Từ câu chuyện sức nặng của ly nước, ngẫm ra nghệ thuật quản lý căng thẳng và bí quyết tìm bình yên giữa cuộc sống áp lực
Nếu như luôn mang theo gánh nặng trên mình mà không thể giải tỏa, sớm muộn cũng đến lúc bạn gục ngã và không thể bước tiếp.
Từ câu chuyện sức nặng của ly nước
Trong một buổi diễn thuyết, vị giảng viên nọ cầm trên tay một ly nước và hỏi mọi người trong khán phòng: “Các bạn nghĩ ly nước này nặng bao nhiêu?”.
Đáp án cho câu hỏi này là, ly nước nặng trong khoảng 20g – 500g.
Song, người giảng viên nói tiếp: “Trọng lượng chính xác của ly nước này là bao nhiêu không quan trọng. Quan trọng là bạn sẽ giữ nó trong bao lâu. Nếu tôi cầm ly nước này chỉ khoảng 1 phút, chẳng thành vấn đề. Nếu tôi cầm nó khoảng 1h đồng hồ, tôi sẽ bị đau cánh tay phải. Còn nếu tôi giữ ly nước nguyên 1 ngày trời, ắt hẳn tôi phải đi cấp cứu cũng nên! Vậy đấy, trong mỗi trường hợp dù ly nước có trọng lượng như nhau, nhưng bạn giữ nó càng lâu thì sức nặng từ nó càng lớn”.
Ở một góc nhìn khác, hãy coi ly nước như “sự căng thẳng”. Nếu như bạn luôn mang theo gánh nặng trên mình, nó sẽ dần trở nên nặng hơn mỗi ngày. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ gục ngã và không thể bước tiếp.
Cũng như ly nước, hãy đặt nó xuống khi cánh tay bạn đã mỏi nhừ. Tự cho mình nghỉ ngơi một quãng để lấy lại năng lượng trước khi tiếp tục. Vì vậy trước khi trở về nhà vào tối nay, hãy trút bỏ hết những gánh nặng công việc. Đừng mang theo áp lực về với tổ ấm thân yêu. Bạn có thể tiếp tục “đeo” nó lên vào ngày mai khi đã sẵn sàng.
Dù bạn đang mang gánh nặng nào bây giờ, hãy đặt chúng xuống một lát nếu có thể. Dưới đây là 5 lời khuyên dành cho bạn để tìm được sự bình yên giữa cuộc sống áp lực:
1. Xử lý những công việc “hóc búa” nhất của bạn vào buổi sáng
Thật tuyệt để bắt đầu một ngày mới với những công việc dễ dàng, nhưng hãy thử làm ngược lại xem sao? Xử lý một đầu việc khó vào đầu ngày giống như cầm một cốc nước trong cánh tay dang rộng, khỏe mạnh. Hãy làm công việc tốn năng lượng nhất vào buổi sáng – thời điểm bạn có nhiều năng lượng nhất. Điều này có thể giúp bạn có năng suất làm việc cao nhất cũng như sự thư thái với các đầu việc khác trong thời gian còn lại của ngày.
Video đang HOT
2. Ngừng căng thẳng về những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn
Bạn lên kế hoạch đi chơi xa với bạn bè nhưng vào phút cuối, trời đổ mưa rất to. Khi đó, phản ứng của bạn là gì?
Một số người sẽ khó chịu và bực bội vì sự bất như ý đó, họ ngay lập tức phàn nàn với những người xung quanh: “Thật không công bằng! Những sự cố luôn xảy đến với tôi!”. Sự bực bội sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả, bởi những tác động ngoại cảnh không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Sự thật là dù bạn có bực bội đến mấy, trời cũng không thể ngừng mưa.
Thay vào đó, chỉ cần chú tâm vào những gì bạn có thể làm được mà thôi. Trong tình huống trời mưa, “kèo” đi chơi hoãn lại, đứng dưới hiên ngắm mưa và lắng nghe tiếng mưa tí tách trên mái nhà, hoặc nằm trên giường và đọc một cuốn sách hay cũng là một lựa chọn không tồi chút nào.
Hãy học cách chấp nhận và ngừng căng thẳng về những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nương theo dòng chảy cuộc sống và làm hết sức có thể trong khả năng của mình, cuộc sống nhờ đó sẽ dễ thở hơn rất nhiều.
3. Ngừng bận tâm về những gì người khác đang nghĩ
Bạn tự ti về khả năng khiêu vũ của bản thân? Bạn hiếm khi tụ tập bạn bè mỗi khi có sự kiện buộc phải nhảy hoặc khiêu vũ? Và nếu có mặt, bạn cũng lúng túng đứng bên ngoài cuộc vui vì lo lắng những cử chỉ “ngượng ngùng” của mình sẽ khiến mọi người cười chê.
Thực tế, không ai quá quan tâm vào cách bạn nhảy như thế nào, nghệ thuật ra sao. Mọi người yêu mến bạn là vì ở bạn toát ra sự vui vẻ, tích cực và dễ chịu. Đừng quá lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Rất có thể, họ đang quá bận rộn để tự hỏi người khác đang nghĩ gì về mình.
4. Nói ra 3 điều bạn biết ơn ngay bây giờ
Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, chỉ cần nhớ tới 3 điều đơn giản khiến bạn biết ơn ngay lúc này. Đó có thể là: Tôi cảm thấy biết ơn khi cơ thể tôi vẫn khỏe mạnh dù nhiều lúc tôi đã đối xử chưa thật tốt với cơ thể mình, tôi cảm thấy biết ơn công việc này vì nhờ nó tôi đã phát triển hơn kỹ năng của mình,… Hãy nhớ bất cứ thứ gì khiến bạn cảm thấy mình may mắn hơn những người khác. Đó là một phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả, có thể chuyển hóa sự bực bội cáu kỉnh thành bình an và hạnh phúc ở thực tại.
5. Tới cạnh cửa sổ, nhìn ra bầu trời bên ngoài và hít thở sâu
Mỗi lúc căng thẳng, bạn có thể tới gần cửa sổ hoặc nơi nào có nhiều không khí tự nhiên nhất, sau đó hít một hơi thật sâu. Chỉ tập trung vào hơi thở của mình và tạm quên đi mọi thứ. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế cho thấy tập trung vào hơi thở sẽ khiến bạn bớt lo lắng, bình an và hòa ái hơn.
Tâm sự nhói lòng của cựu sinh viên FTU: "Mình rất mệt nhưng lại không muốn về nhà"
'Mình hiểu rằng đôi khi công việc không giải tỏa được căng thẳng, người ta luôn có xu hướng về giải tỏa lên chính gia đình của mình.
Nhưng nực cười thay, bố mẹ mình lại chọn cách giải tỏa tiêu cực nhất. Và mình là người phải chịu đựng...' - lời tâm sự của cựu sinh viên ngoại thương nhận được sự đồng cảm từ cộng đồng mạng.
Gia đình luôn là điều tuyệt vời nhất, là nơi luôn dang rộng vòng tay đón chúng ta mỗi khi mệt mỏi, thậm chí thất bại, luôn yêu thương ta vô điều kiện. Tuy nhiên, với nhiều người, gia đình lại không thực sự là nơi họ lựa chọn để trở về khi mệt mỏi hay thất bại. Đôi khi, gia đình còn là nơi làm cho họ cảm thấy áp lực, gánh nặng hơn bất cứ điều gì.
Câu chuyện của một cựu sinh viên sau đây là một minh chứng. Mới đây, 1 confession trên trang FTU Confession đã khiến dân tình đồng cảm với câu chuyện đi làm không mệt, về nhà mới mệt. Chủ thớt cho biết sau 8 - 12 tiếng làm việc mỗi ngày, người này rất áp lực khi phải về nhà và nghe những tiếng càm ràm, cằn nhằn đến từ ba mẹ. Các vị phụ huynh có xu hướng giải tỏa những cảm xúc tiêu cực lên con cái dù cô bạn cũng đã có 1 ngày rất dài vật lộn với công việc. Điều này khiến chủ nhân của bài đăng cảm thấy không hạnh phúc trong chính ngôi nhà của mình.
Nhiều người trẻ cảm thấy không hạnh phúc trong chính ngôi nhà của mình... (Ảnh minh họa)
"MÌNH KHÔNG HẠNH PHÚC
Mình là cựu sinh viên đã ra trường được một vài năm. Công việc của mình tốt, đổi lại mình cần mất hơn 8 tiếng thậm chí 12 tiếng một ngày cho nó. Mình chấp nhận và không hề kêu than một lời. Nhưng gia đình mình thì không.
Về nhà sau một ngày làm việc, mình chỉ nghe thấy tiếng càu nhàu của mẹ. Vừa đặt chân về đến nhà, mẹ mình nói bóng gió với em mình rằng mình không nấu cơm cho mẹ mình và em mình ăn đâu, nên em mình tự đi nấu đi. Bố mình dạo này do COVID-19, làm ăn không được như trước. Hơi một chút là bố đá thúng đụng nia, lấy lý do để chửi. Mình hiểu rằng đôi khi công việc không giải tỏa được căng thẳng, người ta luôn có xu hướng về giải tỏa lên chính gia đình của mình. Nhưng nực cười thay, bố mẹ mình lại chọn cách giải tỏa tiêu cực nhất. Và mình là người phải chịu đựng mặc dù ngày làm việc nào của mình thực sự rất "dài"?
Mình rất mệt nhưng lại không muốn về nhà.
Mình đã nghĩ đến việc chuyển ra ở riêng. Nhưng tất cả mọi người đều can ngăn vì nếu ra ở riêng thì tình cảm gia đình cũng dứt.
Không ai yêu mình nên mình đâu lấy được chồng để chuyển đi.
Mình có nghĩ được một kế hoạch dài hơi khác nhưng mình cần thời gian để thực hiện nó. Còn bây giờ, mình kiệt quệ".
Cuộc sống ngoài kia đã quá nhiều mỏi mệt, thế nhưng khi trở về nhà, họ cũng không thực sự vui vẻ, hạnh phúc... (Ảnh minh họa)
Ngay sau khi những lời tâm sự này được đăng tải ngay lập tức nhận được sự đồng cảm của cộng đồng mạng, rất nhiều người đã lên tiếng bày tỏ tâm tư, nỗi lòng của mình về hoàn cảnh tương tự chủ thớt.
"Mình nhìn thấy bản thân trong chính câu chuyện của bạn. Chính vì vậy, mỗi khi nghe bạn bè khoe về gia đình của họ, mình thầm ghen tỵ. Mình không biết lỗi là ở mình hay ở bố mẹ nữa, nhưng rõ ràng mình đã cố gắng rất nhiều cả trong học tập lẫn làm người con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Bố mẹ dường như không để ý đến cảm xúc của mình, dần dần, giữa mình và bố mẹ thực sự ít những cuộc nói chuyện cùng nhau. Có chăng chỉ khi nào thực sự cần thiết, mình mới tìm bố mẹ".
"Rất cảm thông với bạn, có lẽ, giữa bố mẹ và chúng ta đã có sự không thấu hiểu nhau rồi. Lứa tuổi của bọn mình cũng dễ tủi thân, tổn thương nên khi vừa đi làm về nghe mẹ nói này nói kia, thành ra cảm thấy mệt mỏi hơn, cảm thấy chán nản hơn. Mình nghĩ, bạn nên tìm cách ngồi lại nói chuyện với mẹ nhiều hơn để 2 mẹ con hiểu nhau".
"Có lẽ do bạn quá bận rộn với công việc mà quên mất việc dung hòa tình cảm với gia đình nên giữa mọi người chưa có sự thấu hiểu. Hãy tìm cách nói chuyện nhiều cùng bố mẹ để lắng nghe họ suy nghĩ gì, và cũng là cơ hội để bày tỏ suy nghĩ của mình nhé", là những bình luận mà cư dân mạng để lại.
Chỉ cần chồng có việc để làm Tôi 34 tuổi, kết hôn được 8 năm, có một trai và một gái, các con đều rất ngoan. Chúng tôi sống ở quê, tôi có việc ổn định với mức lương 20 triệu mỗi tháng, còn buôn bán online thêm. Chồng học trung cấp, trước kia làm ở cơ quan nhà nước với mức lương rất thấp, chỉ khoảng 3 triệu mỗi...