Tự chủ đại học: Để học phí không trở thành rào cản
Theo Nghị định 86 của Chính phủ ban hành ngày 2-10-2015, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học (ĐH) tại các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 sẽ tăng dần theo lộ trình.
23 trường tự chủ được thu học phí cao hơn so với quy định hiện hành, còn trường chưa tự chủ tăng khoảng 10% theo Nghị định 86. Để đổi mới giáo dục, mức thu tất nhiên phải tăng, nhưng làm sao để học phí không thành rào cản đối với các sinh viên có hoàn cảnh không đồng đều?
Trong năm học mới, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH, các khối ngành, chuyên ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản sẽ ở mức 890.000 đồng/sinh viên/ tháng, tăng 80.000 đồng/sinh viên/tháng, so với năm trước.
Khối ngành, chuyên ngành Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch là 1.060.000 đồng/sinh viên/tháng, tăng 100.000 đồng/sinh viên/tháng, so với năm trước.
Khối ngành, chuyên ngành Y dược là 1.300.000 đồng/sinh viên/tháng, tăng 120.000 đồng/sinh viên/tháng, so với năm trước. Tương tự, mức trần học phí đối với các ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản hệ trung cấp tăng 50.000 đồng/ sinh viên/tháng (620.000 đồng/sinh viên/tháng); Hệ cao đẳng tăng 60.000 đồng/ sinh viên/tháng (710.000 đồng/sinh viên/tháng). Nhóm ngành Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch hệ trung cấp 740.000 đồng/sinh viên/ tháng (tăng 70.000 đồng/sinh viên/tháng); Hệ CĐ là 850.000 đồng/sinh viên/ tháng (tăng 80.000 đồng/sinh viên/tháng); Nhóm Y dược hệ Trung cấp 910.000 đồng/sinh viên/ tháng (tăng 80.000 đồng/ tháng); Hệ Cao đẳng 1.040.000 đồng/sinh viên/ tháng (tăng 100.000 đồng/sinh viên/tháng).
Trong thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, cần hài hòa giữa nhà trường và sinh viên. (Ảnh: P.T)
Nguồn thu học phí là điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của giáo dục ĐH. Tuy nhiên, việc học phí cao quá khả năng chi trả của nhiều gia đình có thể sẽ thành rào cản để tiếp cận giáo dục ĐH đối với những người học không đủ khả năng tài chính.
Bên cạnh đó, việc các trường ĐH công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách giảm cấp kinh phí. Điều này có thể dẫn đến tình trạng một số trường ĐH công lập thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), cho biết: Mức thu học phí, thu dịch vụ tuyển sinh, các khoản thu dịch vụ khác đã được quy định tại Nghị định 86/2015 của Chính phủ. Đối với các cơ sở thí điểm tự chủ thực hiện theo quyết định phê duyệt thí điểm tự chủ cho mỗi trường.
Video đang HOT
Việc xác định mức thu như vậy phải căn cứ vào định mức thu kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ngoài ra, các trường cũng phải thực hiện chế độ về quản lý tài chính về kế toàn, kiểm toán, công khai minh bạch thông tin.
Tuy nhiên, khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH và sắp tới là Nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực thì đối với các cơ sở GDĐH công lập sẽ thực hiện theo điều 65 của Luật này. Theo đó, các cơ sở GDĐH đáp ứng những quy định của Khoản 2 điều 32 của Luật này; đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên của mình thì được tự chủ xác định mức thu học phí.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, các trường tự chủ được tự quyết học phí trước hết đã tuân theo đề án thí điểm tự chủ ĐH được Chính phủ phê duyệt. Trong thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và sinh viên, không gây sức ép quá lớn về tài chính cho các trường, Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục đào tạo làm căn cứ để các trường ra được quyết định. Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề này.
Bên cạnh đó, để tăng cơ hội học ĐH cho học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, từ năm 2007 đến nay, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ vay vốn để trang trải học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo. Mức vay vốn cũng được điều chỉnh từ 1,2 triệu/tháng lên 1,5 triệu/tháng với lãi suất thấp 0,65%/tháng, phương thức trả nợ linh hoạt đã giúp hàng triệu học sinh, sinh viên nghèo trên khắp cả nước được vay vốn để trang trải học tập.
Hiện nay, nhiều trường cũng chú trọng đến chính sách ưu đãi về học phí, học bổng, để tăng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tại Hội nghị về tự chủ ĐH do Bộ GD&ĐT phối hợp với Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức, GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết: Với chủ trương tự chủ nhưng phải đảm bảo không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách, nhà trường đã ban hành Quy chế cấp học bổng cho sinh viên chính quy.
Ngoài quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo học tập tại trường, các trường còn hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được ưu tiên bố trí nơi ở, miễn giảm tiền thuê ký túc xá. Đặc biệt, nếu như trong các năm trước đây, việc xét học bổng của trường cũng như các quỹ có liên kết với trường đều căn cứ vào kết quả học tập loại giỏi hoặc xuất sắc thì trong năm học tới, trường sẽ thành lập quỹ học bổng mới, dành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ngay cả khi các em không phải là những sinh viên xuất sắc để các em có thể theo đuổi ước mơ của mình.
Phan Thủy
Theo PLXH
Tự chủ đại học tăng sức cạnh tranh giữa các trường
Ở nước ta, tự chủ đại học được triển khai trên mọi bình diện. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường ĐH còn ngần ngại theo mô hình tự chủ vì áp lực không còn nhận tiền từ ngân sách, mức học phí tăng lên làm giảm sức cạnh tranh của trường.
Ảnh minh họa/ Internet
Ở một góc nhìn khác, từ thực tiễn hoạt động theo mô hình tự chủ của Trường ĐH Quốc tế (HCMIU) - ĐHQG TPHCM, TS Hồ Nhựt Quang - Phó Hiệu trưởng HCMIU cho rằng, tự chủ đại học đã giúp trường phát triển và tăng sức cạnh tranh.
*Từ khi tự chủ ĐH đến nay, nhà trường có những thay đổi, khởi sắc như thế nào, thưa ông?
- Từ năm 2008, HCMIU được ĐHQG TPHCM cho phép tự chủ tài chính. Cơ chế này đã giúp nhà trường khuyến khích được việc nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên toàn trường cũng như có thể chiêu mộ được các anh tài, các giảng viên, nghiên cứu viên giỏi được đào tạo/làm việc tại các nước phát triển về trường công tác. Từ đó, các thành tích của nhà trường tăng lên, danh tiếng cũng được củng cố, các đối tác uy tín của nhà trường cũng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc thu hút học sinh và phụ huynh lựa chọn trường để học cũng tăng lên rõ rệt. Từ việc tự chủ tài chính, nhà trường đẩy mạnh tư duy tự chủ và năng động trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Với mục tiêu trở thành trường đại học hàng đầu theo định hướng nghiên cứu tại Việt Nam, HCMIU luôn đẩy mạnh liên kết đào tạo và nghiên cứu ứng dụng với các trường đại học lớn trên thế giới, trung tâm nghiên cứu chuyên sâu cũng như hợp tác chuyển giao các dự án thực tế đến nhiều tỉnh thành, vùng miền trên cả nước...
TS Hồ Nhựt Quang. Ảnh: Nhân vật cung cấp
* Theo ông, tự chủ tăng hay giảm sức cạnh tranh giữa các trường?
- Theo tôi, tự chủ sẽ giúp các trường chủ động hơn trong mọi vấn đề và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động. Như vậy, các trường sẽ năng động hơn trong việc tạo ra sự cạnh tranh tích cực để có thể đưa chất lượng của trường mình tăng lên. Nhờ tự chủ mà HCMIU có những tính toán phù hợp. Hiện tại, 11 ngành đào tạo của HCMIU được cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng AUN với số điểm cao nhất Việt Nam.
Nâng cao tỉ lệ công bố bài báo ISI hàng năm của giảng viên trường (hiện đang ở mức 0.8 bài/giảng viên/ năm). Đặc biệt, những đề tài nghiên cứu khoa học của trường không chỉ mang tính học thuật đơn thuần mà còn có rất nhiều đề tài chuyển giao công nghệ nổi bật. Trường đã ký kết hợp tác với hơn 20 tỉnh thành trong cả nước... và rất nhiều các doanh nghiệp lớn cho 20 dự án trọng điểm khác.
Trường cũng là cơ sở GDĐH thứ 3 tại Việt Nam đạt chuẩn AUN cấp cơ sở giáo dục (cấp trường) với kết quả sơ bộ được đánh giá cao. Song song đó, nghiên cứu khoa học là định hướng tiên quyết của nhà trường trong những năm qua và vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Những chính sách mở của trường trong năm qua thể hiện sự đề cao hoạt động sở hữu trí tuệ, thu hút nhân tài và hỗ trợ kinh phí cho các đề tài chất lượng. Cụ thể, nhà trường dành một phần kinh phí hoạt động thường xuyên để hỗ trợ cho giảng viên, trong đó các đề tài sẽ được cấp kinh phí ở mức tối đa 100 triệu đồng nếu kết quả của đề tài có khả năng công bố một bài trên tạp chí quốc tế xếp hạng Q2 thuộc danh mục SCImago.
* Một điều dễ nhận thấy ở các trường tự chủ là vấn đề học phí sẽ tăng cao để cân đối thu chi. Vậy người học sẽ được lợi gì, thưa ông?
- Khi các trường tự chủ, vấn đề học phí sẽ tăng theo để cân đối thu chi, đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, người học sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn. Giáo dục đại học cũng là dịch vụ, khi dịch vụ cải tiến, người mua dịch vụ sẽ được lợi. Sinh viên của HCMIU được học với các thầy cô giỏi, được thực hành, nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm với các thiết bị, máy móc hiện đại; việc học tập cũng dễ dàng hơn với các đầu sách tiếng Anh được nhập từ nước ngoài liên tục, nhanh chóng.
Cơ sở vật chất khác (như mạng Internet, các khu vực nghỉ ngơi...) phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khác của nhà trường cũng được nâng cấp phù hợp với yêu cầu ngày một cao của xã hội. Thậm chí như căng tin trường cũng không giống các trường khác, chúng tôi tổ chức một khu phức hợp gồm nhiều cửa hàng ăn uống với thực đơn đa dạng, giá cạnh tranh với nhau để có thể phục vụ nhu cầu ăn uống của cán bộ, giảng viên và sinh viên một cách tốt nhất.
Như vậy, người mua sẽ hài lòng với dịch vụ mà họ mua từ chúng tôi. Và dĩ nhiên, chúng tôi không hài lòng với cái đã và đang có mà sẽ cố gắng để nâng cấp chất lượng của nhà trường ngày một tốt hơn từ cơ chế tự chủ mà chúng tôi có.
* Xin cám ơn ông!
Công Chương (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Tự chủ đại học không tránh khỏi việc tăng học phí Tự chủ đại học là mỗi trường phải có chiến lược đổi mới theo năng lực và điều kiện cụ thể. Khi tự chủ đại học cần phải cân nhắc học phí đồng thời vừa phải đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa đảm bảo tiếp cận của người học. Tự chủ không tránh khỏi việc tăng học phí Tự chủ đại học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mắt chữ O mồm chữ A với loạt outfit từ đồ tái chế của học sinh: Nhìn mà cứ ngỡ đang xem Fashion Show!
Netizen
21:06:53 08/04/2025
Phim Hàn hay điên đảo đang viral khắp MXH: Kịch bản được khen logic đến tận cùng, nói không với tình tiết "mất não"
Phim châu á
21:05:39 08/04/2025
Ô tô rú ga nhưng không chạy, chồng đến hỗ trợ vợ không may tông chết người
Pháp luật
21:04:08 08/04/2025
Mỹ nhân bị 200 đoàn phim từ chối vì "nấm lùn", giờ yêu toàn siêu sao mét tám còn gây bão toàn cầu mới nể
Hậu trường phim
21:03:11 08/04/2025
TPHCM khuyến cáo người dân mở cửa kính khi pháo lễ 30/4 bắn đạn thật
Tin nổi bật
20:56:53 08/04/2025
Casemiro bỗng hay trở lại khiến MU khó xử
Sao thể thao
20:54:59 08/04/2025
Số người chết vụ sập tòa nhà ở Bangkok tăng, hơn 70 người vẫn mất tích
Thế giới
20:53:06 08/04/2025
Mỹ nữ giọng hát lẫn nhan sắc đều vượt trội nhưng luôn lu mờ trước "công chúa Kpop"
Nhạc quốc tế
20:10:14 08/04/2025
HIEUTHUHAI thổ lộ việc rap giọng Bắc, mong muốn trở thành idol toàn năng
Nhạc việt
20:02:28 08/04/2025
Trấn Thành đáp trả hành động của Kỳ Duyên
Sao việt
19:49:26 08/04/2025