Từ bỏ ngai vàng cao quý để làm sư, để rồi gặp họa sát thân: Hé lộ nguồn gốc sâu xa của phiền não
Từ bỏ ngai vàng để làm sư, để rồi gặp họa sát thân. Trong cuộc sống, chúng ta phiền não là do quá mải ganh đua, hiếu thắng, tranh đoạt với người khác.
Quyết định bất ngờ của 1 vị vua luôn sống trong xa hoa
Một lần, Phật Tổ đi hóa duyên tại Shravasti,vương của vua Shron, một người hiếu thắng, cực đoan, ăn chơi vô độ. Hay tin Phật Tổ ghé qua nơi này, đức vua bèn đích thân đến gặp, quỳ phục dưới chân, cung kính: “Thưa Phật Tổ, con muốn trở thành một nhà sư.”Phật Tổ chỉ mỉm cười nói: “Bệ hạ hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ, không nên vội vàng”.
Tuy nhiên, vì bản chất hiếu thắng, cực đoan đã ăn sâu vào máu, đức vua vẫn nằng nặc kiên quyết: “Ta đã nói là làm, ngay lúc này, ta sẽ trở thành nhà sư”. Cả vương quốc đều kinh ngạc tột độ, duy chỉ có một người vẫn bình tĩnh, đó là Phật Tổ.
Quyết tâm ngút trời đánh bại Phật Tổ
Mỗi ngày, các nhà sư chỉ ăn 1 lần, thì vua Shron 2 ngày mới ăn 1 lần. Ông ta còn dùng chân trần dẫm lên gai nhọn, khiến chân chảy máu ròng ròng. Thậm chí, ông ta còn không mặc áo, để mặc bản thân bị thiêu đốt dưới cái nắng chói chang.
Vua Shron có một quyết tâm, là hạ gục toàn bộ những vị cao tăng đắc đạo trong vương quốc, thậm chí là Phật Tổ. Ý chí ngút trời này đã làm lay động ý chí của một vài nhà sư non trẻ. Vì Shron làm những việc mà Phật Tổ không dám làm.
Video đang HOT
Cái kết bi kịch của vị vua hiếu thắng
Sau 6 tháng, vua Shron từ một thanh niên hào hoa, phong độ, đã chẳng khác gì một ông lão gầy gò, khắc khổ. Thậm chí, ông ta không thể ngồi dậy được nữa, phải nằm bất lực trên giường. Nghe tin, Phật Tổtới thăm vua Shron, nhưng không phải hỏi thăm bệnh tình của ông ta.
Ngài hỏi: “Nghe nói, trong vương quốc này, không ai chơi đàn sita giỏi bằng bệ hạ. Vậy theo bệ hạ, khi dây đàn quá căng, thì nhạc có hay được không?”Vua Shron thều thào đáp: “Sẽ chẳng có giai điệu nào cả, nếu dây đàn quá căng thì sẽ đứt”.
Phật Tổ hỏi tiếp: “Nếu dây đàn quá giãn thì sẽ thế nào?” Vua Shron thật thà trả lời: “Ngài hỏi hạ, quá giãn cũng không thể thành tiếng”.
Phật Tổ tiếp tục: “Vậy thế nào mới tấu được những bản nhạc hay?” Vua Shron tự tin: “Dây đàn không được quá căng, quá giãn. Chỉnh dây là cả một nghệ thuật”.
Đến lúc này, Phật Tổ mới đi vào trọng tâm: “Ta đã hỏi xong rồi. Bệ hạ nên nhớ, cuộc đời cũng như việc chơi đàn. Nếu quá giãn, sẽ thất bại. Nếu quá căng, sẽ không thể thành công. Cân bằng mới có thể suy nghĩ thấu đáo. Xưa nay, cực đoan, hiếu thắng luôn là nguồn gốc của mọi phiền não, khiến con người ta mù quáng, đánh mất giá trị của bản thân mình”.
Nguồn gốc của phiền não dưới góc nhìn Phật Giáo
Trong cuộc sống, chúng ta phiền não là do quá mải ganh đua, hiếu thắng, tranh đoạt với người khác. Đôi khi, chỉ một lợi ích nhỏ nhoi cũng khiến tâm tư ta bất an, kẻ khác hơi ta một ly cũng khiến ta mất ăn mất ngủ. Thế nên, nếu biết nhu cương linh hoạt, buông bỏ dục vọng, tôn trọng thế gian, mở rộng tấm lòng, thì tâm trí mới có thể tự tại, thăng hoa.Cực đoan cố chấp, sẽ lãng quên những xúc cảm tươi đẹp, không hiểu được giá trị đích thực của yêu thương, muôn đời bị chôn vùi trong phiền não.
Theo Khỏe & Đẹp
Con người có 3 nghịch cảnh không thể né tránh, nếu vượt qua sẽ nhận được công danh hiển đạt
Phật dạy: đời người là bể khổ, phải trải qua gian khó mới có thể trưởng thành. Con người sống ở đời vốn không thể tránh khỏi 3 nghịch cảnh sau, nhưng nếu vượt qua sẽ nhận được công danh hiển đạt.
Không nhận được sự thấu hiểu
Phật dạy: có oan ức, không cần phải giãi bày. Thiên hạ chỉ muốn nghe những điều họ muốn. Người không hiểu bạn, lời biện bạch chỉ như nước đổ lá khoai, trở thành câu chuyện khôi hài để bàn tán trên bàn tiệc. Còn người hiểu bạn, dù không cần lên tiếng, họ vẫn nhìn rõ nỗi khổ tâm bạn đang giữ trong lòng.
Oan ức ở đời vốn không thể tránh. Thay vì giải thích, hãy im lặng, và độ lượng, bản thân sẽ trở nên thanh thản hơn. Thanh giả tự thanh, thời gian sẽ mang đến câu trả lời xác đáng về con người thật của bạn. Hãy sống như dòng nước tinh lành, điều gì cũng có thể tiếp nhận, tự tại trôi đi, không vướng bận nhục dục trần thế.
Bị đố kỵ đặt điều
Ảnh minh họa
Đố kỵ là một trong những tâm ma của con người. Bị đố kỵ là nghịch cảnh không thể tránh khỏi. Đó là sản phẩm của lòng ghen tuông, hơn thua cao thấp, để rồi bày trò tiểu xảo, buông lời gièm pha, hắt nước bẩn lên nhân cách thiên hạ. Nếu không có đố kỵ, có lẽ cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Không tồn tại bè phái, tranh đoạt, oan khuất. Nhưng đáng buồn thay, "đức tính xấu xí" ấy vẫn hiên ngang tồn tại giữa thế gian này.
Bị đố kỵ vốn là điều không thể tránh khỏi. Bạn có thể bị nói xấu, đặt điều. Nhưng bạn hãy tự hào, vì mình hơn người nên mới bị ghen ghét.
Bị rằng buộc, không thể làm điều mình muốn
Vì định kiến xã hội, luân thường đạo lý, miệng lưỡi thế gian, không ít kẻ đã phải từ bỏ bản ngã thật của mình, từ bỏ ước mơ thật sự và cuộc sống mình mong ước. Để rồi sau này, khi mắt mờ, chân chậm, tóc điểm hoa sương, ngoảnh lại chỉ là một tiếng thở dài tiếc nuối. Con người không thể thực sự tự do, nhưng hoàn toàn có thể tự lập. Vì vậy, hãy luôn mỉm cười và kiên cường trong mọi hoàn cảnh sống, hãy biết mình muốn gì, và sẵn sàng bứt phá để vươn đến đỉnh núi vĩ đại.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Xuân Quỳnh
Theo Khỏe & Đẹp
Phụ nữ càng sớm nhìn thấu 5 điều này càng có hậu vận thăng hoa, may mắn bủa vây 5 điều này càng nhìn thấu đáo phụ nữ hạnh phúc càng dễ dàng. Nếu cuộc đời cho bạn một lần ngã đau để biết và thấy nhiều hơn cũng thật đáng. Dại rồi lại khôn, ngã rồi đứng lên, non nớt rồi trưởng thành, phụ nữ hạnh phúc khi thấu đáo những điều quan trọng này. Những lời nói ngọt ngào của...