Tự chủ đại học: Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản

Theo dõi VGT trên

Tự chủ đại học là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, để hiểu và vận dụng tự chủ đại học như thế nào để áp dụng khả thi cho các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, kinh nghiệm tự chủ đại học các trường đại học ở Nhật Bản có thể sẽ là bài học rất lớn.

Để thấy được toàn bộ bức tranh của giáo dục đại học của Nhật Bản, theo số liệu năm 2015, toàn Nhật Bản có 799 trường đại học, trong đó các trường quốc lập là 86 trường (tỷ lệ 11%), trường công lập (do chính quyền địa phương thành lập) là 89 trường (chiếm 11,4%) và trường dân lập là 604 trường (chiếm 77,5%).

Số sinh viên toàn Nhật bản năm 2015 là 2.860.210 sinh viên, thì các trường quốc lập có 610.802 sinh viên (tỷ lệ 21,4%), các trường công lập 148.766 sinh viên (tỷ lệ 5,2%) và các trường dân lập có 2.100.642 sinh viên (chiếm tỷ lệ 73,4%). Như vậy có thế thấy với một đất nước tiên tiến và văn minh, có nền KHCN hiện đại như Nhật Bản, hệ thống các trường đại học dân lập chiếm số đông.

Năm 2004, toàn bộ 86 trường Quốc lập của Nhật Bản chuyển sang mô hình tự chủ, từ mô hình National University chuyển sang mô hình national University Corporation.

Tự chủ đại học: Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản - Hình 1

Sinh viên Nhật Bản

Thực hiện tự chủ: Các trường không được tự quyết chỉ tiêu, quy mô đào tạo tuyển sinh

Thực hiện Tự chủ đại học ở Nhật Bản, Đại học, trường đại học được tự chủ sư dung kinh phi chi hoat đông thương xuyên, được tự quyết định mức học phí, được tự quyết định biên chê (sô giang viên va can bô hanh chinh), thanh lâp Khoa mới và mở chương trinh đào tạo mới, thanh lâp hoăc xoa bo Trương va Viên thành viên (với mô hình đại học 2 cấp như Đại học Tokyo).

Những điều các trường ĐH Nhật Bản không được làm khi tự chủ là: chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô đào tạo các trường không được tự quyết định. Đây có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất so với cách hiểu về tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay.

Trước tự chủ, các trường đại học xin câp ngân sach cho biên chê giang viên va can bô hanh chinh; xin chỉ tiêu tuyên sinh.

Sau tự chủ, Bô Giao duc Nhật Bản tiêp tuc quan ly chăt sô sinh viên, hoc viên thac sy, nghiên cưu sinh. Trong trương hơp thành lập khoa mà cân tăng tông sô sinh viên cua trương thi nhât thiêt phai xin Bô Giao duc như trươc khi tư chu hoa. Nếu trương hơp thành lập khoa mà không cân xin thêm chỉ tiêu tuyển tăng sinh viên của trương thi co thê tư quyêt định viêc thanh lâp khoa mơi. Với mô hình đại học 2 cấp như ĐH Tokyo, việc thành lập các khoa mới của các trường thành viên do ĐH Tokyo phê duyệt.

Như vậy mặc dù tự chủ, nhưng quy mô sinh viên là tham số được Nhà nước quản lý chặt chẽ và điều tiết.

Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh là trong quá trình tự chủ đại học ở Nhật Bản, Nhà nước vẫn cấp kinh phí chi thường xuyên cho các trường, nhưng hang năm, ngân sách hỗ trợ hoạt động thường xuyên bị cắt giam 1%, và tinh giản biên chế khoảng 1% mỗi năm.

Tự chủ: Ngân sách hỗ trợ hoạt động 33%

Trước tự chủ: Nhà nước bao cấp và quản lý chặt về tài chính: Phân bô ngân sách theo đinh mưc số giáo viên và số sinh viên. Đai hoc hâu như không co quyên tư chu vê sô biên chê giang viên, chuyên viên, sô sinh viên, chương trinh đào tao, cach sư dung ngân sach.

Nguồn tài chính cua môt đại hoc quôc lâp điên hinh trước tự chủ là: Ngân sach nha nươc là 50%; Hỗ trơ của nha nươc trong xây dưng CSVC là 20%; Thu nhâp tư bênh viên là 15%; Hoc phi là 10%; Kinh phi nghiên cưu quy ngoai là 5%.

Sau tự chủ, có sự chuyển biến về cơ cấu thu nhập của nhà trường, mức trung bình của một đại học quốc lập là: Ngân sách hỗ trợ hoạt động thường là 33%; Hỗ trợ của Nhà nước trong xây dựng CSVC là 7%; Thu nhập từ bệnh viện là 32%; Học phí là 11%; Kinh phí nghiên cứu quỹ ngoài là 12%; Quyên góp là 3%; Nguồn thu khác l 2%.

Ví dụ: ĐH Tokyo, kinh phí từ Nhà nước cấp năm 2016 là 74.077 triệu yên, bị giảm 14% so với năm 2004 – là 86.180 triệu yên, nhưng tổng thu của trường lại tăng 26% so với khi chưa tự chủ, đạt 244.049 triệu yên năm 2016 (khoảng 2,4 tỷ USD) so với 177.119 triệu yên vào năm 2004.

Đặc biệt lưu ý là kinh phí nghiên cứu của ĐH Tokyo đã đạt 49.789 triệu yên vào năm 2016, tăng 211% so với năm 2004 – 23.596 triệu yên, và nguồn thu từ NCKH đã đạt 22,2% tổng thu của toàn trường vào năm 2016. Nguồn thu từ NCKH làm tăng đáng kể nguồn thu của nhà trường sau tự chủ. Và cũng cần nhấn mạnh là ngay cả khi tự chủ, thì kinh phí Nhà nước cấp cho ĐH Tokyo vẫn chiếm tới 47,5% vào năm 2016.

Trong khi mức thu từ học phí của ĐH Tokyo hầu như giữ nguyên, 16.190 triệu yên vào năm 2004 và 16.357 triệu yên vào năm 2016 (chiếm khoảng 7,3% tổng thu của nhà trường). Sở dĩ mức thu học phí ít biến động là vì khi tự chu hoa, cac đai hoc tiếng là được tư quyêt đươc mưc hoc phi, Chinh phu chi đưa ra mức chuẩn. Nhưng Bô Giao duc Nhật Bản lại co chu trương la khi môt đai hoc tăng hoc phi thi Bô se giam hô trơ cho kinh phi chi hoat đông thương xuyên. Nên mai đên bây giơ về cơ bản cac đai hoc quốc lập đêu giư mưc hoc phi theo mưc chuân cua Bô va không co đai hoc nao tăng hoc phi.

Video đang HOT

Với các đại dọc dân lập, tỷ lệ học phí lại chiếm đáng kể trong nguồn thu của nhà trường. Ví dụ Đại học Keio, năm 2015, số giảng viên va can bô hanh chinh là 8.595 người, số sinh viên là 32.410 người (sinh viên 28.855, học viên SĐH 3.555 người), nguồn thu đạt 1545 triệu yên, trong đó nguồn thu cao nhất là từ học phí, 534 triệu yên (chiếm khoảng 35% tổng thu), thu từ dịch vụ y tế (36%). Tuy nhiên mức đầu tư của Nhà nước cho các trường dân lập vẫn có, và Đại học Keio đạt 137 triệu yên, chiếm tỷ lệ đáng kể (9%) so với nguồn tài chính của trường.

Nhờ có chính sách tự chủ đại học, các trường đại học quốc lập đã phát huy cao nhất sự năng động, sáng tạo và tính linh hoạt trong các hoạt động, gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, đẩy mạnh nghiên cứu, thúc đẩy KHCN và kinh tế phát triển.

Các trường đại học Nhật Bản vươn lên trong các bảng xếp hạng của thế giới: Năm 2004, Nhật Bản có 6 trường đại học lọt vào top 200 trường đại học hàng đầu của thế giới theo bảng xếp hạng QS là: The University of Tokyo, Kyoto University, Tokyo Institute of Technology, Osaka University, Tohoku University và Nagoya University, năm 2018 đã tăng lên thêm 3 trường vào top 200 đại học hàng đầu thế giới, là Hokkaido University, Kyushu University và Keio University, trong đó đáng chú ý Đại học Keio là đại học dân lập. Đồng thời tự chủ cũng giúp cho Nhà nước giảm được gánh nặng ngân sách.

Mặt trái của quá trình tự chủ

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhìn ra một số mặt trái của quá trình tự chủ đại học ở Nhật Bản. Trước tự chủ, Chinh phu quy đinh chăt qui mô biên chế, sô giao sư, số pho giao sư, sô giang viên và trơ giảng. Sau tư chu hoa, không con han chê sô biên chê kê trên. Tuy nhiên chi cho cán bộ do trường quyết nhưng mức lương vẫn theo qui định lương công chức viên chức nhà nước (và do đó không có sự gia tăng đáng kể).

Và phúc lợi hưu trí có khung, nên trên thưc tê cac đai hoc bi buôc phai giư sô biên chê trươc tư chu hoa. Và như vậy, trên thực tế, tăng học phí, tự chủ biên chế, cũng như việc nhà trường được tự quyết xóa bỏ hoặc giải thể các đơn vị trong trường, nhưng hầu như những nội dung này không có sự thay đổi đáng kể trong quá trình tự chủ đại học ở Nhật Bản.

Những mặt trái khác không thể không nhắc đến, như trong quá trình tự chủ hóa, ngân sach hô trơ hoat đông thương xuyên giam đi, cac đai hoc buôc phai giam sô giang viên, nhât la giang viên vi tri thâp như trơ giảng.

Tự chủ cũng kéo theo sự già hóa tuôi binh quân cua giang viên ở hầu hết tât ca cac đai hoc quôc lâp (Năm 2004, t.uổi trung bình của giảng viên là 46,4 tuôi; năm 2013 – 47,4 tuôi); làm giam đi sô giang viên tre dươi 35 tuôi ( Năm 2004 – 13,4 %; Năm 2013 – 9,8%). Các trường tăng lên sô giang viên hơp đông co thơi han (Giang viên dươi 35 tuôi, tỷ lệ tương ứng giảng viên năm 2007/2013 – hợp đồng không co thơi han là 47,1%/52,9% và có thơi han là 26,5% /73,5%).

Tự chủ đại học cũng kéo theo sự gia tăng tỷ lệ các nha nghiên cưu tre chưa co viêc lam va thâm niên, anh hương xâu tơi số lượng nghiên cưu sinh (NCS), ví dụ ở ĐH Tokyo năm 2010 tổng số NCS là 6141, trong đó NCS người Nhật là 4819, thì vào năm 2017, quy mô NCS là 5.771 (giảm 6%) và NCS người Nhật còn 4.360 (giảm 9,5%).

Mô hình đại học 2 cấp khi tự chủ đại học

Tự chủ đại học ở Nhật Bản tác động mạnh mẽ đến mô hình đại học 2 cấp.

Chúng tôi sẽ phân tích qua ví dụ điển hình từ thực tiễn quá trình tự chủ hóa của ĐH Tokyo. Trước tự chủ, thực quyền của Giám đốc ĐH Tokyo không mạnh: Hôi đông giao sư cac trương va viên thành viên co quyên quyêt đinh chương trinh giang day va tuyên dung giang viên.

Căn cư vao quyên han cua Hôi đông giao sư, cac trương và viện thanh viên thực chất đong vai tro trung tâm trong viêc vân hanh ĐH Tokyo. Trước tự chủ Giam đôc ĐH Tokyo không co quyên tuyên dung giang viên cơ hưu (việc này do các trường, viện thành viên đảm nhiệm).

Giam đôc Đại học đồng thời là Chu tich Hôi đông Khoa hoc va Đao tao của Đại học, măc du Hôi đông nay co quyền quyêt đinh nhưng vân đê quan trong về đao tao va nghiên cưu cua Đại học Tokyo, nhưng trên thưc tê Giam đôc Đại học không co thưc quyên lơn khac. Chi co hai Pho Giam đôc giup viêc Giam đốc.

Trước tự chủ, Nha điêu hanh ĐH Tokyo lại co thưc quyên lơn vi cac vi đứng đâu cac ban chưc năng làm việc tai Nha điêu hanh vôn đa la can bô cao câp cua Bô Giao duc. Nha điêu hanh thực chât như la chi nhánh cua Bô Giao duc giam sat va quan ly ĐH Tokyo.

Sau tự chủ, thực quyền của Giám đốc ĐH Tokyo rất lớn, vì chi co Đại học Tokyo trơ thanh phap nhân đôc lâp. Và là ngươi đai diên phap nhân đôc lâp, Giam đôc Đại học Tokyo co quyên quyêt đinh nhưng vân đê lớn cua Đại học Tokyo.

Giam đôc thanh lập Hôi đông trương gôm co 7 ngươi (thương la 6 vi Pho giam đôc va môt vi đai diên bô phận hanh chinh). Giam đôc co quyên chi đinh cac thanh viên Hôi đông trương. Khi tư chu hoa, các trường và viện thành viên đều nhất trí cao rằng ĐH Tokyo phai co Giam đôc manh đê tăng cương sưc canh tranh cua ĐH Tokyo.

Quy trinh bâu Giam đôc Đ ại học Tokyo khi tự chủ: Đai diên cac đơn vi trưc thuôc Đại học Tokyo bâu 10 ngươi ưng viên, Ủy ban Tuyên dung Giam đôc Đại học Tokyo chon ra 5 ngươi, Tât ca giang viên cơ hưu tham gia bâu cư, Căn cư vao kêt qua bâu cư, Uy ban Tuyên dung quyêt đinh ứng viên trúng cử, Bô trương Bô Giao duc bô nhiêm Giam đôc mơi dựa trên quyết định của Ủy ban.

Còn đối với Hiêu trương, Viên trương các trường và viện thành viên thì Hôi đông giao sư trưc tiêp bâu.

Như vậy có thể thấy, chỉ có các giáo sư, các giảng viên đại học mới là người có quyền được bầu và quyết định lãnh đạo trường đại học của mình. Vai trò của các giáo sư, giảng viên đại học rất lớn.

Về t uyên sinh : Ngay cả khi tự chủ, tuyển sinh bâc đại hoc do cấp ĐH Tokyo quản lý tâp trung, còn tuyển sinh bậc sau đai hoc thì phân cấp cho cac trường sau đại học (Grauduate Schools) quan ly.

Trươc Tư chu hoa: Hô trơ cua ngân sach nha nươc được câp trực tiếp cho cac trương va viên thành viên theo đinh mưc cua Bô (dựa vào sô giang viên, sô sinh viên v.v..). Hoc phí thu vao Kho ngân sach nha nươc sau đo câp cho Đai hoc.

Sau tư chu: Kinh phí chi hoạt động thường xuyên cua ngân sach nha nươc được câp cho Đai hoc, sau đó Đai hoc được tư quyêt và phân bổ xuông cac trương và viện thành viên. Hoc phí được thu vao ngân sach Đai hoc, sau đó Đai hoc phân bổ xuông cac trương và viện thành viên.

Riêng kinh phí NCKH, trươc va sau tư chu hoa, cac trương va viên thành viên trưc tiêp thu.

Khi tự chủ, hang năm, ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoạt động thường xuyên bị cắt giam 1%; Đặc biệt kể từ khi tự chủ, văn phong Giam đôc Đại học Tokyo co Hôi đông có chức năng tuyên dụng giang viên ( có quyền tương đương Hội đồng Giáo sư của các Trường và Viện thành viên khi chưa tự chủ).

Cũng cần nhấn mạnh là mặc dù sau tự chủ, Giám đốc Đại học có quyền lực rất lớn, tuy nhiên cũng có cơ chế để giơi han quyên lanh đao cua Giam đôc. Ví dụ năm 2013, Giam đôc Hamada đê xuât thay đôi thơi gian nhâp hoc chinh tư thang 4 sang thang 9 đê hôi nhâp quôc tê. Tuy nhiên, đề xuất cải cach này đã trưc tiêp đụng đên quyên xây dưng chương trinh đao tao cua cac trương thành viên nên môt sô trương phan đôi khiến Giam đôc không thưc hiên đươc y tương nay.

Từ những kinh nghiệm và bài học trong quá trình tự chủ đại học đã rất thành công ở Nhật Bản, chúng tôi hy vọng qua bài viết này sẽ góp phần sáng tỏ thêm cho hành trình đổi mới và tìm tòi cơ chế tự chủ phù hợp cho các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Theo Dân trí

Tự chủ đại học về nhân sự: Vẫn còn nhiều cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

Cán bộ quản trị nhân sự cũng như cán bộ làm ở các vị trí khác, không có sự phân biệt về tính đặc thù của công việc. Ở nhiều trường đại học hiện nay, "cán bộ hành chính" vẫn còn những người "làm công ăn lương", "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về".

Đó là ý kiến của ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN TN&NĐ Quốc hội khi phân tích sự phát triển của chính sách tự chủ về nhân sự ở các trường đại học Việt Nam theo xu hướng tự chủ đại học của thế giới.

Tự chủ đại học về nhân sự: Vẫn còn nhiều cán bộ sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về - Hình 1

Ông Trịnh Ngọc Thạch (Ảnh: XH)

Quản lý con người là khó nhất, phức tạp nhất

Từ những phân tích về chính sách tự chủ nhân sự trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam, ông Thạch đã rút ra 3 nhận xét:

Thứ nhất, xét về mặt cơ chế, chính sách, quyền tự chủ về nhân sự của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam được đổi mới và nâng cao từng bước phù hợp xu hướng phát triển của GDĐH thế giới.

Thứ hai, trong khoảng hơn 10 năm, với chặng đường đổi mới chưa dài nhưng có thể nói chính sách tự chủ về nhân sự của các cơ sở GDĐH công lập ở nước ta đã có bước chuyển biến đáng kể, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn để các cơ sở GDĐH chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và các hoạt động khác của nhà trường.

Nhờ chính sách đổi mới, các cơ sở GDĐH đã phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, có điều kiện để chủ động xây dựng đội ngũ GV, nhà khoa học đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thứ ba, mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn tồn tại những vướng mắc, những bất cập trong chính sách tự chủ về nhân sự ở các cơ sở GDĐH. Nhiều văn bản pháp luật liên quan có quy định khác, hoặc "trói buộc" bằng những quy định mới, như: Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động... đã làm cho việc thực hiện chính sách tự chủ về nhân sự của các cơ sở GDĐH, kể cả các cơ sở GDĐH được trao quyền tự chủ cao nhất như ĐHQG, còn gặp nhiều khó khăn, chưa có được những bước đột phá trong chính sách tuyển dụng, thu hút, sử dụng và đãi ngộ GV và cán bộ khoa học có trình độ cao.

Do đó, khả năng hội nhập quốc tế của các cơ sở GDĐH nước ta vẫn còn hạn chế, chưa thể so sánh được với quyền tự chủ của các trường đại học của Úc và một số nước phát triển khác.

Ông Thạch cho rằng, trong các loại quản lý, quản lý con người là loại quản lý khó khăn và phức tạp nhất. Nhưng suy cho cùng, mọi công việc về quản lý đều quy về quản lý con người. Bởi vậy, ở bất cứ một tổ chức nào, quản trị nhân sự cũng được coi là công tác trọng tâm, then chốt.

Ở các nước phát triển, bộ phận nhân sự (Human Resources Office) trong các trường đại học là một trong những bộ phận quan trọng nhất và hầu hết đều có một Phó Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách bộ phận này. Nhưng ở nước ta, như đã nêu ở trên, quản trị nhân sự trong các trường đại học (công lập) chủ yếu vẫn được coi là công việc hành chính.

Cán bộ quản trị nhân sự cũng như cán bộ làm ở các vị trí khác, không có sự phân biệt về tính đặc thù của công việc. Ở nhiều trường đại học hiện nay, "cán bộ hành chính" vẫn còn những người "làm công ăn lương", "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về".

Trong môi trường tự đại học, quản trị nhân sự phải có sự thay đổi chuyển từ "quản trị hành chính nhân viên" sang "quản lý và phát triển nguồn nhân lực" trong môi trường thường xuyên biến đổi. Như vậy, năng lực quản trị nhân sự của hầu hết các trường đại học hiện nay chưa thể đáp ứng yêu cầu này.

Đại học phải chấp nhận rủi ro

Để giải quyết các tồn tại trên, ông Trịnh Ngọc Thạch đã đưa ra một số khuyến nghị về quản trị nhân sự trong trường đại học ở Việt Nam hướng tới tự chủ đại học. Cụ thể theo 2 nguyên tắc:

Nhà nước sớm đổi mới cơ chế quản lý theo hướng trao tối đa quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH, nhà nước chỉ nắm giữ quyền ban hành chính sách vĩ mô, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầu tư hợp lý các nguồn lực để các cơ sở GDĐH thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Các cơ sở GDĐH cần thật sự sẵn sàng và dám chấp nhận rủi ro, đổi mới và nâng cao trình độ và năng lực quản trị để có thể tự chủ thực hiện nhiệm vụ trong môi trường cạnh tranh.

Từ hai nguyên tắc trên, có thể nêu một s.ố đ.ề xuất về giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về quyền tự chủ trong công tác nhân sự của các trường đại học ở nước ta:

Thứ nhất, đổi mới căn bản cách tiếp cận quản lý nhà nước đối với cơ sở GDĐH theo hướng: tập trung sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến tự chủ đại học, trong đó có tự chủ về quản trị nhân sự trong các cơ sở GDĐH; tạo hành lang pháp lý đầy đủ và rõ ràng để các cơ sở GDĐH thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ về cơ chế, chính sách về nguồn lực tài chính và giám sát các hoạt động của cơ sở GDĐH, trong đó cần tập trung vào khâu kiểm soát chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH làm cơ sở để trao quyền tự chủ theo mức độ kiểm định chất lượng và kết quả xếp hạng cơ sở GDĐH.

Thứ hai, sau khi làm tốt công tác kiểm định chất lượng và xếp hạng cơ sở GDĐH, cần phân biệt mức độ tự chủ về quản trị nhân sự trong trường đại học theo hướng tạo hành lang pháp lý để các cơ sở GDĐH có kết quả kiểm định cao và được xã hội thừa nhận thông qua các bảng xếp hạng đại học được tự chủ hoàn toàn về công tác nhân sự.

Theo đó, có thể trao quyền cho Hội đồng đại học và Hiệu trưởng quyết định việc xác định biên chế, tuyển sinh, sử dụng, quản lý cán bộ; bổ nhiệm, bầu cử các chức vụ quản lý (kể cả chức vụ chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng); xét và công nhận đủ điều kiện và bổ nhiệm các chức danh khoa học (GS, PGS) dựa trên các tiêu chí đã được Hội đồng đại học thông qua; quyết định mức lương và thu nhập của GV, nhà khoa học, nhà quản lý theo sự thỏa thuận giữa nhà trường với cán bộ trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc .

Tất cả các công việc trên đây nhà trường được tự chủ thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, trong quá trình thực hiện không cần phải xin phép cơ quan nhà nước ở cấp nào.

Thứ ba, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính theo tinh thần của Nghị định 16/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác của lĩnh vực GDĐH. Theo đó, phân loại mức độ tự chủ cần bổ sung căn cứ vào kết quả kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH và kết quả xếp hạng để trao quyền tự chủ tài chính; đổi mới phương thức cấp kinh phí cho cơ sở GDĐH theo sản phẩm đầu ra.

Trên cơ sở tự chủ tài chính, nhà trường được quyết định mức thu nhập của cán bộ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đóng góp xuất sắc của cán bộ, không bị lệ thuộc vào quy định của cấp quản lý khác, trừ việc đóng thuế thu nhập theo pháp luật.

Thứ tư, các cơ sở GDĐH cần đổi mới cơ chế quản trị nhằm nâng cao năng lực tự chủ nói chung và tự chủ trong lĩnh vực quản trị nhân sự nói riêng, đáp ứng các yêu cầu của chính sách tự chủ đại học mà Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã và sẽ ban hành. Các trường đại học được trao quyền tự chủ cao cần ưu tiên đầu tư cho bộ phận quản trị tài chính và quản trị nhân sự theo kịp yêu cầu chuyển đổi từ "mô hình sự nghiệp" sang "mô hình doanh nghiệp", từ mô hình "quản trị hành chính nhân viên" sang "mô hình quản trị nguồn nhân lực".

Hồng Hạnh ( ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một nam ca sĩ bị người nhà cô lập tại Úc: "Tôi bị la mắng, bị cho ăn thức ăn thừa"
20:21:07 06/07/2024
Clip hot: Lưu Diệc Phi gặp gỡ cha nuôi tỷ phú, thái độ bất ngờ giữa nghi vấn cắt đứt quan hệ vì tình mới
19:45:37 06/07/2024
Nam ca sĩ từng bị đồn yêu Mai Phương Thúy: "Tôi sẵn sàng để người ta lợi dụng"
20:24:13 06/07/2024
Tiến Khoa: Tố Minh Béo quỵt t.iền, từng "Đòi nợ" với Nam Thư gây bão làng hài
21:35:33 06/07/2024
Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ luôn che kín mặt khi cho con bú, hỏi ra lý do tôi c.hết điếng
18:33:51 06/07/2024
Nữ danh ca chịu nhiều oan ức khi làm vợ 4 của nhạc sĩ nổi tiếng, U70 hạnh phúc bên chồng 2
20:26:43 06/07/2024
Từng cạo đầu xuất gia gieo duyên, MC Phan Anh giờ ra sao?
21:28:20 06/07/2024
TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'
20:50:09 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sơn Tùng không chấp nhận mình đã 30 t.uổi, có loạt hành động "vô tri" trong ngày sinh nhật khiến fan cười mệt!

Nhạc việt

01:03:11 07/07/2024
Chúc mừng sinh nhậtSơn Tùngtròn 30 tuổi! Hôm nay, nam nghệ sĩ cùng hàng triệu người hâm mộ đã cùng thổi nến để đón chào đầu ba với nhiều các hoạt động trên MXH làm netizen không khỏi ôm bụng cười!

Bắt tàu vận chuyển 45.000 lít dầu FO không rõ nguồn gốc ở vùng biển Hải Phòng

Pháp luật

00:21:26 07/07/2024
Cụ thể, lúc 20h tối 5/7, tại khu vực vùng biển gần đền Bà Đế (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), tổ công tác đã tiến hành kiểm tra phương tiện thủy gắn số HP-00189-TS.

Ở Nam Định có một món bánh "ăn là ghiền": Mách bạn 5 địa chỉ ngon nhất chỉ dân địa phương mới biết

Ẩm thực

23:39:31 06/07/2024
Những chiếc bánh xíu páo nóng hổi, thơm phức là món ăn vặt được người Nam Định cực kỳ yêu thích. Du khách đến đây cũng phải tìm mua để nếm thử hoặc mang về làm quà cho người thân.

Độ Hoa Niên tập 23: Bùi Văn Tuyên và Lý Dung cởi trần tắm chung

Phim châu á

23:26:09 06/07/2024
Những ngày qua, phim cổ trang Độ Hoa Niên liên tục gây bão mạng xã hội với chuyện tình dây dưa hai kiếp người của trưởng công chúa Lý Dung (Triệu Kim Mạch đóng) và Bùi Văn Tuyên (Trương Lăng Hách đóng).

Nam Cường bị stress, ngủ mơ cũng đọc thoại khi nhận vai diễn chàng trai bị thiểu năng

Hậu trường phim

23:13:44 06/07/2024
Nam Cường thậm chí ngủ còn mơ thấy mình thoại, ra đường đi mua đồ hay nói chuyện với bạn bè thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng, chưa thoát được vai, cứ tưởng như mình là một cậu bé vậy.

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga

Thế giới

23:11:09 06/07/2024
Sau vòng đầu tiên, hơn 300 ghế đã chuyển sang cuộc đua ba bên. Chỉ những ứng cử viên giành được ít nhất 12,5% số phiếu bầu ở vòng đầu tiên mới có thể lọt vào vòng 2.

EWC: Fan quốc tế nói gì về trận thua chóng vánh của Gen.G?

Mọt game

23:08:29 06/07/2024
Tối ngày 05/07 vừa qua, Gen.G (nhà đương kim vô địch Hàn Quốc) đã phải nhận lấy một trận thua 0-2 muối mặt trước đối thủ Trung Quốc TOP Esports.

Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử

Tin nổi bật

22:58:43 06/07/2024
Ngày 6/7, Công an phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đơn vị đã kịp thời cứu thành công 1 người phụ nữ định nhảy cầu Hòa Mạc t.ự t.ử.

Bộ ba Anh Tài đưa khán giả ngược về những năm 2000, còn làm 1 điều khẳng định mình không "hết thời"!

Tv show

22:58:28 06/07/2024
Một trong những tiết mục gây chú ý ở tập 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là của nhóm Thanh Xuân Học Đường gồm Phạm Khánh Hưng - Đăng Khôi - Quốc Thiên.

Diễn viên hài Tony Knight qua đời ở t.uổi 54 do... cành cây rơi trúng!

Sao âu mỹ

22:50:20 06/07/2024
Diễn viên hài người Anh Tony Knight (còn được gọi là Dog Listener) đã qua đời sau tai nạn bất ngờ tại một lễ hội ở Pháp.

Loạt mỹ nhân châu Á sụp đổ danh tiếng, sự nghiệp vì làm 'kẻ thứ ba'

Sao châu á

22:46:24 06/07/2024
Kim Min Hee, Huỳnh Tâm Dĩnh, Ryoko Hirosue... đ.ánh mất danh tiếng, sự nghiệp lao đao vì vướng bê bối ngoại tình, phá hoại gia đình người khác.