Tự chủ đại học: Hết thời chọn trường công cho rẻ

Theo dõi VGT trên

Nhiều học sinh, phụ huynh có xu hướng chọn trường công lập vì chất lượng và học phí thấp.

Tuy nhiên, một số trường ĐH công lập hoạt động theo mô hình tự chủ với nhiều đổi mới trong đào tạo, quản lý và mức học phí cao hơn các trường công lập chưa thực hiện theo mô hình này. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ để bảo đảm quyền lợi cho mình.

Tự chủ đại học: Hết thời chọn trường công cho rẻ - Hình 1

SV đóng học phí tại một cơ sở GDĐH. Ảnh: IT

Tự chủ là xu thế tất yếu của ĐH

Năm 2017, kết thúc giai đoạn thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, cả nước có 23 trường ĐH công lập hoạt động theo mô hình tự chủ về các mặt đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính. Năm 2019, Chính phủ đã cho thí điểm mở rộng quyền tự chủ đối với 3 trường: ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), ĐH Bách khoa Hà Nội.

23 trường ĐH công lập thực hiện tự chủ hầu hết là các trường lớn, có sức hấp dẫn đối với người học. Sinh viên và phụ huynh chọn trường vì uy tín vốn có, chứ chưa thực sự quan tâm đến cơ chế hoạt động của trường. Các trường ĐH hoạt động theo mô hình tự chủ sẽ được tự do quyết định quy mô tuyển sinh, mức học phí, mở ngành theo nhu cầu xã hội….

Theo Nghị định 86 của Chính phủ, từ năm 2015 đến 2021, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo (kể cả 23 trường ĐH được Thủ tướng cho thí điểm tự chủ) như sau:

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản từ nay đến năm học 2020 là 18,5 triệu đồng/năm và năm 2021 là 20,05 triệu đồng/năm; khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch lần lượt là 22 triệu đồng/năm và 24 triệu đồng/năm; khối ngành y dược là 46 triệu đồng/năm và 50,05 triệu đồng/năm. Trong khi đó, đối với các trường công lập chưa tự chủ, mức học phí kịch trần năm 2021 của các khối ngành tương ứng chỉ là 9,8 triệu đồng/năm, 11,7 triệu đồng/năm, 14,3 triệu đồng/năm.

Theo quy định, các trường thí điểm tự chủ và trường công tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên sẽ tăng học phí 2 năm/lần. Các trường công lập chưa theo mô hình tự chủ, học phí điều chỉnh hàng năm, năm sau cao hơn năm trước từ 700.000 – 900.000 đồng/năm.

Ngoài ra, các trường công lập đào tạo chương trình chất lượng cao được trao quyền quyết định mức học phí tương xứng để bù đắp chi phí đào tạo. Do đó, “đặc quyền” tự quyết định mức học phí không còn thuộc về riêng trường tư. Và mức học phí của các chương trình chất lượng cao này không hề “kém cạnh” các chương trình quốc tế ở các trường tư.

Tự chủ đại học: Hết thời chọn trường công cho rẻ - Hình 2

Ảnh minh họa/ INT

Tại sao cần quan tâm chính sách học phí?

Tăng học phí là xu hướng và đòi hỏi khó tránh hiện nay. Do đó, các thí sinh cần lưu ý chọn trường có mức học phí phù hợp, ưu việt. Tăng học phí phải đi kèm những chính sách hỗ trợ người học và sự đầu tư tương xứng cho chất lượng đào tạo.

Hiện nay, một số trường ĐH ngoài công lập có chính sách không tăng học phí trong toàn khóa học (4 – 5 năm), như các trường: ĐH Văn Lang, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Văn Hiến… Đặc biệt, Trường ĐH Văn Lang đã duy trì chính sách này trong 15 năm, và ngoài học phí, trường không thu khoản tiền nào khác của SV. Học phí những trường này thuộc nhóm trung bình, từ 16 – 40 triệu/năm.

Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn học tập, SV có thể tìm hiểu trước những quy định về ngành học miễn học phí (nhóm ngành sư phạm, lý luận chính trị, công an…), quy định về miễn giảm học phí đối với đối tượng chính sách. Ở mỗi trường, ngoài quy định chung, có một số chính sách riêng để hỗ trợ chi phí học cho SV, như: Giảm học phí cho anh chị em ruột học cùng trường (Trường ĐH Văn Lang), học bổng đầu vào có giá trị lớn (Trường ĐH Hoa Sen), học bổng cho SV vượt qua kỳ thi tuyển đạt điểm xuất sắc (Trường ĐH FPT)…

Nhiều trường ĐH công lập tự chủ đều cho rằng khi nguồn kinh phí từ Nhà nước bị cắt giảm mà trường ĐH lại muốn nâng cao chất lượng đào tạo, thọc phí đương nhiên phải tăng. Như vậy, quan niệm vào trường công “cho rẻ” đã không còn đúng nữa. Mức học phí năm học 2019 – 2020 của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM từ 16 – 32 triệu đồng/năm với chương trình đại trà; Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TPHCM từ 42 – 50 triệu đồng/năm… Tuy nhiên, nhiều người cũng tự an ủi “tiền nào của đó”.

Ông Đặng Hữu Khanh – Phó Trưởng phòng Tuyển sinh & Công tác SV (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM), cho biết: “Mức học phí dành cho SV hệ đại trà (năm 2019) của trường dao động từ 16 – 17 triệu đồng/năm đối với khối ngành kỹ thuật và giảm 1 triệu đối với khối ngành kinh tế, xã hội. Hệ đào tạo chất lượng cao (học bằng tiếng Việt) của trường khoảng 27 – 28 triệu đồng/năm.

Các ngành đào tạo chất lượng cao do có mức học phí cao, số lượng thí sinh nộp vào ít nên tỷ lệ chọi thấp hơn các ngành đào tạo hệ đại trà. Ngoài ra, để hỗ trợ SV bảo đảm các điều kiện học tập, các trường thường có các chính sách học bổng như: Học bổng từ các đơn vị bên ngoài, học bổng khuyến học của trường… Các SV cần tìm hiểu những chính sách này trước khi nộp hồ sơ vào trường để bảo đảm các quyền lợi của mình”.

Khi nói đến học phí có người sẽ nói là học phí trường này đắt, trường kia rẻ… Tuy nhiên, xu thế phát triển ĐH, học phí chính là phân khúc, là chất lượng. Khi đưa ra mức học phí có nghĩa là chúng tôi phải cam đoan với người học một mức độ chất lượng nhất định, chứ không phải ưa đặt ra mức nào thì đặt. Do đó cần phải hiểu học phí của các trường đó là chất lượng dịch vụ mà người ta cung cấp…

PGS.TS Thái Bá Cần – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Hoa Sen

Công Chương

Theo giaoducthoidai

Quá tải sĩ số trường công nội thành đáng báo động

Không còn là kiến nghị, mà là hồi chuông báo động, đó chính là chất lượng đào tạo, bởi điều kiện không đảm bảo thì chất lượng sẽ không bảo đảm, đó là hệ lụy.

Ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, đã đến dự buổi tọa đàm "Nhà trường trong đô thị - những quy định trói buộc về xây dựng cơ sở vật chất", do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 18/2, ông Tiến chia sẻ:

"Hiện nay việc xây dựng các khu đô thị mới thì thiếu quy hoạch tổng thể và đồng bộ so với nhu cầu học tập của người dân, và đặc biệt là trẻ em.

Nguyên nhân lớn nhất phải kể đến là tư duy ngắn hạn, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ và lợi ích kinh tế trước mắt, sinh lời trước mắt, lợi ích trước mắt".

Video: Quá tải sĩ số trường công nội thành đáng báo động

Ông Tiến cho biết: "Theo báo cáo mới nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thì năm 2019 trên địa bàn thành phố có 2.713 trường mầm non và các trường phổ thông trung học, trung cấp chuyên nghiệp với 66.376 phòng học, 58.422 nhóm lớp.

Tuy nhiên cũng chỉ mới đạt được khoảng trên 50% so với nhu cầu thực tế, và bình quân vẫn là 55 đến 59 học sinh một lớp. Có một số quận huyện như Thanh Xuân, Hoàng Mai thì có 65 đến 70 học sinh một lớp, như vậy là vượt gấp đôi quy chuẩn.

Riêng Thành phố Hồ Chí Minh thì tình hình cũng không mấy sáng hơn, theo báo cáo mới nhất tôi mới tiếp cận thì năm học 2019 - 2020 thì mới chỉ giải quyết được 50% mục tiêu đã đề ra. Nhiều trường có sĩ số trên 60 học sinh, mặc dù đã phải tận dụng cả hội trường, các phòng chức năng...nhưng vẫn thiếu nghiêm trọng.

Từ đó chúng ta thấy không còn là kiến nghị nữa mà là hồi chuông báo động, đó chính là chất lượng đào tạo, bởi vì điều kiện không đảm bảo thì chất lượng sẽ không bảo đảm, đó là hệ lụy.

Chưa coi đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển, và cũng không thấm nhuần lời dạy của Bác là vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Đó chính là cái gốc chứ không phải cứ nói là quỹ đất không có.Đó mới là 2 đô thị lớn, ngoài ra còn rất nhiều đô thị khác cũng có tình cảnh tương tự. Thực chất là chưa có tầm nhìn của quy hoạch, chưa coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu như các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã nêu.

Quỹ đất chúng ta hoàn toàn có. Chủ trương là chuyển các tổng công ty, tập đoàn lớn ra ngoại thành, làm gì mà tập đoàn xi măng, Tập đoàn Than cũng phải ở nội thành?

Trụ sở của rất nhiều bộ đã xây dựng mới ở ngoại thành rồi, nhưng vẫn giữ trụ sở cũ ở nội thành và không trả lại, việc này ai cũng biết. Đó chính là quỹ đất chứ đâu.

Trước thực trạng trên thì chúng ta phải có những giải pháp mạnh, quyết liệt như thế nào? Tôi thấy phải rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục để đề xuất quy hoạch, thậm chí điều chỉnh quy hoạch, bố chí quỹ đất xây dựng các trường học phù hợp với từng địa bàn, đặc biệt là ở những khu đô thị lớn.

Việc điều chỉnh này không phải là cá nhân một ai hay là bộ, mà phải thành chủ trương lớn của Đảng nhà nước, có tiếng nói của Quốc hội, Chính phủ phải vào cuộc làm rõ.

Chúng ta có thể di chuyển các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng ra ngoại thành được, nhưng không thể di chuyển các trường mầm non ra ngoại thành được vì trẻ em làm sao có thể đưa đi xa như thế, còn hàng triệu phụ huynh kéo theo nữa.Vậy nên phải ưu tiên cho mầm non và phổ thông".

Tới dự tọa đàm có các đại biểu:

Ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13.

Bà Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa 13.

Ông Nguyễn Đại Minh - Viện trưởng Viện khoa học công nghệ xây dựng.

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội).

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế.

Tiến sĩ Hoàng Anh Giang - Trưởng phòng nghiên cứu phòng chống cháy, Viện Khoa học công nghệ xây dựng.

Tùng Dương

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà NộiLý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội
07:27:43 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vongDiễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong
09:08:17 19/12/2024
Đây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim AnhĐây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim Anh
07:23:23 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoang mang vì 'ma trận' lời khuyên sức khỏe

Hoang mang vì 'ma trận' lời khuyên sức khỏe

Sức khỏe

14:09:57 19/12/2024
Theo chuyên gia, không thể phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin trong việc phổ cập kiến thức y tế, truyền thông y tế đến người dân. Tuy nhiên, việc sử dụng các trang mạng xã hội hiện nay người dùng phải biết chọn lọc thông tin.
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Netizen

14:01:41 19/12/2024
Năm 2003, vợ chồng chị Ngụy Tư Lệ ở Nội Mông, Trung Quốc, có ý định kinh doanh cho thuê nhà ở. Sau khi bàn bạc, 2 vợ chồng họ bắt đầu đi khắp nơi để tìm nhà cũ và mua lại.
Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Sao việt

13:52:09 19/12/2024
Nhật Kim Anh khép kín đời tư sau đổ vỡ hôn nhân. Nữ ca sĩ nói bản thân trở nên nhạy cảm hơn và không còn cưỡng cầu về tình yêu nam nữ.
Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Hậu trường phim

13:49:44 19/12/2024
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Cục Điện ảnh không cho phép phổ biến 15 phim truyện nước ngoài, 1 phim truyện Việt Nam trong năm qua.
Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Sao âu mỹ

13:43:58 19/12/2024
Trang Celebrity Net Worth cho hay, David Beckham kiếm được 50 triệu USD trong năm nay từ các hợp đồng quảng cáo và nhiều dự án kinh doanh.
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Sao châu á

13:38:10 19/12/2024
Nhiều khán giả thừa nhận, vẻ ngoài của mỹ nhân Vô cực dường như không thay đổi bất chấp tuổi tác và việc cô đã qua nhiều lần sinh nở.
63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

Nhạc việt

13:31:40 19/12/2024
Mới đây, YouNet Media - đơn vị truyền thông chuyên đo lường chỉ số thảo luận mạng xã hội vừa công bố danh sách SocialTrend Reply 2024.
Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Trắc nghiệm

13:30:41 19/12/2024
Đây là những con giáp được dự báo có sự nghiệp thuận lợi nhất năm 2025. Thời điểm tốt đẹp đang đến, 4 con giáp này ôm vàng gánh bạc về nhà trong tháng
Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Tv show

13:23:27 19/12/2024
Chương trình hẹn hò được yêu thích của Netflix sẽ quay trở lại vào tháng 1/2025. Nhà sản xuất hứa hẹn đây sẽ là mùa giải kịch tính nhất từ trước đến nay.
5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

Thời trang

12:38:07 19/12/2024
Váy dáng dài dành cho nàng mặc khi đi làm công sở, dạo phố, đi sự kiện hoặc dự tiệc đều phù hợp. Những gợi ý váy dài qua gối mang đến hình ảnh lịch thiệp và chỉn chu đi cùng nét duyên dáng nữ tính đặc trưng của phái nữ.
Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Mọt game

11:54:13 19/12/2024
Trong vài tháng trở lại đây, cái tên Los Ratones đã nổi lên mạnh mẽ trong cộng đồng LMHT tại máy chủ Tây Âu. Lý do là bởi đội tuyển này có sự góp mặt của một loạt streamer, nhà sáng tạo nội dung danh tiếng