Từ chối thủ khoa, tuyển sinh viên loại khá
Một số sinh viên tốt nghiệp thủ khoa xin ở lại nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn của mình lại bị trường từ chối. Trong khi đó, trường giữ lại sinh viên tốt nghiệp loại khá.
Năm 2010, Lê Ngọc Hà Thu tốt nghiệp thủ khoa ngành hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) với điểm trung bình học tập 8,43. Khóa luận tốt nghiệp của thủ khoa này cũng được đăng trên tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ của ĐH Quốc gia TP.HCM. Hà Thu nhiều lần bày tỏ được ở lại bộ môn hóa học hữu cơ làm việc, nghiên cứu nhưng không được khoa đồng ý.
Sau đó, Hà Thu được trường bố trí làm việc ở khoa khoa học vật liệu của trường. “Hóa học hữu cơ là chuyên môn, sở trường của tôi. Chuyển qua khoa học vật liệu có nhiều cái bỡ ngỡ, buộc tôi phải học lại từ đầu” – Thu chia sẻ. Tương tự, tháng 6/2012, SV Lý Thị Minh Tâm tốt nghiệp thủ khoa ngành hóa học (điểm số 8,62). Nguyện vọng ở lại bộ môn hóa học hữu cơ của Tâm cũng không được khoa đồng ý. Cùng thời gian đó, bộ môn hóa học hữu cơ giữ một SV loại khá ở lại làm việc tại bộ môn.
Tân cử nhân Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) tốt nghiệp năm 2010. Trong số này, nhiều sinh viên giỏi đã được giữ lại trường. (Ảnh: Như Hùng)
Video đang HOT
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Lê Quan – trưởng khoa hóa học – cho biết hiện khoa có năm bộ môn, ba phòng thí nghiệm với tổng cộng khoảng 80 cán bộ, nhân viên. “Chúng tôi cố gắng cân đối mỗi bộ môn từ 15-16 cán bộ để đảm bảo việc giảng dạy, nghiên cứu. Hai bộ môn đông cán bộ nhất ở khoa hiện nay là hóa hữu cơ và hóa lý. Trong khi đó, những bộ môn khác như hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa polimer chỉ có 10 cán bộ. Chương trình giảng dạy không thay đổi, SV không tăng mà giữ các em lại, không bố trí được giờ giảng cũng tội cho các em. Do đó, chúng tôi hạn chế tuyển người ở bộ môn đã đông cán bộ”.
Còn về việc không tuyển thủ khoa nhưng tuyển SV loại khá được TS Quan lý giải: “Bộ môn hóa học hữu cơ có bốn nhóm nghiên cứu. Có nhóm quá đông SV giỏi ở lại nhưng cũng có nhóm không có SV giỏi nào. Từ thực tế đó, giáo sư của nhóm không có SV giỏi đề xuất tuyển SV loại khá của nhóm mình và khoa đồng ý”.
Ông Trần Phong Dũng – trưởng phòng tổ chức hành chính nhà trường – cho biết chủ trương của trường là tuyển những SV tốt nghiệp loại giỏi ở lại trường. Tuy nhiên theo ông Dũng, những năm trước giữ SV giỏi ở lại trường dễ hơn vì bộ phận nào cũng thiếu. Dần dần số SV tốt nghiệp loại giỏi tập trung về một phía đông lên. Do đó, trường không tuyển dụng ở bộ phận đã đủ người nhưng vẫn giữ lại để bố trí ở bộ phận khác. “Giữ lại trường nhưng có thể phân công không vừa ý vì chỗ SV có nguyện vọng đã đủ người rồi. Chẳng hạn trường hợp của Hà Thu, phải chuyển em qua khoa học vật liệu vì hóa hữu cơ đông quá. Trường hợp Minh Tâm cũng vậy, trường đang xem xét bố trí nơi phù hợp cho em” – ông Dũng nói.
Theo Hà Bình
Tuổi Trẻ
Điểm chuẩn NV2 của một số trường lớn
Ngày 11/9, nhiều trường ĐH lớn tại TP.HCM công bố điểm chuẩn NV2. Đúng như dự kiến, điểm chuẩn nhiều ngành tăng cao, có ngành tăng đến 6 điểm so với điểm chuẩn NV1.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM): Công bố điểm chuẩn NV bổ sung như sau: lịch sử: 23 (C - nhân hệ số 2 môn lịch sử), 14,5 (D) nhân học: 16,5 triết học: 17 (C), 16 (D1) xã hội học: 19 thư viện thông tin: 15 (C), 14,5 (D1) giáo dục: 17 (C), 16,5 (D1) lưu trữ học: 17 (C), 15,5 (D1) văn hóa học: 19 (C), 18,5 (D1), các ngành ngôn ngữ Nga (song ngữ Nga - Anh): 26,5 ngôn ngữ Pháp: 27 (D1), 20,5 (D3) ngôn ngữ Đức: 25,5 ngôn ngữ Tây Ban Nha: 24,5 ngôn ngữ Ý: 23 (các môn ngoại ngữ nhân hệ số 2).
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Điểm chuẩn NV2 ngành sư phạm tin học: 15,5 công nghệ thông tin: 16, vật lý học: 16 sư phạm sinh học: 21 văn học: 17,5 Việt Nam học: 17.5 giáo dục quốc phòng an ninh: 14,5 quốc tế học: 18 giáo dục chính trị: 16 quản lý giáo dục: 17 giáo dục đặc biệt: 15 sư phạm song ngữ Nga - Anh: 20,5 (D2) 23 (D1) ngôn ngữ Nga - Anh: 22,5 sư phạm tiếng Pháp: 19 ngôn ngữ Pháp: 20 sư phạm tiếng Trung Quốc: 19 ngôn ngữ Trung Quốc 21 ngôn ngữ Nhật: 21(D6), 26 (D1).
Trường ĐH Tài chính - Marketing: Điểm chuẩn NV2 hệ ĐH ngành bất động sản (chuyên ngành kinh doanh bất động sản): 17, hệ thống thông tin quản lý (chuyên ngành tin học kế toán): 18,5, tài chính công: 19, tài chính bảo hiểm và đầu tư: 19,5. Bậc CĐ chuyên ngành tiếng Anh kinh doanh: 16, hệ thống thông tin quản lý (chuyên ngành tin học kế toán): 14 điểm.
Trường ĐH Sài Gòn: Điểm chuẩn NV2 hệ ĐH ngành khoa học thư viện: 16 (C), 15 (D1) giáo dục chính trị: 17,5 (C), 16 (D1). Điểm chuẩn NV1, NV2 hệ CĐ ngành Việt Nam học: 15 (C), 13,5 (D1) tiếng Anh: 16 khoa học thư viện: 12 (A, D1), 13 (B), 13,5 (C) lưu trữ học: 12,5 (C), 11,5 (D1) quản trị kinh doanh: 14,5 (A, A1), 15 (D) tài chính ngân hàng: 14,5 (A, A1), 15,5 (D) kế toán: 14,5 (A, A1), 15 (D1) quản trị văn phòng: 15,5 (C), 14,5 (D1) công nghệ thông tin: 13 công nghệ kỹ thuật điện, điện tử: 12 công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông: 11 công nghệ kỹ thuật môi trường: 12,5 (A), 14 (B) giáo dục tiểu học: 14,5 (A), 15,5 (B) giáo dục công dân: 13,5 (C), 16,5 (A) sư phạm vật lý: 15, sư phạm hóa học: 15,5, sư phạm sinh học: 15,5 sư phạm kỹ thuật công nghiệp: 11, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp: 11 sư phạm kinh tế gia đình: 11,5 sư phạm ngữ văn: 16,5, sư phạm lịch sử: 15,5 sư phạm địa lý: 13 (A, A1), 15,5 (C) sư phạm tiếng Anh: 17.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM): Điểm chuẩn NV2 ngành toán học: 17 vật lý: 17 khoa học vật liệu: 17,5 hải dương học: 15 CĐ công nghệ thông tin: 12,5.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Điểm chuẩn NV bổ sung đợt 2 bằng điểm sàn. Đối với ngành thiết kế đồ họa điểm chuẩn NV bổ sung đợt 2 và xét tuyển đợt 3 là 13 (khối V, H). Trường tiếp tục xét tuyển 700 chỉ tiêu bậc ĐH và 2.000 chỉ tiêu bậc CĐ với mức điểm xét tuyển bằng điểm sàn. Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 10 đến hết ngày 30/9.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM: Điểm chuẩn NV bổ sung các ngành như sau: công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật ô tô: 13 công nghệ chế biến lâm sản, lâm nghiệp, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ rau hoa quả và cảnh quan: 13 (A), 14 (B) nuôi trồng thủy sản: 14 (A), 15 (B) công nghệ thông tin: 14,5 (A), 15 (D) kinh doanh nông nghiệp, kinh tế: 13 (A), 14 (D1) bản đồ học: 13 (A), 13,4 (D1). Bậc CĐ ngành công nghệ thông tin: 11 (A), 12 (D1) quản lý đất đai: 12 (A, D1) công nghệ kỹ thuật cơ khí: 10 (A) kế toán: 12,5 nuôi trồng thủy sản: 12.
Nhiều trường phía Bắc tiếp tục tuyển bổ sung NV2: Do không tuyển đủ chỉ tiêu nên nhiều trường ĐH, trong đó có cả những trường ĐH lớn của khu vực phía Bắc, tiếp tục thông báo xét tuyển thêm NV2 (bổ sung lần 2).
Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết sẽ xét tuyển bổ sung 120 chỉ tiêu vào tất cả các ngành đào tạo với mức điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn NV1 từ 0,5 đến 1 điểm. Cụ thể, ngành kinh tế tuyển 20 chỉ tiêu với mức điểm 21,5 cho 3 khối A, A1, D1 ngành kinh tế quốc tế tuyển 26 chỉ tiêu với 22,5 điểm ở khối A và D1, 22 với khối A1 ngành quản trị kinh doanh tuyển 12 chỉ tiêu với mức điểm 22 ở cả 3 khối A, A1, D1 ngành tài chính ngân hàng tuyển 22 chỉ tiêu tuyển khối A và D1 với mức điểm 22 kinh tế phát triển tuyển 24 chỉ tiêu với mức điểm khối A: 21 A1: 20,5 D1: 20,5 ngành kế toán tuyển 16 chỉ tiêu với khối A: 22,5, A1 và D1: 21. Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 5-17h ngày 12/9.
Theo Người Lao Động
Xét tuyển chương trình cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế tại ĐH KHTN, ĐHQG TPHCM TS William A.Mayers - Trưởng dự án hợp tác đào tạo của trường ĐH KeuKa (New York, Mỹ) tại Việt Nam đã thông tin về việc xét tuyển chương trình cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.CM. Ông có thể giới thiệu đôi nét về trường ĐH Keuka? TS. Mayers: Trường ĐH...