Tự chủ đại học – cần sự chủ động của người đứng đầu
Tự chủ đại học là khái niệm không còn xa lạ. Thời gian qua, nhờ sự quyết liệt trong thực hiện, nhiều cơ sở GD trở thành điểm sáng về tự chủ.
Giảng viên và SV Trường ĐH Hồng Bàng trao đổi nhóm.
Kinh nghiệm từ đơn vị trên cho thấy, để tự chủ thành công cần sự chủ động của người đứng đầu, đồng lòng thực hiện mục tiêu của tập thể.
Kiên định mục tiêu
Sự kiên định và sẵn sàng đương đầu với những rào cản, thách thức theo nhiều cán bộ quản lý được xem là điểm mấu chốt để các đơn vị đang xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đi đến đích, nhất là với các trường ĐH công lập.
Theo TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, tự chủ đại học gắn liền với trách nhiệm nên mỗi trường sẽ tự lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
“Tự chủ được xem là một con đường để tìm kiếm phương cách thúc đẩy sự xuất sắc trong học thuật, quản lý tài chính và quản trị của cơ sở giáo dục. Đi chệch quỹ đạo, có thể kết luận một cách chắc chắn rằng tự chủ đã được sử dụng một cách sai lầm. Ở Trường ĐH Lạc Hồng nhiều năm nay, mọi chính sách, chiến lược đều luôn được triển khai trên việc lấy ý kiến tập thể nên những vướng mắc gần như đều được tập thề đồng lòng cùng nhau tháo gỡ” – TS Quỳnh cho biết.
Thực tế nhìn vào các đơn vị đi đầu trong việc thí điểm và thực hiện cơ chế tự chủ thời gian qua như Trường ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Kinh tế TPHCM; ĐH SPKT TPHCM hay ĐH Công nghệ Thực phẩm TPHCM có thể thấy cơ chế tự chủ đã và đang giúp các đơn vị trên vươn mình mình mẽ trong mọi mặt, nhất là chất lượng đào tạo, môi trường học thuật và vị thế NCKH trên bản đồ khu vực.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TPHCM cho biết: Tự chủ giúp các cơ sở GDĐH theo đuổi có toàn quyền trong việc quyết định những vấn đề thuộc về học thuật như là chương trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp sư phạm, kỹ thuật đánh giá thành quả học tập của sinh viên. Qua đó giúp các trường chủ động hơn trong việc sắp xếp và tổ chức bộ máy quản lý, gia tăng các cơ chế tài chính để thúc đẩy hoạt động chuyển giao và nghiên cứu khoa học (NCKH), từ đó thúc đẩy sự năng động và phát triển của từng cá nhân và kéo theo đó là sự vững mạnh của cơ sở GDĐH.
“Trong một quá trình và giai đoạn thực hiện cơ chế mới, không thể không có những thách thức và khó khăn xuất hiện. Đó có thể là tư duy chưa chịu đổi mới, thay đổi của một số cán bộ; đó có thể là những rào cản về các quy định, thể chế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi xác định rõ mục tiêu của sự thay đổi ấy là hướng đến người học, hướng đến việc gia tăng phúc lợi cho cán bộ, giảng viên và nhân viên của nhà trường, đặc biệt là tạo không gian học thuật có tính cạnh tranh; cơ chế khuyến khích công tác chuyển giao và NCKH tốt hơn… thì chúng tôi (Hội đồng trường, Ban giám hiệu, quản lý khoa, phòng) đều sẵn sàng kiên định cho sách lược đã đề ra”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn chia sẻ.
SV Trường ĐH Nông Lâm TPHCM trong giờ học.
Tâm thế sẵn sàng đối mặt thách thức
GS Nguyễn Trọng Hoài – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM nhận xét: “Tự chủ đại học Việt Nam thí điểm vào năm 2014 cho đến nay đã có nhiều tiến bộ, với kinh nghiệm đã được đúc kết trong Luật 34 cùng với Nghị định 99. Tuy nhiên, tự chủ về nguồn lực tài chính của các trường phần lớn vẫn dựa vào học phí. Nhưng điều đáng nói mức học phí theo cơ chế tự chủ của nhiều trường hiện nay vẫn chưa “thoát” ra hẳn các quy định để hướng đến sự đầu tư, phát triển mà chủ yếu là để tồn tại.
Đây là thách thức lớn cho hội đồng trường và ban giám hiệu các trường theo cơ chế tự chủ. Bởi nếu các trường chưa có mức học phí đủ tốt, coi học phí là giá dịch vụ đào tạo được tính đúng tính đủ theo định mức kinh tế – kỹ thuật (đúng tinh thần của Luật 34, Nghị định 99 và Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT) sẽ rất khó phát triển. Hiện ở Việt Nam chưa nhiều trường làm được vấn đề này” – GS Hoài nói.
Theo GS Nguyễn Trọng Hoài, đằng sau vấn đề tính đúng tính đủ định mức kinh tế – kỹ thuật và yếu tố phát triển việc tự chủ học phí có hai thách thức nền móng cần chú ý: Bảo đảm định mức và phát triển cho hoạt động đào tạo phải có sự hỗ trợ Nhà nước, do đào tạo là dịch vụ có tác động tích cực với kinh tế, xã hội. Sự hỗ trợ Nhà nước sẽ giúp phát huy tính tính cực của GDĐH, bảo đảm tính công bằng trong tiếp cận, cũng như tạo đột phá theo ngành hoặc vùng miền.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT và các bộ ngành liên quan cần nghiên cứu và xây dựng các nền tảng để phát triển tự chủ học phí: Quy trình khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên cho toàn hệ thống đại học; cơ sở dữ liệu về các trường đại học; cơ sở dữ liệu về sinh viên, gồm thông tin khi đang theo học và thông tin việc làm sau khi tốt nghiệp (có thể chia mức thời gian 6 tháng, 2 năm); cơ sở dữ liệu về các ngành chi phí cao, các nhóm yếu thế và mức sống của họ.
Trên cơ sở đó xây dựng chính sách dài hạn về tự chủ học phí, Chính phủ cần có chính sách và cơ chế trợ giá những ngành chi phí cao (kĩ thuật, sức khỏe), có chính sách và cơ chế cho vay với những nhóm yếu thế, đi kèm là hệ thống tín dụng để kiểm soát tiền vay nhằm thúc đẩy toàn hệ thống phát triển đồng đều.
TS Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cũng nhìn nhận: Hiện nay, phần lớn các trường công lập vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu học phí. Các nguồn thu về chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp luật còn ít. Tự chủ tài chính là vấn đề quan trọng của tự chủ ĐH, nếu không bảo đảm nguồn thu sẽ là thách thức lớn.
“Tự chủ cần toàn diện, nếu nửa vời sẽ khó khả thi, khó có sức mạnh hệ thống. Trường ĐH Nông Lâm tuy mới tự chủ 75% nhưng đang quyết liệt đi theo những định khung, phân tách trách nhiệm từng bộ phận. Hiện, trường đang tính toán để tiến tới thực hiện cơ chế khoán có sự đánh giá hiệu quả. Bởi chúng tôi quan niệm, muốn tự chủ thành công phải cùng nhau cởi bỏ tư duy bảo thủ để hướng về vấn đề lớn hơn, đó là sự phát triển của tổ chức, đơn vị” – TS Trần Đình Lý chia sẻ.
Khi tự chủ, nếu người đứng đầu có tâm, tầm, uy tín, vì lợi ích chung sẽ tạo đà cho sự phát triển. Chúng ta dễ thấy tính chất đặc thù của hệ thống GDĐH, đó là đổi mới quản lý Nhà nước và sự tham gia giám sát của xã hội, gắn với quy định trách nhiệm giải trình của các trường. – TS Trần Đình Lý
Tự chủ Đại học: Nỗi lo học phí tăng
Một trong những nội dung khiến người học lo lắng nhất khi các trường đại học (ĐH) được tự chủ là tăng học phí.
Dự thảo Nghị định thu chi đối với các cơ sở giáo dục vừa được đưa ra lấy ý kiến cho thấy rất rõ lộ trình tăng học phí đối với các trường ĐH nói chung và các trường được tự chủ nói riêng.
Tự chủ đại học kèm theo nỗi lo học phí tăng đối với sinh viên Ảnh: Diệp An
Hơn 80% nguồn thu từ học phí
Tại hội thảo "Tự chủ ĐH - Từ chính sách đến thực tiễn" vừa được tổ chức, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng, tác động tiêu cực rõ nét nhất của tự chủ ĐH là dễ dẫn đến tình trạng các cơ sở giáo dục ĐH chỉ chú trọng vấn đề tự chủ tài chính.
Từ đó, bằng mọi giá tăng nguồn thu qua học phí khi Nhà nước thay đổi cách thức sử dụng ngân sách và các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục ĐH, không bao cấp dàn trải như trước. Điều này có khả năng dẫn đến việc các trường bỏ qua trách nhiệm xã hội, đồng thời, có thể khiến người nghèo mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục ĐH.
GS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (UBVHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội, nói rằng, vấn đề quan tâm nhất là cách tính học phí của các trường ĐH hiện nay. Theo ông Bình, để tính học phí, cần dựa vào chi phí đào tạo ra một sinh viên. Đây là cách thế giới đang làm, nhưng ở Việt Nam, không có cơ quan nào hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH về cách tính.
Về định mức kinh tế - kỹ thuật (là quy định được Bộ GD&ĐT hướng dẫn các trường từ năm 2014), rất khó để áp dụng cho giáo dục vì đây là một lĩnh vực đặc thù. Báo cáo giám sát của UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho thấy, về chính sách học phí, hầu hết các trường mới được tự chủ chưa xác định phương thức tính chi phí đào tạo; trong khi khung học phí của Nhà nước hướng dẫn chưa tính đúng, tính đủ mức chi phí thực tiễn cần thiết để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Các hướng dẫn, cũng như căn cứ để xây dựng khung học phí, bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với từng nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo còn chưa được tính toán một cách đầy đủ, khoa học, phù hợp thực tiễn.
Ông Hoàng Đức Long, ĐH Tài chính - Marketing, cho rằng, việc đa dạng hóa nguồn thu của các trường còn hạn chế vì chủ yếu thu từ học phí, lệ phí và thường phụ thuộc kết quả tuyển sinh hằng năm. Do đó, học phí có tăng đạt mức trần quy định của Nghị định 86 (18,5 triệu đồng đối với chương trình đại trà) cũng chỉ đủ bù khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt hoặc giảm so với năm trước.
Riêng khoản thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu và lại chia sẻ cho người học (phải lập các quỹ hỗ trợ sinh viên), vì vậy, tổng thu được sử dụng cho hoạt động chuyên môn của trường bị thu hẹp. Khi phải tự chủ cả chi đầu tư, kinh phí hoạt động còn lại sẽ eo hẹp hơn.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài và TS. Trần Bá Linh, ĐH Kinh tế TPHCM, mới đây thực hiện một báo cáo gửi UBVHGDTNTN&NĐ về chuyên đề học phí. Theo nhóm nghiên cứu, trong vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay, học phí là một nội dung quan trọng, chiếm hơn 80% nguồn thu của hệ thống.
Tính thế nào cho đủ?
Trong nghiên cứu, hai tác giả đặt ra 3 nguyên tắc để xây dựng học phí cho các trường ĐH khi thực hiện tự chủ là chất lượng đào tạo, tính cạnh tranh và sự công bằng xã hội. Hiện nay, cách tính, thu học phí còn nhiều bất cập, chủ yếu do thiếu sót hoặc thiếu nhất quán về một triết lý cho mục đích thu. "Việc thu học phí hiện chủ yếu hướng đến tồn tại (dựa vào tính đúng, tính đủ định mức kinh tế - kỹ thuật), chứ chưa có yếu tố phát triển", GS. Hoài nhận định.
Theo ông, cần có triết lý về mục đích thu học phí để tránh tình trạng các cơ sở giáo dục chạy theo đồng tiền, tận thu của sinh viên và dồn ngân sách vào tuyển sinh để có thể thu học phí nhiều hơn. Triết lý về mục đích cũng giúp từng trường định hướng việc sử dụng học phí, tránh đầu tư dàn trải và sự tùy tiện trong quyết định dẫn đến rủi ro về cân đối thu chi hoặc ảnh hưởng tiêu cực cho người học.
Nhóm nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo để có cơ sở quan trọng xác định mức học phí gồm đánh giá quá trình (thông qua kiểm định) và kết quả. Việt Nam đã triển khai kiểm định từ nhiều năm nay, nhưng lại đang khuyết việc đánh giá kết quả.
Nhóm của GS. Hoài cho rằng, về nguyên tắc cạnh tranh, vấn đề không đơn giản là giảm học phí mà phải nằm ở tương quan chất lượng đào tạo với học phí, để người học nhận được giá trị nhiều nhất cho số tiền họ chi ra. Tính cạnh tranh giúp nhà trường năng động, chú ý đến nhu cầu của thị trường hơn, tránh tình trạng đào tạo trong tháp ngà. Điều này cũng giúp các trường không đầu tư dàn trải mà tập trung vào thế mạnh của mình.
Tuy nhiên, cạnh tranh chắc chắn sẽ có mặt tối. Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, như quảng cáo dối, dùng tài nguyên vào các giá trị không thực chất, dùng truyền thông tấn công đối thủ... đều gây hậu quả lớn cho xã hội và làm mất uy tín Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế giám sát cạnh tranh.
Một nhược điểm khác của cạnh tranh là sẽ có những ngành chi phí đào tạo quá cao, khiến học phí quá khả năng thị trường (ví dụ ngành y), hoặc chỉ có số ít người học sẵn sàng chi trả (các ngành khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản). Đây lại là những ngành không thể thiếu cho sự phát triển đất nước, nếu cứ để các trường tuân theo quy luật cạnh tranh thì có thể dẫn tới một nền giáo dục ĐH khiếm khuyết.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài và TS. Trần Bá Linh nhận định, Việt Nam chưa có quy trình đánh giá và thông tin chất lượng đào tạo, đặc biệt là đánh giá kết quả cho thị trường. Cộng với việc mới áp dụng tự chủ học phí, việc tùy tiện đưa ra mức học phí là khó tránh khỏi. Các cơ quan quản lý nên theo dõi sát sao và yêu cầu giải trình nếu có dấu hiệu tiêu cực, và xử lý nếu cần thiết.
Trường đại học tự chủ thu học phí theo nguyên tắc nào? Theo một nhóm nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề học phí của các trường ĐH ở Việt Nam, việc tự chủ học phí phải dựa vào 3 nguyên tắc nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và công bằng xã hội. Sinh viên đóng học phí vào đầu năm học mới - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài, Trường...