Từ cậu bé mê game trở thành sinh viên đại học Top 20 thế giới
Hiếm khi người ta thấy cậu bé ấy cầm bút học bài, chỉ thấy cậu cầm điện thoại, máy tính để chơi game.
Người ta bảo có khi cậu “hỏng” mất, vậy mà cậu bé mê game ngày ấy nay đã làm bao người phải kinh ngạc vì sự bứt phá ngoạn mục khi đồng thời được nhận được cái “gật đầu” của hàng loạt trường đại học Top 20 danh tiếng nhất thế giới. Cậu là Nguyễn Hoàng Minh, 18 tuổi, tân sinh viên trường đại học University of California in San Diego.
Từ bỏ sự cám dỗ của game
Minh thừa nhận thời còn học cấp 1, 2 cậu là đứa nghiện game kinh khủng, cậu có thể không cần ăn, không cần ngủ chỉ cần chơi game. “Em bị bố mẹ mắng suốt ngày vì không lo học hành chỉ game game, nhưng quả thực nhìn đống sách vở toàn chữ em đã thấy chán nản rồi”, Minh bộc bạch.
Năm Minh 14 tuổi, cậu nằng nặc xin bố mẹ đi du học trung học ở Mỹ vì cậu nghĩ sang đó không có ai quản thúc, không có ai giám sát, cậu có thể tự tung tự tác, tha hồ mà chơi game. Nhưng bố mẹ Minh lại nghĩ khác, họ biết môi trường học tập bên đất Mỹ là thế nào và đồng ý cho cậu đi du học mặc dù cũng có không ít phân vân, lo lắng. Và quả thực họ đã đúng về quyết định của mình.
Minh chia sẻ: “Môi trường học tập ở Mỹ rất đặc biệt, họ chú trọng phát triển con người toàn diện, em được học tập trên lớp thảo luận với các thầy cô, thực hành trong phòng thí nghiệm, cùng rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, thể thao…phải nói cực kỳ hấp dẫn, nó cuốn em đi khiến em không còn tâm trí và thời gian mà để ý đến game nữa”.
Và khi đã có thêm ý chí thôi thúc và nghị lực, Minh quyết tâm phải thi đỗ đại học, cha mẹ em không kỳ vọng nhiều vì họ biết sự cạnh tranh vào đại học ở nước ngoài vô cùng khốc liệt, thế nên chỉ cần là đại học thì trường nào cũng được nhưng với Minh, khi đã cố gắng, cậu phải đạt được thứ hạng tốt nhất. Và trường đại học đầu tiên gửi thông báo nhận em là sinh viên đó là trường University of Sydney – trường đại học danh tiếng hàng đầu của nước Úc khiến mọi người ngỡ ngàng. Và càng choáng nặng hơn nữa khi liên tiếp hàng loạt các trường đại học danh tiếng khác gửi thông báo về là University of California San Diego, Mohash University, UC Barbara, UC Davis, UC Irvine, UC Santa Cruz, UC Merced, UC Riverside, University of Connecticut … trong đó University of California in San Diego và Mohash University tại Úc là 2 trường nằm trong TOP 5 thế giới về Dược đồng thời UC San Diego còn nằm trong top 20 trường đại học tốt nhất thế giới.
Đạt SAT 1450/1600; TOEFL 108/120 điểm là những con số ấn tượng mà Minh giành được trong các bài thi chuẩn hóa.Tuy nhiên, điểm số không phải là tất cả đối với việc quyết định hồ sơ ứng viên có được chấp thuận hay không.
” Bài luận là một yếu tố giúp ban tuyển sinh đánh giá năng lực ứng viên. Do vậy, phải làm sao để khi đọc, họ nhận ra mình là con người như thế nào, phẩm chất ra sao, có trung thực, nhân hậu, tốt bụng, có chí tiến thủ hay không và những giá trị mà mình hướng tới thế nào. Đặc biệt họ cũng rất chú trọng tới sức khỏe, thể lực, lời giới thiệu, nhận xét của các thầy cô. Bật mí một chút nhé, em đã 3 lần vô địch toàn bang Connecticut môn bắn súng cũng là một yếu tố để nhận được cái “gật đầu” của họ”, Minh tự tin nói.
Video đang HOT
Sự lựa chọn theo trái tim
Khi được hỏi phải lựa chọn một trường đại học trong số rất nhiều những trường danh tiếng đó chắc hẳn Minh đã phải rất phân vân. Nhưng không, việc ứng tuyển nhiều trường chỉ là để đánh giá xem năng lực bản thân mình đến đâu mà thôi, còn trong đầu em đã có định hướng sẵn từ trước, em đã chọn trường University of California in San Diego – trường đại học nằm trong Top 5 thế giới về Dược.
Hóa ra dòng máu dược sĩ đã chảy trong con người em từ bao giờ khi cả gia đình em đều có truyền thống làm bác sĩ, dược sĩ. Được biết nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ y tế Phạm Vũ Khánh là ông của em.
Bố của em là bác sĩ nha khoa, mẹ em là dược sỹ Phạm Thanh Thủy – Cựu học sinh trường Ams, hiện đang là giám đốc công ty Botania – công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Từ một cậu bé mê game ngày nào, bây giờ Minh đã chín chắn và trưởng thành, có ước mơ, hoài bão, tháng 8 này em sẽ trở thành sinh viên đại học. Giấc mơ lớn nhất của em là sẽ trở về Việt Nam, cùng chung tay để phát triển ngành dược trong nước thật lớn mạnh.
Chúc em sẽ hoàn thành ước mơ của mình và thành công trên con đường đã chọn!
Học sinh vùng khó vừa chăn bò vừa dò sóng học online trong mùa Covid-19
Vừa chăn bò, cô bé người Ba Na vừa chăm chú ghi chép những hướng dẫn của giáo viên qua chiếc điện thoại bị vỡ màn hình. Lâu lâu, em lại dời lên những ngọn núi cao dò sóng để theo dõi tiếp bài giảng.
Giữa buổi trưa, bầu trời làng Hway (xã Đăk Tnang, huyện Kong Chro, Gia Lai) không một gợn mây trắng. Đi tiếp trên con đường đất đỏ, chúng tôi bỗng dừng lại khi thấy một cô học trò người Ba na đang chăm chú nhìn vào chiếc điện thoại, rồi ghi chép rất tỉ mỉ.
Thấy người lạ, cô bé có chút sợ hãi nhưng vẫn hỏi nhẹ: "Các chú có việc gì không ạ?". Một bên tai em vẫn gắn phone để không bỏ qua những lời giáo viên dạy. Qua một hồi trò chuyện, chúng tôi càng khâm phục về ý chí, nghị lực của cô học trò người Ba Na, nhất là trong mùa dịch Covid-19.
Tận dụng những lúc rảnh rỗi khi đi chăn bò, Lệ lấy sách vở ra ôn tập để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới.
Được biết, em tên là Đinh Thị Mỹ Lệ, hiện là học sinh lớp 12A1, trường THPT Hà Huy Tập (tại Hway, xã Đăk Tnang). Hiện Lệ đang học tại trường nội trú ở trung tâm huyện Kông Chro, cách nhà 15 km. Bố Lệ là cán bộ xã, mẹ làm nông nên cô quyết tâm "thoát nghèo" bằng cái học. Hàng tuần, cô học trò Ba Na lại gói ghém sách vở, áo quần để lên trường học. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19 nên toàn bộ học sinh phải nghỉ ở nhà. Xa trường và bạn bè, cô bé lại về giúp đỡ bố mẹ việc nhà và đi chăn bò. Tuy nhiên, điều Lệ mong mỏi là có thể trở lại trường để tiếp tục việc học và hướng đến cánh cửa Đại học Sư phạm.
Lệ tâm sự: "Sau tiết chào cờ, cả trường thông báo nghỉ dịch. Lúc đó ai cũng vui vì được về nhà xả hơi... Sau một tuần, chúng em tiếp tục được quay trở lại trường. Học được ba tuần, nhà trường tiếp tục cho nghỉ vì lúc ấy "dịch bệnh đang bùng phát dữ dội" và "chưa biết ngày nào học lại". Thông báo lần này khiến em và các bạn không vui như trước nữa. Trái lại là nỗi lo lắng khi năm học lớp 12 sắp kết thúc, nhiều dự định, khao khát tốt nghiệp phổ thông ở phía trước. Xa thầy cô, việc tự học càng trở nên khó khăn, nhiều bài toán khó không biết hỏi ai".
Khát khao của những học sinh vùng khó là sớm quay lại trường để có điều kiện tiếp thu bài tốt hơn
Những ngày trường học đóng cửa, cô học trò 18 tuổi mô tả cuộc sống của mình thật buồn chán và không thể tập trung ôn tập. Buổi sáng, Lệ và đứa em trai lớp 9 lùa đàn bò 17 con lên núi thả. Buổi trưa, em chỉ ăn cơm nắm, muối vừng ăn dưới gốc cây để chăn đàn bò đến 4-5h chiều mới về. Mấy tuần nay, nhà trường thông báo triển khai việc ôn tập trực tuyến trên Truyền hình đã làm em rất thích và có động lực trở lại.
Lệ bộc bạch: "Mỗi tối, em thường chạy vào UBND xã Đăk Tnang để dùng "ké" wifi học trực tuyến. Em mượn bàn và ghế nhựa, đặt giữa hành lang để ngồi học. Những gì các giáo viên hướng dẫn, em đều ghi chép để có cơ sở, định hướng ôn tập. Mỗi lúc đi chăn bò, em cũng mang sách vở và chiếc điện thoại cũ của bố mẹ cho để lên mạng xem lại các bài giảng clip dạy trên truyền hình".
Trong khoảng thời gian ngắn mỗi tối, Lệ vừa xem các bài giảng của các giáo viên bộ môn đăng trên trang web của trường và vừa xem lại video bài giảng trực tuyến qua Youtube. Một nguồn kiến thức mênh mông như vậy trong khi không có sự tương tác nào giữa trò và thầy càng làm khó cô học trò nghèo.
Em Đinh Thị Xuyết (bạn cùng lớp với Lệ) nhà ở làng Bla, xã Đăk Song, huyện Kông Chro, cách trường nội trú hơn 35 km. Trong làng Xuyến, hầu như các bạn đều chỉ học đến lớp 9 rồi ở nhà "bắt chồng". Nhưng khát vọng vào giảng đường đã khiến thiếu nữ người Ba Na quyết tâm đeo đuổi việc học.
Mỗi tối Xuyết lại chăm chú nghe các giáo viên giảng dạy trên mạng nhờ chiếc điện thoại cũ mà bố mẹ cho mượn
Từ khi nghỉ tránh dịch Covid-19, Xuyết cũng phụ giúp bố mẹ chăn đàn bò, đến tối mịt mới về. Chiếc điện thoại thông minh cũ dùng liên lạc, nay Xuyết đăng ký mạng 3G, tháng 50 nghìn đồng. "Lúc chăn bò có mang điện thoại, sách vở theo để học, nhưng mạng chập chờn, pin chai, dùng vài chục phút là tắt ngúm", Xuyết nói.
"Các môn còn lại khi nào thầy cô đăng bài lên trên trang thì học sinh tự vào học và làm bài tập. Chỗ nào khó hiểu, không biết làm thì tra mạng xem cách giải", Xuyết, nói và thừa nhận bản thân còn lúng túng về cách học, phương pháp tự học.
Ông Phạm Hữu Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập cho biết trường có tất cả 624 học sinh, trong đó 153 học sinh người dân tộc thiểu số tham gia học trực tuyến chưa đạt 40%. Nhà trường đang khuyến khích các em đã học bài giảng rồi thì cho bạn trong làng không có điện thoại mượn học. Ngoài ra không còn cách nào khác vì đang trong thời gian cách ly toàn xã hội".
Ông Lê Duy Định - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết: Từ nay đến hết tháng 4 sẽ tập trung ôn tập và luyện thi THPT quốc gia, đối với lớp 12. Từ lớp 11, lớp 9 trở xuống thì sẽ tập trung ôn tập. Nếu tháng 5, học sinh chưa đi học lại thì Sở sẽ chỉ đạo học bài mới. Đối với việc trực tuyến, Sở đã tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác dạy học qua internet trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 cho các trường. Qua đó, tùy tình hình thực tế mà các đơn vị tự lựa chọn để áp dụng cho phù hợp.
Hiện nay, Gia Lai có gần 450.000 học sinh. Sở GD&ĐT Gia Lai đang triển khai chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Tuy nhiên, do địa phương có số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 40%, dân cư phân bố rải rác, nhiều khu vực chưa có điện lưới, sóng di động... nên số lượng học sinh tham gia học truyền hình chỉ đạt 45% và học trực tuyến 10%.
Phạm Hoàng
Cậu học trò 0,8 mét 'ham học dữ thần' "Thằng Đèo "gù" đó hả? Dân ở đây ai mà chẳng biết nó, ham học dữ thần. Như người ta chỉ biết con chữ là muốn nghỉ học rồi, nó bị vậy mà học tận đến lớp 12. Thiệt khâm phục ý chí của nó" Võ Ngọc Đèo cùng thầy giáo chủ nhiệm - Ảnh: T.NHƠN "Em muốn trở thành gương cho các...