Tự chủ đại học: Miếng bánh khó nuốt

Theo dõi VGT trên

Đến nay, mức độ tự chủ của các trường đại học vẫn chưa chạm tới những vấn đề cốt lõi có thể quyết định thành bại của nhà trường.

Điều lạ lùng của giáo dục đại học là mặc dù các trường kêu gọi được trao thêm quyền tự chủ và giới lãnh đạo luôn phát biểu ủng hộ việc giao quyền tự chủ, đến nay, mới 14 trường công có đề án tự chủ và được phê duyệt.

Theo đó, các trường sẽ không nhận ngân sách chi thường xuyên từ nhà nước mà sẽ tự hạch toán thu chi. Gần 180 trường công còn lại thì sao? Vì sao họ còn ngần ngại?

Vẫn đắn đo tự chủ

Nhiều ý kiến nêu lên một thực tế tới nay, khi nói tới tự chủ, chúng ta mới chỉ chủ yếu nói tới tài chính. Thực chất, đó là giảm nguồn chi từ ngân sách và để các trường công xoay sở vận hành trong cơ chế thị trường.

Tự chủ tài chính nghĩa là các trường được tự xác định mức thu, không bị giới hạn trong quy định của nhà nước và được tự xây dựng định mức chi.

Việc tự chủ trong hoạt động chuyên môn và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo hầu như vẫn giậm chân tại chỗ.

Nói “hầu như” vì cũng cần ghi nhận một số bước tiến trong việc các trường công hiện nay có thể chủ động hơn so với trước trong việc xây dựng chương trình đào tạo và sử dụng nhân sự trong trường.

Tuy nhiên, mức độ tự chủ của các trường vẫn chưa chạm tới những vấn đề cốt lõi khả dĩ quyết định thành bại của nhà trường.

Tự chủ đại học: Miếng bánh khó nuốt - Hình 1

Sinh viên nộp học phí tại một trường đại học. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.

Đó có thể là lý do tạo ra sự ngần ngại của một số trường. Nó chẳng khác gì chúng ta trói chân họ lại và bảo: “Chạy đi! Cứ chạy hết tốc lực vào!”, “Nhìn ra ngoài mà xem người ta chạy nhanh như thế nào kia kìa!”.

Tự chủ tài chính theo cách chúng ta đang hiểu là đặt các trường công vào cơ chế thị trường và buộc họ phải cạnh tranh để tồn tại.

Họ phải cạnh tranh với các trường công khác trong hệ thống, với các trường tư, đặc biệt là trường có yếu tố nước ngoài, để giành sinh viên và để tồn tại.

Cạnh tranh là điều tốt cho cả hệ thống vì là động lực kích thích phát triển. Các trường ĐH cũng không ra ngoài quy luật này.

Video đang HOT

Vấn đề là cạnh tranh trên nguyên tắc công bằng sẽ kích thích sự ưu tú, ngược lại nó có thể tạo ra những hiệu ứng tiêu cực mà người làm chính sách cần dự đoán trước.

Cạnh tranh có công bằng?

Vậy hiện nay các trường ĐH có đang cạnh tranh công bằng hay không? Chúng ta xem xét sự công bằng trên cơ sở nào?

Giữa các trường công với nhau, công bằng không có nghĩa các trường được cấp một con số kinh phí như nhau hay định mức giống nhau.

Lý do là vì xét về mặt lý thuyết, trường công thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao cho và kinh phí phải tùy thuộc quy mô, mức độ ưu tiên của nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

Ví dụ, giai đoạn trước đây cần có nhiều giáo viên và vì nghề giáo thu nhập không mấy hấp dẫn nên nhà nước cấp bù kinh phí cho các trường sư phạm để sinh viên không phải đóng học phí.

Nhờ chính sách đó, trường sư phạm thu hút được một lượng người học đáng kể, dẫn đến tình trạng hiện nay là khủng hoảng thừa mà nhà nước vẫn chưa kịp thời điều chỉnh.

Tuy vậy, ngoài những ưu tiên, các trường công cần được bình đẳng về cơ chế. Ý tưởng trao quyền tự chủ tùy theo mức độ phát triển của từng trường thật ra chỉ là bình phong cho cơ chế “xin – cho”.

Chúng ta có thể hiểu được e ngại của những người làm quản lý nhà nước về việc mở rộng tự chủ dẫn tới không thể kiểm soát. Tuy vậy, điều này không thể biện minh cho việc trường này được mức độ tự chủ cao hơn trường kia trên cơ sở đánh giá, cho phép của cơ quan thẩm quyền.

Các trường công cần được tự chủ ở mức độ như nhau, nhất là phải thực hiện một trách nhiệm giải trình với một cơ chế giống nhau và ở một mức độ nghiêm ngặt như nhau. Chỉ trên cơ sở đó mới có cạnh tranh công bằng.

Giữa trường công và trường tư hiện nay, sự cạnh tranh không thực sự công bằng.

Trường công cho dù không nhận ngân sách chi thường xuyên vẫn đang được bao cấp cơ sở vật chất và đầu tư xây dựng cơ bản. Vì thế, thu cùng một mức học phí và cung ứng cùng chất lượng dịch vụ so với trường tư, đó là cạnh tranh không công bằng.

Bù lại, trường tư có một ưu thế cực kỳ quan trọng mà các trường công không thể sánh được, là họ có thể lựa chọn (và sa thải) hiệu trưởng.

Mặc dù quyền này bị hạn chế khá nhiều bởi các quy định quản lý Nhà nước, nhìn chung, trường tư có thẩm quyền tương đối lớn trong việc quyết định nhân sự lãnh đạo của trường.

Cả trường công lẫn trường tư hiện nay đều phải cạnh tranh với trường có yếu tố nước ngoài như RMIT, British University Vietnam (BUV), American University in Vietnam (AUV) và sắp tới là Fulbright University Vietnam (FUV).

Các trường này có thế mạnh về kinh nghiệm, thương hiệu, trình độ quản lý, vốn đầu tư, nhân lực và thêm vào đó là tự chủ hầu như hoàn toàn về tất cả các mặt tài chính, chuyên môn và nhân sự lãnh đạo.

Ngay cả các trường tự coi mình là một trường ĐH Việt Nam như AUV hay FUV cũng đang xin “cơ chế đặc biệt”, tức là không hoàn toàn vận hành trong khuôn khổ pháp lý Luật Giáo dục ĐH Việt Nam.

Ưu thế cạnh tranh gần như duy nhất của các trường ĐH Việt Nam là học phí thấp, vì thế đã hình thành những phân khúc thị trường khác nhau cho các loại trường này. Điều này cũng bình thường nếu như các trường trong và ngoài nước được cạnh tranh trên một sân chơi công bằng.

Tất nhiên, hệ thống giáo dục ĐH không thể phát triển bằng cách kéo lùi các trường có yếu tố nước ngoài này lại trong một khuôn khổ giống như các trường trong nước. Trái lại, không có lý do gì các trường trong nước lại không được hưởng mức độ tự chủ mà các trường này đang được hưởng.

Cần tháo gỡ cơ chế trách nhiệm giải trình

Việc tiến tới tự chủ mà không gây rối loạn rất cần có cái phanh “trách nhiệm giải trình” để cân bằng lại. Hai cơ chế chủ yếu để thực hiện trách nhiệm giải trình là hội đồng trường và kiểm định chất lượng.

Việc kiểm định chất lượng đã có nhiều bước tiến rất đáng kể trong những năm qua, nhưng vấn đề hội đồng trường thì vẫn giậm chân tại chỗ cho dù Bộ GD&ĐT đã có công văn thúc giục các trường từ năm ngoái.

Không thể tiến tới tự chủ một cách lành mạnh mà không giải quyết vấn đề hội đồng trường. Vì thế, để thúc đẩy tiến trình này, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu hơn về cơ chế hội đồng trường.

Cần tháo gỡ cơ chế trách nhiệm giải trình để có thể đẩy mạnh tự chủ ở các trường, một điểm có thể coi là nút thắt của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Theo Phạm Thị Ly / Người lao động

Phó thủ tướng: Đổi mới đại học khó hơn đổi mới doanh nghiệp

"Đổi mới đại học còn khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp bởi liên quan con người nên thời gian tới chúng ta cần có trách nhiệm hơn, quyết tâm cao hơn", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Ngày 30/9, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo "Tự chủ đại học - cơ hội và thách thức", với sự tham dự của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga và khoảng 300 đại biểu từ các trường trên cả nước.

Bỏ nỗi sợ tự chủ

Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định giáo dục Việt Nam cần được đổi mới cân bằng và toàn diện.

Ông nêu hai thực trạng chứng tỏ nền giáo dục "đang có vấn đề". Thứ nhất, số lượng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ không có việc làm sau khi ra trường cao. Đương nhiên, điều này còn phụ thuộc tình hình kinh tế - xã hội nhưng rõ ràng giáo dục có vấn đề về chất lượng.

"Một nhà kinh tế từng nói với tôi rằng giả sử chúng ta có thật nhiều cử nhân ra cử nhân, kỹ sư ra kỹ sư, thạc sĩ ra thạc sĩ, tiến sĩ ra tiến sĩ, đó cũng là nguồn lực để thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn", Phó thủ tướng nói.

Ông cũng đề cập thực trạng đáng buồn trong việc phát triển khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay. Phó thủ tướng cho hay, Việt Nam chưa có tạp chí thuộc danh mục ISI và trong khoảng 20 nghìn tạp chí nằm trong cơ sở dữ liệu Scopus, nước ta chỉ có 3 tạp chí (không thuộc các trường đại học).

Hai chỉ số trên cho thấy nền giáo dục cần được đổi mới cân bằng, toàn diện và mạnh mẽ, phù hợp xu thế thế giới. Vì thế, tự chủ đại học là xu thế tất yếu.

Phó thủ tướng: Đổi mới đại học khó hơn đổi mới doanh nghiệp - Hình 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TN.

Tự chủ đại học đồng nghĩa việc các trường sẽ tự chủ về chuyên môn, bộ máy tổ chức nhân sự và tài chính. Nhiều trường lo ngại nếu trường tiến hành tự chủ sẽ không được Nhà nước đầu tư.

Phó thủ tướng cho biết tự chủ không có nghĩa Nhà nước ngừng đầu tư cho các trường đại học. Ông nêu trường hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam (một trong 14 trường được trao quyền tự chủ vào năm 2015) vẫn được tham gia xây dựng dự án vay vốn.

ĐH Bách khoa Hà Nội cũng được cấp khoản vốn tương tự, trong khi ĐH Kinh tế Quốc dân tiếp tục nhận hỗ trợ từ ngân sách.

"Chúng ta phải bỏ nỗi sợ là nếu tự chủ sẽ không còn vốn ngân sách. Tôi khẳng định với các đồng chí tự chủ không có nghĩa Nhà nước không tiếp tục đầu tư cho giáo dục đại học. Chỉ có điều, chúng ta phải thay đổi cách đầu tư", ông Đam nhấn mạnh.

Hỗ trợ sinh viên nghèo

Một vấn đề đặt ra là tự chủ đại học khiến nhiều người lo các trường sẽ quy định học phí ở mức cao. Trên thực tế, đây là mối quan tâm hợp lý.

Trong đợt tuyển sinh vừa qua, không ít phụ huynh và thí sinh lo lắng trước tình trạng một số trường tự chủ "quên" công khai học phí trước khi tuyển sinh. Thông tin ngoài lề về số học phí có thể lên đến 13 triệu đồng/năm buộc họ phải suy nghĩ lại về việc ứng tuyển vào trường.

Trước băn khoăn này, Phó thủ tướng cho rằng điều quan trọng là phải nâng chất lượng giáo dục để thu hút người học. Sinh viên nghèo, con em nông dân và gia đình chính sách sẽ được hỗ trợ để tiếp cận giáo dục đại học.

Ông Đam nói thêm các trường nâng học phí cần có các suất học bổng dành cho sinh viên nghèo. Trong khả năng cho phép, Nhà nước xem xét để tiếp tục hỗ trợ về cơ sở vật chất hoặc đầu tư thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học.

Ông khẳng định một lần nữa Nhà nước không cắt ngay tiền đầu tư vào các trường mà chỉ giảm dần để tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của nhà trường. Ngoài ra, việc giảm này chỉ trong thời gian ngắn, về lâu dài, Nhà nước vẫn đầu tư cho giáo dục như cách các nước tiên tiến làm.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôiĐoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôi
06:39:48 28/01/2025
Mang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 câyMang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 cây
06:26:10 28/01/2025
Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!
06:15:01 28/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 nămTriệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 năm
05:36:48 28/01/2025
Nỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy raNỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy ra
06:04:17 28/01/2025
Lời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào CaiLời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào Cai
06:35:17 28/01/2025
Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCMÔ tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM
06:44:54 28/01/2025
"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt
06:33:57 28/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hai loại cá vừa ngon vừa bổ, nên thêm vào thực đơn

Hai loại cá vừa ngon vừa bổ, nên thêm vào thực đơn

Sức khỏe

10:04:41 28/01/2025
Thịt cá rô phi cung cấp protein, vitamin B12 và selen dồi dào. Protein hỗ trợ xây dựng và sửa chữa mô, vitamin B12 giúp duy trì tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh, còn selen đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi stre...
Bỏ 2 triệu mua chiếc áo da bò để đi chơi Tết, chồng tức giận trả vợ về nhà ngoại, phản ứng của bố làm chúng tôi đứng hình

Bỏ 2 triệu mua chiếc áo da bò để đi chơi Tết, chồng tức giận trả vợ về nhà ngoại, phản ứng của bố làm chúng tôi đứng hình

Góc tâm tình

09:54:19 28/01/2025
Tôi không ngờ chỉ một chiếc áo thôi mà chồng đối xử bạc tình với vợ vậy. Khi chưa lấy chồng, tôi đầu tư rất mạnh tay cho việc làm đẹp.
Biệt thự ngày giáp Tết phủ đầy hoa tươi của cháu dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam

Biệt thự ngày giáp Tết phủ đầy hoa tươi của cháu dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam

Sao việt

09:52:37 28/01/2025
Mặc dù chỉ có 1 góc căn biệt thự được tiết lộ nhưng mọi người cũng phải trầm trồ vì độ giàu có của gia đình Lan Khuê.
Cách chế biến đậu phụ sốt vừng

Cách chế biến đậu phụ sốt vừng

Ẩm thực

09:49:33 28/01/2025
Đậu phụ sốt vừng là món ăn không đòi hỏi nhiều sự cầu kỳ trong cách chế biến nhưng lại thơm ngon, phù hợp với bữa cơm gia đình.
Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Du lịch

09:35:43 28/01/2025
Fansipan (Lào Cai), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Nà (Đà Nẵng), Ba Đèo (Quảng Ninh), Đọi Sơn (Hà Nam) thu hút nhiều du khách trải nghiệm cảnh đẹp, cầu may mắn dịp đầu năm.
LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

Mọt game

09:03:08 28/01/2025
Vào ngày 24/1 vừa qua, DRX tiếp tục có được thêm một chiến thắng vô cùng quan trọng trước BFX với tỷ số 2-1. Chiến thắng này giúp LazyFeel và đồng đội xây chắc vị trí thứ 2 tại bảng Rồng Ngàn Tuổi với hệ số 3 thắng - 1 thua.
Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Sao châu á

08:24:53 28/01/2025
Sáng 27/1, tờ Koreaboo khiến cộng đồng mạng châu Á xôn xao khi đăng tải bài viết về màn tan rã của nhóm nhạc nam Hàn Quốc 14U từng gây xôn xao dư luận cách đây 6 năm.
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Thế giới

08:23:27 28/01/2025
Đến nay, bang này ghi nhận 101 trường hợp mắc hội chứng GBS, tập trung ở quanh thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ khoảng 180km.
"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

Netizen

08:13:49 28/01/2025
Có một người bố là doanh nhân tài giỏi vừa là động lực nhưng cũng là áp lực đối với Phó Chủ tịch ngân hàng SHB - Đỗ Quang Vinh.
Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Sáng tạo

08:05:55 28/01/2025
Cắm hoa không hề khó như bạn nghĩ! Đôi khi, những điều đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn không cần phải tốn tiền mua xốp cắm hoa đắt đỏ, chỉ cần tận dụng những vật dụng quen thuộc trong nhà,
Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Nhạc quốc tế

07:37:20 28/01/2025
Show Good Day của G-Dragon đang gây bão tại Hàn Quốc khi tung trailer hé lộ loạt tên tuổi giải trí hàng đầu góp mặt, dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào ngày 16/2 tới.