Tự chủ đại học phải gắn với trách nhiệm giải trình
Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2020 khiến các trường ĐH lo ngại về việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng – một biểu hiện cụ thể của tự chủ ĐH. Trước phản ứng của dư luận, đại diện Bộ GD-ĐT nói gì?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Ảnh: NAM TRẦN
Thực tế cho thấy ngoài các trường đào tạo đặc thù (nghệ thuật, công an, quân đội), chỉ một số ít các trường có mức độ cạnh tranh cao, đòi hỏi điều kiện đầu vào khắt khe hơn so với mặt bằng chung mới có nhu cầu tổ chức thi tuyển sinh riêng. Đa số các trường ĐH vẫn sử dụng kết quả thi THPT và/hoặc kết hợp với các phương thức xét tuyển khác để tuyển sinh.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thu Thủy – quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT – cho biết: “Luật giáo dục ĐH 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH 2018 đã cho phép các trường tự chủ về chuyên môn, trong đó có quyền tự chủ tuyển sinh.
Tuy nhiên, tự chủ cũng gắn liền với trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch thông tin. Và tự chủ thì không có nghĩa là “muốn làm thế nào thì làm”.
Tự chủ ĐH đi kèm với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng và chịu giám sát của toàn xã hội”.
* Nhiều trường phản ảnh dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2020 đặt ra nhiều điều kiện khiến các trường khó có thể tổ chức tuyển sinh riêng. Vì sao như vậy, thưa bà?
- Việc dự thảo quy chế tuyển sinh 2020 bổ sung các điều kiện quy định với những trường muốn tổ chức tuyển sinh riêng là nhằm tăng cường công cụ quản lý nhà nước để đảm bảo các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, đúng quy định, quy trình và chất lượng.
Để tổ chức một kỳ thi tuyển sinh, các trường ĐH phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự (bộ phận chuyên trách khảo thí có trình độ, kinh nghiệm), cơ sở hạ tầng (phòng ốc, máy tính, phần mềm).
Đây là những điều kiện căn bản, tối thiểu để tổ chức tuyển sinh thành công, chất lượng và cũng là những quy định cần thiết để đảm bảo quyền lợi của các thí sinh, đảm bảo công bằng xã hội.
Video đang HOT
Những cơ sở đào tạo chưa kịp chuẩn bị đủ các điều kiện này có thể phối kết hợp hoặc sử dụng chung kết quả thi với các trường ĐH khác có các điều kiện tương đồng như cùng khối ngành đào tạo, cùng khu vực…
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, do tình hình học tập không đồng đều trên toàn quốc nên đề thi sẽ giảm bớt độ khó cũng như thời lượng làm bài thi so với năm 2019.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng đã chuẩn bị các giải pháp để các trường ĐH có thể sử dụng tốt nhất kết quả này phục vụ cho công tác tuyển sinh.
* Vậy trong tình huống các trường không đáp ứng được những điều kiện đó, bộ có điều chỉnh dự thảo không?
- Trong bối cảnh dịch Covid-19 với nhiều biến động khiến cho quá trình dự thảo quy chế tuyển sinh 2020 cũng phải cần thêm thời gian để điều chỉnh, hoàn thiện một số nội dung.
Chúng tôi cũng rất chia sẻ với những băn khoăn của các cơ sở giáo dục ĐH khi dự thảo phải có những điều chỉnh vào thời gian này.
Chính vì thế, dự thảo quy chế tuyển sinh sau khi điều chỉnh đã được gửi đi xin ý kiến góp ý của các chuyên gia, của đại diện các trường ĐH để lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện.
Chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý để quy chế tuyển sinh đáp ứng đúng yêu cầu của luật pháp, đảm bảo hài hòa lợi ích của các trường ĐH, của thí sinh, của toàn xã hội, đồng thời các kỳ thi tuyển sinh riêng (nếu có) đảm bảo chất lượng, nghiêm túc, minh bạch.
* Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ dễ hơn mọi năm, nếu các trường bỏ phương án tuyển sinh riêng, dựa vào kỳ thi xét tốt nghiệp THPT liệu chất lượng đầu vào có đảm bảo?
- Như tôi đã nói, việc lựa chọn hình thức tuyển sinh nào là quyền tự chủ của các trường ĐH. Và các trường cũng phải thực hiện trách nhiệm công khai minh bạch (đăng đề án tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường), trách nhiệm giải trình với xã hội về chất lượng nguồn tuyển cũng như chất lượng đào tạo dù sử dụng phương thức tuyển sinh nào.
Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh, đào tạo; đồng thời đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Cơ sở vi phạm sẽ bị chế tài theo luật định, theo đó có thể bị dừng đào tạo hoặc dừng tuyển sinh 5 năm.
Bài thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn có độ phân hóa, đánh giá được học sinh đạt chuẩn, trên chuẩn (chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục THPT).
Bên cạnh đó, đây sẽ là kết quả của một kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, bài bản, có sự chuẩn bị kỹ càng, rút kinh nghiệm điều chỉnh từng năm với sự giám sát của lực lượng chức năng và toàn xã hội.
Vì thế, tôi cho rằng không nên quá lo lắng với chất lượng nguồn tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp năm nay.
Phải nỗ lực để đảm bảo chất lượng đào tạo
Học sinh đã tốt nghiệp THPT là có thể có cơ hội vào học ĐH, hoặc CĐ, hoặc học nghề, nhưng trong quá trình học nếu không đáp ứng được cũng sẽ bị đào thải, không thể tốt nghiệp.
Uy tín, thương hiệu của mỗi trường đã và đang gây dựng sẽ vừa là động lực vừa là thách thức khiến các trường phải luôn nỗ lực để đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra phục vụ cho nhu cầu của thị trường lao động (không chỉ trong nước mà cả quốc tế).
Cơ sở giáo dục ĐH chọn phương án tuyển sinh nào, cách thức tổ chức tuyển sinh ra sao cũng sẽ phần nào cho xã hội thấy họ là ai và ở đâu trong hệ thống giáo dục ĐH quốc gia.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT)
Vì sao phải quy định ngặt nghèo với trường đại học tổ chức kỳ thi riêng?
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, việc đưa ra các quy định với trường tổ chức kỳ thi riêng trong dự thảo quy chế tuyển sinh là để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, đảm bảo công bằng xã hội.
Đại diện Trường đại học y Hà Nội tư vấn tuyển sinh cho các em học sinh - ẢNH LÊ ANH HOA
Hôm nay, 6.5, PGS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), đã giải thích với báo chí vì sao trong những phiên bản gần đây của dự thảo quy chế tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã dành hẳn một điều khoản với những quy định quy định chi tiết dành cho các trường tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh.
Tự chủ tuyển sinh không phải "muốn làm gì thì làm"
Theo bà Thủy, việc tự chủ tuyển sinh của các trường đại học đã được xác định trong luật. Tuy nhiên, tự chủ cũng gắn liền với trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin, và tự chủ thì không có nghĩa là "muốn làm thế nào thì làm". Tự chủ đại học đi kèm với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng và chịu giám sát của toàn xã hội.
Việc dự thảo quy chế tuyển sinh 2020 bổ sung các điều kiện quy định với những trường muốn tổ chức tuyển sinh riêng là nhằm tăng cường công cụ quản lý nhà nước để đảm bảo các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, đúng quy định, quy trình và chất lượng.
"Để tổ chức một kỳ thi tuyển sinh, các trường đại học phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự (bộ phận chuyên trách khảo thí có trình độ, kinh nghiệm), cơ sở hạ tầng (phòng ốc, máy tính, phần mềm...),... Đây là những điều kiện căn bản, tối thiểu để tổ chức tuyển sinh thành công, chất lượng. Đây cũng là những quy định cần thiết để đảm bảo quyền lợi của các thí sinh, đảm bảo công bằng xã hội", bà Thủy nói.
Theo bà Thủy, những cơ sở đào tạo chưa kịp chuẩn bị đủ các điều kiện này có thể phối kết hợp hoặc sử dụng chung kết quả thi với các trường đại học khác có các điều kiện tương đồng như cùng khối ngành đào tạo, cùng khu vực...
Thực tế cho thấy, ngoài các trường đào tạo đặc thù (nghệ thuật, công an, quân đội), chỉ một số ít các trường có mức độ cạnh tranh cao, đòi hỏi điều kiện đầu vào khắt khe hơn so với mặt bằng chung mới có nhu cầu tổ chức thi tuyển sinh riêng. Đa số các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi THPT và/hoặc kết hợp với các phương thức xét tuyển khác để tuyển sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, do tình hình học tập không đồng đều trên toàn quốc nên đề thi sẽ giảm bớt độ khó, cũng như thời lượng làm bài thi so với 2019. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng đã chuẩn bị các giải pháp để các trường đại học có thể sử dụng tốt nhất kết quả này phục vụ cho công tác tuyển sinh.
Theo bà Thủy, dự thảo quy chế vẫn đang trong giai đoạn tập hợp ý kiến góp ý của các chuyên gia, của đại diện các trường đại học để hoàn thiện. "Chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý để quy chế tuyển sinh đáp ứng đúng yêu cầu của luật pháp, đảm bảo hài hòa lợi ích của các trường đại học, của thí sinh, của toàn xã hội, đồng thời các kỳ thi tuyển sinh riêng (nếu có) đảm bảo chất lượng, nghiêm túc, minh bạch", bà Thủy nói.
Có thể "yên tâm sử dụng" kết quả thi THPT để xét tuyển
Trước thông tin một số trường đại học bỏ phương án tuyển sinh riêng, quay về với phương án dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, bà Thủy bình luận: "Bài thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn có độ phân hóa, đánh giá được học sinh đạt chuẩn, trên chuẩn (chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục THPT).
Bên cạnh đó, đây sẽ là kết quả của một kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, bài bản, có sự chuẩn bị kỹ càng, rút kinh nghiệm điều chỉnh từng năm với sự giám sát của lực lượng chức năng và toàn xã hội. Vì thế, tôi cho rằng, không nên quá lo lắng với chất lượng nguồn tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp năm nay".
Bà Thủy cũng cho rằng, mặc dù điểm đầu vào cũng là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng đầu ra, nhưng không phải tất cả. Luật Giáo dục đại học đã nhấn mạnh, các cơ sở đào tạo phải chú trọng đến các điều kiện đảm bảo chất lượng của quá trình đào tạo, trong đó có đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, công tác tổ chức, quản lý... để đảm bảo chất lượng toàn bộ quá trình đào tạo.
Do vậy, song song với quá trình triển khai tự chủ đại học, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cũng sẽ được đẩy mạnh, quan tâm. Học sinh đã tốt nghiệp THPT là có thể có cơ hội vào học đại học, hoặc cao đẳng, hoặc học nghề... nhưng trong quá trình học nếu không đáp ứng được thì cũng sẽ bị đào thải, không thể tốt nghiệp.
Bộ GD-ĐT đang khẩn trương xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các trình độ của giáo dục đại học, tiếp theo đó là chuẩn chương trình của các ngành, nhóm ngành để định hướng đảm bảo mặt bằng chung của chất lượng nguồn nhân lực mà hệ thống giáo dục đại học đào tạo nên.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn kiểm định chất lượng giáo dục đại học để góp phần thực hiện tốt việc đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Tuyển sinh ĐH: Đổi mới xong lại về... như cũ Việc tuyển sinh ĐH nhiều năm nay phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức. Khi được tự chủ, việc tuyển sinh của các trường ĐH vẫn xoay quanh chính sách của Bộ GD-ĐT. ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo không thi tuyển sinh riêng dù trước đó đã thông báo sẽ thi riêng trong năm...