCM năm 2019 (Ảnh:Trường)
Đặc biệt, trong đợt tốt nghiệp năm nay, Khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính có 2 anh em sinh đôi Mai Lê Thông & Mai Lê Thái cùng tốt nghiệp loại xuất sắc, trong đó Mai Lê Thái đạt thủ khoa với số điểm tốt nghiệp 9,32.
Trong đợt tốt nghiệp này, có 14 tiến sĩ; 231 thạc sĩ và hơn 2.500 tân kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư được công nhận tốt nghiệp
PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng đã thay mặt Ban Giám hiệu trường chúc mừng các tân tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân đợt này; đồng thời nhắn nhủ: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với trọng tâm là sáng tạo, tri thức và khoa học công nghệ sẽ là cơ hội lớn cho sinh viên với nền tảng kỹ thuật, công nghệ sâu sắc được trang bị từ nhà trường.
Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển, các bạn không chỉ trau dồi tri thức mà cả bản lĩnh, nền tảng văn hóa, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống để có thể bắt kịp với yêu cầu nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế tri thức.
Ban Giám hiệu trường khen thưởng các học viên, sinh viên đã có thành tích học tập đứng đầu khoá học.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của nhà trường, trên 95% sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm tại các doanh nghiệp uy tín như Hyosung, Suntory Pepsico, Unilever, P&G, Viettel, Intel, Ajinomoto, Samsung, AB Inbev, Bosch... và các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc...
Niều vui của các tân kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân khi nhận được giấy khen xuất sắc trong khóa học
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt, giữ vững vị trí là trường đại học kỹ thuật hàng đầu của cả nước về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Trường đang tiếp tục phấn đấu phát triển vươn xa hơn nữa, trở thành trường đại học uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á.
Tiến Vượng
Theo GDTĐ
Kiểm định chất lượng đại học: Chuẩn để thuyết phục người học Cả nước có khoảng 50% số trường đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ), đã được kiểm định. Trong số những trường tham gia kiểm định, hiếm có trường nào không đạt chuẩn. Trước thực trạng quản lý đào tạo ĐH thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng đa số các trung tâm kiểm định hiện nay đều là một bộ phận của...