Tự chủ đại học: Cởi trói để tránh tự chủ nửa vời

Theo dõi VGT trên

Lãnh đạo nhiều trường đại học cho rằng, tự chủ hoạt động là xu thế tất yếu của giáo dục đại học nước ta hiện nay.

Đây chính là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một cơ sở giáo dục đào tạo. Được Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ toàn diện, nhưng đại diện một số trường đại học (ĐH) đều nói trường vẫn chưa được “cởi trói”.

Tự chủ nửa vời

Ông Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng, con đường tiến đến tự chủ của các trường ĐH ở VN còn nhiều khó khăn và có nhiều vấn đề không đơn giản. Theo ông Danh, khi giao cho hiệu trưởng một trường ĐH tự chủ, mới chỉ được tự chủ về tài chính. Trong khi vẫn phải ôm nhiều mối lo về khả năng cân đối tài chính, quyền quyết định bộ máy và nhân sự vẫn phải theo quy trình hiện hành.

Tự chủ đại học: Cởi trói để tránh tự chủ nửa vời - Hình 1

Giảng viên hướng dẫn sinh viên khoa cơ khí ĐH Công nghiệp TP HCM thực hành trên máy đo lường cơ khí. Ảnh: Tuổi Trẻ.

“Như vậy phải chịu quá nhiều trách nhiệm về nhà trường, nhưng không được tự chủ trong quyết định nhân sự và bộ máy thì không hiệu trưởng nào muốn. Khi hiệu trưởng muốn thay một phó, trưởng phòng, tìm người làm việc hiệu quả hơn thì phải họp các ban, bệ, đoàn thể, thông qua một đống quy trình. Vậy làm sao mà theo kịp sự tự chủ về tài chính” – ông Danh nói.

Hiện nay ngoài tài chính, các quy định về tổ chức, cán bộ, quy trình và thủ tục về quản lý tài chính, quy định về đầu tư, đấu thầu, quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu, hợp tác quốc tế… đều vẫn như cũ.

Nên với một quyết định tự chủ mà chỉ có tài chính là được quy định khá cụ thể, còn những nội dung trên vẫn ghi “thực hiện theo quy định hiện hành”; mà “quy định hiện hành” lại không thay đổi kịp cho tương thích với tự chủ về tài chính thì mọi chuyện hầu như vẫn như cũ. Đó là hiện trạng của việc “tự chủ nửa vời” hiện nay.

“Các đơn vị quản lý nhà nước về giáo dục ĐH như Bộ GD&ĐT có thật sự muốn buông để các trường được tự chủ hoàn toàn hay không.Tôi nghi ngờ chuyện này. Mặc dù nghị quyết 77 đã có nhưng các thông tư, quyết định của các bộ vẫn tiếp tục ban hành và chẳng có gì là coi trọng quyền tự chủ. Trường được tự chủ nhưng thật ra vẫn bị ràng buộc bởi các thông tư, quy chế, quy định của bộ. Thành ra thực tế không trường nào được tự chủ cả” – ông Danh nhận định.

Ngoài ra, ông Danh còn cho rằng bản thân sức ì từ các trường cũng là khó khăn của chính sách tự chủ ĐH. Các trường công lâu nay chủ yếu được Nhà nước bao cấp về xây dựng cơ bản, đất đai, chi thường xuyên… trong khi cơ sở vật chất, phòng học đều đang cũ dần. Khi tự chủ, nhà trường phải tự lo hết các khoản chi này. Chuyện đó quả không đơn giản đối với những nhà quản trị không quen tính toán, không quen chịu trách nhiệm.

“Ở điểm này nếu không có sự ép buộc các trường phải tự chủ, rất khó để hệ thống trường công lập vận động theo hướng tự chủ dù chỉ là tự chủ về tài chính. Nghị quyết 77 của Chính phủ ban hành đến nay chỉ có 12 trường thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ. Các trường ĐH khác chưa sốt sắng làm cũng một phần vì điểm này” – ông Danh lý giải.

ThS Hứa Minh Tuấn, phó hiệu trưởng ĐH Tài chính – marketing, thừa nhận khi được tự chủ toàn diện, trường cũng có những khó khăn nhất định. So với 12 trường được thí điểm thực hiện tự chủ, ĐH Tài chính – marketing là trường yếu nhất về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và hệ thống văn bản pháp quy để chuyển sang cơ chế tự chủ toàn diện.

“Trước đây việc gì cũng phải xin phép, nay được tự chủ nhưng vẫn còn ràng buộc bởi các quy định của các bộ, ngành. Ví dụ như trường được tự chủ trong hợp tác quốc tế, nhưng khi trường chúng tôi liên kết với các trường ĐH thì chỉ cần báo cáo với bộ hay phải xin phép? Việc thu hút người nước ngoài về trường giảng dạy hiện vẫn chưa có khung pháp lý về việc này, cũng như chế độ lương có theo khung bậc hay không… Đây là những việc các trường đang lúng túng” – ông Tuấn nói.

Trong khi đó, TS Nguyễn Thiên Tuế – Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP HCM – còn cho rằng Nhà nước khuyến khích các trường ĐH công lập nên mạnh dạn tự chủ nếu có đủ điều kiện, nhưng thực tế không phải trường nào cũng muốn tự chủ. Ở các trường tự chủ, Nhà nước chỉ ưu tiên cho đầu tư, hỗ trợ các dự án lớn, ưu đãi nguồn vốn ODA, còn khoản chi thường xuyên sẽ cắt hết.

“Nhiều trường được Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm tự chủ nhưng lại không muốn. Vì khi trường tự chủ, nguồn ngân sách nhà nước cấp sẽ bị cắt hết, các trường ngại thu không đủ chi. Nếu muốn thu đủ chi nhà trường phải tăng học phí, nhưng học phí cao trường tuyển sinh không được. Vì vậy không phải trường nào muốn tự chủ cũng được. Việc này phụ thuộc vào uy tín, chất lượng của nhà trường” – ông Tuế nhấn mạnh.

Cần tạo cơ chế thông thoáng hơn

ThS Hứa Minh Tuấn kiến nghị hiện nay đang ở giai đoạn thí điểm, Nhà nước cần tạo cơ chế thông thoáng cho các trường và hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo điều kiện cho các trường ĐH được tự chủ thực chất hơn. Nếu các trường được mở rộng tự chủ, không bị ràng buộc bởi các quy định của các bộ, ngành thì sẽ tốt hơn việc thực hiện cổ phần hóa trường công.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM – cũng cho rằng trong bối cảnh thế giới đang chuyển biến hết sức mạnh mẽ, quốc gia nào chậm trễ trong cải cách hệ thống giáo dục ĐH, nhất là chậm đổi mới cơ chế quản trị ĐH, sẽ đánh mất cơ hội để hội nhập và phát triển.

Đồng thời ông Nhựt cho hay ĐH Kinh tế TP HCM sẽ tiếp tục đề xuất, kiến nghị được tự xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực thực tế; tự xác định mức học phí trên nguyên tắc bảo đảm lấy thu bù chi, có tích lũy và bảo đảm cơ hội học tập cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

“Trường chúng tôi ủng hộ tiếp tục mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH. Chúng tôi mong muốn Chính phủ tiếp tục đầu tư riêng cho khoa học công nghệ và đào tạo các chuyên gia đầu ngành. Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý để các trường ĐH tự chủ có thể tiếp cận các nguồn vốn ODA, nguồn tài trợ từ cá nhân và tổ chức quốc tế cho các đề án, dự án phát triển nghiên cứu và đào tạo” – ông Nhựt kiến nghị.

Theo TS Nguyễn Thiên Tuế, mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm được coi là chìa khóa cho sự phát triển của cơ sở giáo dục ĐH công lập, tạo nên chất lượng đào tạo nhân lực mà các nước phát triển đang triển khai. Trong đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014-2017, ĐH Công nghiệp TP HCM đã đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện đối với từng lĩnh vực được giao quyền tự chủ. Sau giai đoạn thí điểm, nhà trường sẽ tổng kết, đánh giá hiệu quả của đề án…

TS Tuế đặt vấn đề: “Nhà nước đã cho phép các trường ĐH nước ngoài hoạt động tại VN. Các trường này thu ít nhất 500 triệu đồng/sinh viên. Chính vì nguồn thu lớn như vậy nên họ dễ dàng đầu tư cơ sở vật chất tốt, trả lương xứng đáng cho giảng viên… chất lượng đào tạo tốt. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo phải có tiền… Vài năm nữa các trường ĐH VN phải cạnh tranh với các trường ĐH nước ngoài ngay tại VN. Trong khi các trường nước ngoài thu học phí rất cao nên đầu tư tốt hơn, thu hút được sinh viên. Tại sao chúng ta không đầu tư cho những trường mạnh, tạo cơ chế thoáng để vươn lên?”.

3 sứ mạng của trường ĐH

Ông Lê Vinh Danh cho rằng sứ mạng của trường ĐH suy cho cùng là giáo dục cho sinh viên: có hiếu với cha mẹ – anh em; bên ngoài: ứng xử công dân, thượng tôn pháp luật, biết sống vì cộng đồng và yêu nước; giỏi chuyên môn, ra trường có việc làm tốt và phát triển tốt.

Trường ĐH nào cam kết với xã hội làm được những điều này thì bộ, Nhà nước có nên can thiệp vào công việc của trường không. Khi bộ và Nhà nước thật sự không can thiệp vào hoạt động của trường ĐH mà chỉ quản trị các chuẩn mực đầu ra như trên, trường nào không làm được thì kỷ luật hoặc thay thế hiệu trưởng và hội đồng trường, lúc đó mới có trường ĐH tự chủ thật sự.

Trường ĐH phải được tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không có bất kỳ một sự can thiệp hành chính nào vào hoạt động của nó. Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ tiếp tục làm đề án theo hướng này để trình Chính phủ.

Theo Trần Huỳnh/Báo Tuổi trẻ

Cần mở rộng tự chủ đại học

Đến nay, Chính phủ đã cho phép 12 trường ĐH thí điểm tự chủ giai đoạn 2015-2017. Các trường sau khi tự chủ có phát triển tốt hơn, người học được hưởng lợi ra sao?

Theo TS Nguyễn Thiên Tuế - Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP HCM, từ nhiều năm nay hầu hết các trường ĐH công lập đều nhận được sự hỗ trợ kinh phí rất lớn từ Nhà nước để chi cho đầu tư cơ sở vật chất và chi thường xuyên.

Các trường cũng chưa chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực cạnh tranh chưa cao, chất lượng đào tạo chậm được cải thiện, trình độ giảng viên chậm được nâng cao, thư viện còn nghèo, giáo trình tài liệu chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng... Đó là những yếu tố chính làm hạn chế chất lượng giáo dục ĐH, chất lượng nguồn nhân lực thời gian qua.

Cần mở rộng tự chủ đại học - Hình 1

ThS Lâm Mạnh Hà giảng dạy cho sinh viên năm 1 ngành kinh doanh quốc tế ĐH Kinh tế TP HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Nhiều thuận lợi hơn

GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng - cho biết, từ khi thành lập, trường đã hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính. Sau khi Chính phủ có quyết định 158/QĐ-TTg cho nhà trường thí điểm tự chủ toàn diện, "nhà trường đã có nhiều thuận lợi hơn.

Thứ nhất, trường danh chính ngôn thuận được thu học phí cao hơn các trường công khác. Thứ hai, các trường công được thí điểm tự chủ trước đây Nhà nước bao cấp một phần nay sẽ không được bao cấp nữa và không còn lợi thế hơn ĐH Tôn Đức Thắng và học phí ưu đãi. Thứ ba, nhà trường được tự chủ một số mặt về chuyên môn, hợp tác quốc tế. Trong khi nhu cầu phát triển của trường còn rất lớn, những lợi ích trên có tác dụng tích cực nhất định" - ông Danh nói.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM - cho rằng, nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

"Với nghị định 43, nhà trường đã có bước chuẩn bị cần thiết để đi đến giai đoạn hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển toàn diện, xứng tầm là trường ĐH trọng điểm quốc gia, nghị định này vẫn có những "rào cản" nhất định, cụ thể mức trần về học phí. Việc tự chủ toàn diện giúp nhà trường hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn" - ông Nhựt khẳng định.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng ĐH Tài chính - marketing, cho biết trường đã ấp ủ cơ chế tự chủ từ năm 2009 và ngay từ năm đó, nhà trường đã tự chủ chi thường xuyên. Lãnh đạo nhà trường khi đó đã thấy được hướng tự chủ giúp trường mở rộng hoạt động và phát triển tốt. Khi Chính phủ và Bộ Tài chính có chủ trương cho phép các trường ĐH công lập thí điểm tự chủ nhưng trường lại vướng chỗ "bán công", phải làm đề án nhiều lần.

"Trường chúng tôi đã tự chủ tài chính nhiều năm nay nên khi Chính phủ có chủ trương cho phép các trường thí điểm tự chủ toàn diện, cơ chế này đúng với định hướng của nhà trường nên trường chọn ngay" - ông Tuấn nói.

Nhà trường, sinh viên đều được hưởng lợi

Ông Tuế cho biết thêm: "Nhờ cơ chế này, nhà trường đã chủ động trong các vấn đề tài chính, tổ chức nhân sự để đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo như: triển khai đầu tư mạnh mẽ cơ sở vật chất, tuyển dụng giảng viên trình độ cao, tăng cường các hoạt động phục vụ sinh viên... Đời sống cán bộ, nhân viên nhà trường cũng được cải thiện đáng kể khi nguồn tài chính được tăng cường với cơ chế tự chủ".

Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng cho hay từ khi được thí điểm tự chủ đến nay, tiền lương của cán bộ, giảng viên trường đã được nâng lên 15-30% tùy theo kết quả công việc. Chính sách thu hút người giỏi về trường cũng mạnh hơn. "Hiện trường đang có 70 giáo sư nước ngoài, trong đó có những người được trả lương khoảng 40.000 USD/năm.

Tới đây, nhà trường sẽ xây dựng nhà công vụ để cấp cho các giáo sư trong và ngoài nước có đủ tiêu chuẩn về làm việc tại trường với mức hỗ trợ 60% tiền thuê nhà. Trước đây nhà trường không có nguồn để chi trả được như vậy. Khi trường tự chủ, sinh viên cũng được hưởng lợi rất nhiều. Hiện 100% phòng học của trường được gắn máy lạnh. Cùng với việc phát triển đội ngũ, chất lượng đào tạo đã tăng lên nhiều..." - ông Danh chia sẻ.

Tương tự, ông Hứa Minh Tuấn cũng cho rằng, việc tự chủ toàn diện đã tạo ra cơ chế thông thoáng hơn cho trường, được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo, liên kết hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, tự chủ tài chính và thu hút nhân lực...

Những bộ phận nào còn thiếu nhân sự trường sẽ tổ chức xét tuyển ngay, ưu tiên tiến sĩ, thạc sĩ học ở nước ngoài về. Trường đã phổ biến cơ chế tự chủ này xuống các khoa, bộ phận để các đơn vị xây dựng cơ chế hoạt động, tăng tính chủ động. Nhà trường cho phép một số trung tâm, viện trực thuộc được tự chủ toàn diện.

Trong khi với cơ chế cũ thì rất khó thực hiện điều này. Hiện nay, trường có điều kiện thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên, cải tiến chương trình đào tạo, giáo trình, cơ sở vật chất... Trước đây toàn bộ học phí nhà trường thu phải gửi kho bạc nhà nước, nhưng nay trường gửi vào ngân hàng để lấy tiền lãi xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn.

Theo ông Nhựt, sau khi được tự chủ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có thêm thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao và có năng lực nghiên cứu khoa học đến làm việc. Trường đang tăng cường trang bị và triển khai các phần mềm quản lý đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Việc được thu học phí theo mức mới giúp nhà trường có thêm điều kiện cải thiện cơ sở vật chất phục vụ người học, thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, học bổng khuyến khích học tập; trang bị học liệu, giáo trình cho chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế; đẩy mạnh tài trợ nghiên cứu...

Tự chủ vẫn có thể thu hút nguồn lực

Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng nếu cổ phần hóa toàn bộ cơ sở giáo dục ĐH, một khi đã chấp nhận cho tư nhân đầu tư vào trường thì không thể yêu cầu họ không hưởng lợi nhuận. Khi không thể ngăn cản nhà đầu tư mưu cầu lợi nhuận, đến lúc họ nắm được quyền sở hữu đa số trong hội đồng quản trị, không ai cấm họ định hướng hoạt động nhà trường sang mục tiêu vì lợi nhuận. Nhà trường sẽ trở thành công ty và ngày càng xa rời dịch vụ công.

Trong khi với tự chủ, các trường ĐH công vẫn thu hút được nhiều nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, không cần giải pháp cổ phần hóa. Nhà trường huy động mọi nguồn lực xã hội từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, các nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thêm kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ cao.

Những hướng huy động nguồn lực trên đều được các trường này tích cực triển khai, kể cả vay vốn trong nước và nước ngoài cho những dự án trọng điểm cần đầu tư kính phí lớn.

Các trường đã được tự chủ đều đang kết nghĩa và ký kết hợp tác toàn diện với nhiều địa phương. Theo đó, các tỉnh đặt hàng trường đào tạo nhân lực và đặt hàng đề tài nghiên cứu cho tỉnh. Đây là cách để nhà trường có thêm nguồn kinh phí từ chuyển giao khoa học - công nghệ.

Theo Trần Huỳnh/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bố của Vũ Cát Tường qua đờiBố của Vũ Cát Tường qua đời
22:54:29 23/02/2025
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?
20:02:56 23/02/2025
1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?
20:46:01 23/02/2025
1 câu nói đang viral khắp MXH Việt vì ai nghe cũng như bị xoáy trúng tim đen1 câu nói đang viral khắp MXH Việt vì ai nghe cũng như bị xoáy trúng tim đen
23:47:37 23/02/2025
Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?
21:23:49 23/02/2025
Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 'lót tay' 1,5 tỉ đồngCựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 'lót tay' 1,5 tỉ đồng
21:01:39 23/02/2025
Xót xa trước tin nhắn cuối cùng bố đẻ gửi cho Vũ Cát Tường trước khi mất vì ung thưXót xa trước tin nhắn cuối cùng bố đẻ gửi cho Vũ Cát Tường trước khi mất vì ung thư
23:41:42 23/02/2025
Công an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờCông an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờ
20:29:47 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê

Hậu trường phim

23:49:44 23/02/2025
Ngày 23/2, Sina đưa tin nhà sản xuất Dương Hiểu Bồi và đạo diễn Doãn Đào đang trở thành tâm điểm bàn luận trên mạng xã hội Weibo với tương tác hàng chục triệu lượt xem.
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo

Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo

Sao việt

23:44:47 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm khoe tình yêu, hãnh phúc mặn nồng bên bạn gái mới. Tình trẻ của NSND Việt Anh - Chân Chân đẹp sắc sảo.
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Thế giới

23:43:14 23/02/2025
Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23.2, cho biết Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'

Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'

Pháp luật

23:40:11 23/02/2025
Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ ủy quyền tách thửa bị bán đất lưu giữ mồ mả ông bà mà Báo Thanh Niên từng phản ánh.
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Sao châu á

23:35:14 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca lên tiếng phủ nhận khi bị bịa đặt, lan truyền tin mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, sức khỏe nguy kịch.
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

Phim việt

23:32:17 23/02/2025
Bố Bình không biết vì lý do gì lại uống nhiều thế. Trước bữa ăn, ông liên tục rót rượu bất chấp sự can ngăn và lo lắng của cả nhà.
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tin nổi bật

23:12:09 23/02/2025
Ngày 22.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Tây Ninh đã có báo cáo vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn H.Tân Châu (Tây Ninh) làm một người chết và một người bị thương.
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie

Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie

Nhạc quốc tế

22:45:27 23/02/2025
2 nữ rapper của BLACKPINK được nhận định là có hướng Mỹ tiến giống nhau, nhưng lại gây nên phản ứng trái chiều.
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ

Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ

Netizen

22:30:20 23/02/2025
Câu chuyện về hành trình chiến đấu với ung thư của bé Bắp (Minh Hải, 4 tuổi) và mẹ là chị Lê Thị Thu Hòa (27 tuổi, Ninh Thuận) nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng, nhất là thời gian gần đây.
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Sao âu mỹ

21:48:11 23/02/2025
Việc Ariana Grande nhận đề cử Oscar 2025 là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của cô, đánh dấu sự chuyển mình từ một ca sĩ nhạc pop đình đám sang một diễn viên điện ảnh thực thụ.
Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Sao thể thao

21:36:18 23/02/2025
Cựu tiền đạo ĐT Scotland Ally McCoist vẫn đánh giá thấp màn trình diễn của tân binh trị giá 50 triệu bảng của MU là Manuel Ugarte ngay cả khi ngôi sao người Uruguay tỏa sáng giúp đội nhà hòa Everton tại Goodison Park.