Từ biếng ăn tới tâm thần phân liệt
Nhiều người ăn kiêng thường không lường trước được mối nguy hiểm của việc bỏ đói bản thân, dẫn tới chứng biếng ăn và tâm thần phân liệt.
Theo Ruzanna Akopyan, bác sĩ chuyên khoa phân tâm học, biếng ăn là một chứng rối loạn tâm thần cực kỳ nguy hiểm. 90% các trường hợp mắc chứng biếng ăn rơi vào phụ nữ độ tuổi 12 – 24. 10% còn lại thuộc về những người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi hơn.
Bà Akopyan giải thích: “Chứng biếng ăn là hậu quả của bệnh lý “khao khát” muốn giảm cân và nỗi ám ảnh bị béo phì. Những người mắc chứng bệnh này thường có nhận thức bóp méo về hình ảnh cơ thể của mình. Họ luôn cho rằng mình béo, mặc dù trên thực tế họ chỉ mắc chứng loạn dưỡng. Để giảm cân, các bệnh nhân biếng ăn “hành hạ” bản thân với chế độ ăn kiêng hà khắc, luyện tập cao độ và các biện pháp khác như cố gắng móc họng để nôn ra sau khi ăn hoặc dùng dụng cụ để thụt ruột”.
Người mẫu Eliana Ramos, 18 tuổi, đã chết do mắc chứng biếng ăn.
Bà cũng liệt kê một số dấu hiệu của chứng biếng ăn:
- Bệnh nhân luôn cảm thấy mình béo và lo lắng đến một số phần nhất định trên cơ thể.
Video đang HOT
- Thường ăn đứng và chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ.
- Mắc chứng rối loạn giấc ngủ.
- Cô lập bản thân với xã hội.
- Sợ tăng cân.
Các chuyên gia đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn, chủ yếu là do tố chất của gene và sinh học, vấn đề về tâm lý và yếu tố môi trường tác động. Nguy cơ mắc chứng biếng ăn sẽ càng gia tăng nếu cả ba yếu tố trên đều hiện diện. Ví dụ như một người phụ nữ trẻ mang gene bẩm sinh, lại gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn bè và họ hàng, cô sẽ nghĩ rằng tất cả vấn đề của mình đều xuất phát từ việc cô trông không giống những cô gái đẹp hay người mẫu trên các cuốn tạp chí thời trang. Để có vẻ ngoài giống họ, cô tìm mọi cách để giảm cân và tự đưa mình vào tình trạng thê thảm. Ngoài ra, áp lực công việc và gia đình quá lớn có thể trở thành nguồn gốc của căn bệnh này.
Chứng biếng ăn không chỉ khiến cơ thể trở nên gày gò, ốm yếu mà còn dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Đầu tiên là rối loạn kinh nguyệt, các bệnh về tim và các vấn đề với cơ bắp. Bệnh nhân sẽ trở nên dễ cáu và khó tiếp xúc. Các hậu quả khác có thể có như vô sinh, mất sức lao động và suy nhược hậu sinh. Những người mẹ mắc chứng biếng ăn có thể khiến con mình trở nên béo phì do cho ăn quá nhiều.
Theo VNE
Phiên dịch ở lễ tưởng niệm Mandela bị mắc tâm thần phân liệt
Phiên dịch viên bị tố giả mạo ở lễ tưởng niệm của Nelson Mandela hôm nay thanh minh rằng anh bị chứng tâm thần phân liệt tấn công đúng lúc đang ở trên sân khấu nên không được tỉnh táo.
Phiên dịch viên Thamasanqa Jantjie (phải) lúc dịch bài phát biểu của Tổng thống Obama tại lễ tưởng niệm Mandela. Ảnh: AFP
Trong cuộc phỏng vấn hôm nay với nhật báo Johannesburg The Star, phiên dịch viên Thamasanqa Jantjie cho hay anh bị mất tập trung, nghe thấy những tiếng nói vang vọng trong đầu và rơi vào tình trạng ảo giác.
"Tôi không thể làm gì cả. Tôi chỉ có một mình trong một tình huống nguy hiểm", Jantjie nói. "Tôi đã cố gắng kiểm soát bản thân và không cho cả thế giới biết chuyện gì đang diễn ra. Tôi rất xin lỗi. Đó là lúc mà tôi tìm thấy bản thân mình trong đó".
Với sự góp mặt của gần 100 nguyên thủ và cựu nguyên thủ, những bài phát tại lễ tưởng niệm Mandela ở sân vận động FNB hôm 10/12 cũng được dịch sang ngôn ngữ ký hiệu để thuận tiện cho các khán giả khiếm thính.
Tuy nhiên, những động tác của Jantjie trên sân khấu lúc đó hoàn toàn mâu thuẫn với các cử chỉ của phiên dịch viên được kênh truyền hình SABC chèn vào một góc màn hình suốt chương trình.
Cara Loening, giám đốc trung tâm Giáo dục và Phát triển Ngôn ngữ Ký hiệu ở Cape Town mô tả Jantjie, người cũng phụ trách dịch cả bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama và cháu của Mandela, "hoàn toàn là chỉ khua tay quanh người" và "trông như đang cố gắng đuổi mấy con ruồi khỏi mặt và đầu của mình".
Sự phẫn nộ của cộng đồng người khiếm thính Nam Phi khiến chính phủ nước này phải tiến hành một cuộc điều tra.
Khi được hỏi tại sao không rời sân khấu khi phát hiện mình không còn tỉnh táo, Jantjie cho hay, được giao trọng trách trong một sự kiện mang tính lịch sử như trên, anh thấy mình có nghĩa vụ phải ở lại đó dù không thể nghe hay tập trung dịch được.
"Cuộc sống thật bất công. Căn bệnh này thật bất công", anh nói. "Ai không hiểu căn bệnh này sẽ nghĩ tôi đang bịa đặt".
Thực tế, năng lực phiên dịch của Jantjie đã bị đặt dấu hỏi kể từ khi anh này tham gia các sự kiện của đảng cầm quyền ANC, trong đó có dịp kỷ niệm 100 năm thành lập hồi năm ngoái.
Viện Phiên dịch viên Nam Phi cho hay đã có những khiếu nại về ngôn ngữ ký hiệu của Jantjie trước đây, nhưng đảng cầm quyền không phản ứng gì.
Theo VNE
Chàng trai bỗng dưng hóa điên sau khi đỗ vào đại học Y Gương mặt ngô nghê,anh liên tục hỏi mẹ: "Con làm bác sĩ phải không?" khiến người mẹ đáng thương chỉ biết gạt nước mắt. 10 năm theo con đi viện, cô đã khóc hết nước mắt vì xót xa con phải bỏ học giữa chừng khi đang là cậu sinh viên năm 2 trường ĐH Y. Hà Nội những ngày đầu mùa rét,...