Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ!

Theo dõi VGT trên

Đánh đổi cả thanh xuân, tuổi trẻ để miệt mài kiếm tiền, bỏ bê việc học, lo chắt góp từng đồng gửi về cho gia đình trả nợ liệu có đáng hay không?

“Tôi buộc phải làm việc với mức lương thấp, trái với pháp luật, khoảng 300 yên/giờ (hơn 60 ngàn đồng). Ngoài ra tôi thường xuyên phải làm ngoài giờ. Khi ngón tay của tôi bị thương, công ty nói rằng tôi đã bị sa thải, phải trở về nước mà không có bất kì chính sách hỗ trợ nào!”.Mình đang là du học sinh tại Hàn quốc, hôm nọ đọc 1 bài du học thấy các thánh comment điên đảo lắm, đa số nói đi du học là trải nghiệm tuổi thanh xuân, nhưng thanh xuân của mình trên đất Hàn thực sự không yên bình lắm.”

Đây là những dòng phát biểu đầy chua xót của một nam thanh niên tại phiên họp Quốc hội Nhật Bản ngày 8/11.

Và thực tế, quá dễ dàng để nhận ra một điều, hình thức lao động núp bóng du học đang xảy ra rất phổ biến, nhiều gia đình bất chấp vay mượn, nghe theo lời của các trung tâm để cho con em mình sang các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản làm việc.

Du học là chuỗi ngày: Đêm thức trắng đi làm thêm, ngày lên lớp ngủ gục

Sau đoạn phát biểu gây sốt ấy, nhiều du học sinh ở các nước cũng bắt đầu lên tiếng về thực trạng này. Dưới đây là chia sẻ của một bạn đang học tập và sinh sống ở Hàn Quốc theo hình thức thực tập sinh, du học Tiếng Hàn.

“Khi bắt đầu bước sang đất Hàn, điều đầu tiên mình được trải nghiệm là mình vừa đặt chân lên đất nước với nhiệt độ mùa đông âm vài độ, biết được tuyết là cái gì, rét cắt da cắt thịt là như thế nào.

Tuy đi du học nhưng sang đây ở đâu cũng gặp người Việt Nam. Sau mấy tháng đầu ăn chơi thả phanh thì bắt đầu công cuộc tìm kiếm việc làm, đối với mình đây là giai đoạn được trải nghiệm nhiều nhất, có lẽ là giai đoạn thanh xuân dữ dội nhất.

Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 1

Cuộc sống du học chẳng hề màu hồng như những gì người ta vẽ ra

Không quen biết, tiếng Hàn kém, công việc đầu tiên của mình là đi làm nông. Ai chưa được biết cảm giác ăn cơm ở đồng là như thế nào thì hãy thử nhé, ngồi ngay tại ruộng, chân tay toàn bụi bẩn, cầm bát cơm ăn đôi khi ăn cả bụi.

Mình được thử làm tất cả các công việc: làm hành, làm tỏi, hái đào hái táo, làm dâu… Mai sau về lấy vợ nhà làm ruộng không phải lo không biết làm nữa vì đã có kinh nghiệm rồi. Ở nhà có mẹ, có chị, có em ăn xong rửa bát cho, hiếm lắm mới phải xắn tay làm nhưng sang đây mình được đào tạo thành những chuyên gia rửa bát với tốc độ thần thánh. Nhiều khi nghĩ lại thấy khâm phục bản thân vì có thể rửa mấy chục mâm bát trong 15 phút.

Khi Tiếng Hàn tốt hơn thì bạn sẽ được làm những công việc cao cấp hơn như chạy bàn, quản lí cửa hàng, làm đầu bếp chính, làm tại cửa hàng tiện lợi. Đi du học là lúc bạn nhận ra khả năng chịu đựng của mình thật trâu bò, có thể cả ngày bị chủ chửi bới nhưng vẫn có thể nhẫn nhịn, nhắm mắt làm ngơ. Nhiều ngày ngủ có vài tiếng nhưng hôm sau vẫn có thể lết xác đến lớp và đi làm.

Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 2

Có những ngày lạnh cắt da cắt thịt vẫn phải dậy sớm đi làm

Video đang HOT

Du học là những khi trời rét âm mười mấy độ nhưng vẫn có thể dậy sớm từ 4, 5h để đi làm. Ở nhà bạn là con ngoan trò giỏi, 12 năm học không biết đi học muộn, không biết bỏ học, hay chưa từng lên lớp ngủ, nhưng sang đây du học, bạn được trải nghiệm hết!

Du học là bạn được trải nghiệm cảm giác bị lừa, bị bóc lột, bị chèn ép khi đi làm thêm. Du học tự túc là buồn, là cô đơn, khó khăn hay vấp ngã là sẽ phải tự mình đứng lên, tự mình chịu đựng và tự nuôi sống bản thân.

Nhiều gia đình cứ vay mượn cho con đi du học rồi để kiếm tiền gửi về trả nợ, con cái sang bên này lúc nào cũng nặng về vấn đề tiền nong, lao đầu đi kiếm tiền, vì đồng tiền mà đôi khi còn làm cả những chuyện không mong muốn.

Nhưng đã có ai thử nghĩ, giờ mình có thể kiếm được tiền đấy nhưng mà mục đích đi du học là gì? Cắm đầu vào cày tiền, lên lớp chỉ ngủ học không biết chữ gì, thử hỏi tương lai bạn có thể làm gì sau khi kết thúc khóa du học đó, liệu có tốt nghiệp được cái bằng hẳn hoi, hay sau khóa du học tất cả những gì là kinh nghiệm đi rửa bát, nấu ăn, làm đồng? Mình chỉ muốn khuyên những ai đang hay sẽ đi du học hãy cân nhắc, hãy đặt ra mục tiêu của mình và hãy cân bằng giữa việc học và việc kiếm tiền, đừng để đồng tiền làm mờ tương lai.”

Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 3

Du học cho mình hay du học để kiếm tiền gửi về nhà?

Có những người, du học chỉ để kiếm tiền gửi về cho gia đình, bị xoáy vào vòng xoay tiền bạc

Hiện nay chẳng hề thiếu việc du học theo phong trào, không thiếu những trường hợp các bạn đi ra Đại sứ quán phỏng vấn visa, khi được hỏi sẽ sang học trường nào thì lắc đầu bảo em không biết, em quên rồi vì công ty em lo từ a đến z.

Khi được các công ty tư vấn vẽ ra một cuộc sống màu hồng, nào là sang đó học có thể kiếm được hàng trăm triệu gửi về cho bố mẹ ở quê, du học trường top, làm thêm ở những nơi sang chảnh, vừa học vừa làm không lo gì… nhiều người đã hạ quyết tâm du học để được tận mắt chứng kiến cuộc sống màu hồng đó.

Vừa mới đây thôi, câu chuyện về cô bạn K.A. sang Hàn Quốc du học vì gia đình, vì đam mê thần tượng, nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền đã đè quá nặng lên đôi vai của cô gái này nên quyết định than thở đòi bỏ về. K.A. sinh ra trong một vùng quê nghèo ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, vùng đất “màu mỡ” của các công ty môi giới du học vì ngày nào cũng có người vào tận từng nhà để mời chào đi du học với những lời lẽ bay bổng, vẽ ra một cuộc sống du học màu hồng ở xứ ở kim chi.

Sang Hàn Quốc, cô bạn sống ở một thành phố gần Seoul, không hề quen biết ai, không như bạn bè, người nhà đến tận phòng để cho quà, tặng đồ ăn Việt Nam, dẫn đi du lịch, đi tìm việc làm, còn K.A vẫn lủi thủi một mình, rong ruổi khắp các con đường đầy tuyết rơi để xin việc.

Đêm đến, trong khi bạn bè say giấc, cô bạn bật đèn nhà vệ sinh trong căn phòng dài 2m rộng 1m để học xuyên đêm, vì xác định sang đây là để học, sau khi về biết 2, 3 thứ tiếng, tương lai sẽ rộng mở hơn.

Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 4

Căn phòng bé nhỏ chỉ dài 2m, rộng 1m của K.A. tại Hàn

Cô bạn này làm việc từ 10h tối đến 7h sáng, đi làm xong đi học luôn đến 2h chiều, về ngủ tầm 5 tiếng lại lục đục dậy sửa soạn đi làm.

K.A. cho biết: “Bây giờ về nước mình chẳng biết bắt đầu từ đâu và khi đi gia đình mình cũng đang nợ rất nhiều. Mình muốn tự gánh vác, mình có thể khổ, nhưng tuổi trẻ của mình còn dài, cho phép vấp ngã. Bố mẹ còn sống bao nhiêu để hưởng thụ đâu.”

Không chỉ du học Châu Á, nhiều bạn học ở các nước Châu Âu cũng than trởi kêu khổ vì đắm chìm trong cảnh kiếm tiền gửi về nhà, phải làm việc cật lực, miệt mài kiếm từng đồng từng xu.

Cuộc sống du học màu hồng trong mơ của nhiều người đã thành màu đen tối tăm khi mà tiếng Anh của cô vẫn kém, không thể giao tiếp, không thể tiếp thu bài giảng, không hiểu giảng viên và bạn bè nói gì… dẫn đến kết quả học hành sa sút.

Hoàng Hải, một du học sinh ở Nhật tâm sự: “Gọi về nhà lúc nào mọi người cũng bảo ở gần nhà có con bé nhà bà này, ông nọ, đi sau mình 3 tháng mà mỗi tháng nó gửi về nhà 40-50 triệu.

Lại còn mấy tháng lại thấy về nhà một lần, quà cáp họ hàng đủ cả. Tự hỏi có khi chúng nó tìm thấy mỏ vàng ở Nhật mà không nói cho mình biết hay sao đó?

Mỗi tháng 40 triệu, vị chi sau nửa năm là nó gửi về 240 triệu – trả được chi phí sang đây luôn.

Trong khi mình và đa số những người xung quanh, cuộc sống chẳng dễ thở tí nào, tất bật đủ bề. Tiền ăn, tiền nhà, tiền sinh hoạt phí, tiền sắm sửa đồ đạc…cứ đến tháng là đổ ập một đống lên đầu.”

Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 5
Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 6 Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 7 Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 8

Bộ ảnh giấc ngủ giữa giờ làm của những du học sinh tại Nhật từng gây sốt cộng đồng mạng

Anh Nguyễn Nhật Huy (cựu sinh viên ĐH Ball State, Indiana, Hoa Kỳ) người từng gây sốt khi nhận được thư hồi đáp của cựu Tổng thống Obama chia sẻ rằng: “Nhiều bạn trẻ quyết định đi du học mà không tìm hiểu trước xem có phù hợp với bản thân mình không. Nhiều gia đình ép buộc con đi du học trái nguyện vọng mà không xem xét các tác động tiêu cực tới con em mình. Cuộc sống du học sinh là cuộc sống xa nhà, tự chăm sóc bản thân, tự lo liệu và quản lý cuộc sống của mình và đôi khi là phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy trước khi đi du học, các bạn trẻ và các gia đình nên tìm hiểu kỹ để tránh phải lỡ dở việc học, tốn kém về vật chất và tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần.”

Không sống cho bản thân mình thì đời bạn còn ý nghĩa hay không?

Du học, suy cho cùng là bạn muốn tìm đến một chân trời mới, một cuộc sống mới, muốn mở mang kiến thức, muốn trải nghiệm những điều thú vị. Nhưng sang đấy bạn bị chôn vùi trong tuyết trắng, trong giá lạnh để kiếm tiền, để tiết kiệm từng đồng gửi về cho gia đình, liệu có đáng hay không?

Sau những năm du học đó, bạn có lãnh hội được kiến thức nào không? Thậm chí còn có rất nhiều trường hợp bị đuổi về nước giữa chừng chỉ vì lơ là việc học, sa vào kiếm tiền, làm thêm. Bạn không biết quý bản thân, không thương lấy mình, như vậy tuổi trẻ, tương lai của bạn còn lại gì? Sự hi sinh của bạn có đáng không?

Từ bài phát biểu xót xa của thực tập sinh Nhật, nhìn lại cuộc sống một bộ phận du học sinh Việt: Đêm cặm cụi kiếm tiền, ngày lên lớp ngủ! - Hình 9

Những giấc ngủ vội vàng, ngắn ngủ của du học sinh.

Du học có nghĩa là mỗi buổi sáng thức dậy tự hỏi mình đang ở đâu và sắp làm gì? Nhìn ra cửa sổ thấy sương lạnh buốt và biết mình có một ngày dài để chiến đấu. Nghe tiếng mình nhỏ nhẹ trong lòng: “Ráng lên nào! Sống vì tương lai”.

Một du học sinh tại Nhật từng gây sốt với bài viết: Du học ơi! Sao cái giá phải trả cao quá vậy? Trong đó, có những đoạn là nỗi lòng của hàng triệu người trẻ Việt đang bôn ba khắp nơi trên thế giới:

Du học là nỗi buồn mặn chát khi ốm đau, thui thủi một mình trong bệnh viện, không người hỏi han, thăm nom, gọi điện về nhà thì không dám, sợ ở nhà bố mẹ lo. Đành nuốt nước mắt ê chề nơi đất khách. Du học là phải nén nhịn mỗi khi rất buồn, muốn gọi ngay cho người thân để tâm sự nhưng phải nén lại vì không muốn để ai phải lo lắng cho mình, và mình tự dằn lòng mình: “Mình lớn rồi mà”. Du học có nghĩa là tự hứa nhiều lắm. Tự hứa với mình, với người ta, với gia đình, với bạn bè. Tự hứa không được lãng phí những gì đã hy sinh. Tự hứa và tự ráng hoàn thành lời hứa. Và, du học là nhiều khi muốn buông tay vì tất cả những cảm giác trên nhưng vẫn phải nắm chặt, tiếp tục bước…

Du học sinh Việt tại Nhật Bản

Theo Trí Thức Trẻ

99% ứng viên trẻ biết tiếng Anh, chỉ 3% biết tiếng Đức

Kế quả khảo sát của Vietnam Works cho thấy số lượng người biết tiếng Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha... rất ít, trong khi nhu cầu nhân lực liên quan đến các ngôn ngữ này ngày càng tăng.

99% ứng viên trẻ biết tiếng Anh, chỉ 3% biết tiếng Đức - Hình 1

Sinh viên chuyên ngành ngữ văn Ý của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - T.H

Mới đây, cổng thông tin tuyển dụng trực tuyến Vietnam Works có khảo sát trên 1.600 ứng viên trẻ mới ra trường và có kinh nghiệm đi làm từ 1 - 2 năm về khả năng sử dụng ngoại ngữ, thì tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ phổ biến nhất, 99%. Trong khi đó, tiếng Nhật chiếm vị trí thứ 2, cũng chỉ 15%. Tiếng Trung Quốc 12%, Hàn Quốc 8%, Pháp 6%. Tiếng Đức và Tây Ban Nha lần lượt là 3% và 4%. Tiếng Nga thì cực hiếm.

Điều đó cho thấy, ngoài tiếng Anh ra thì ứng viên biết các thứ tiếng còn lại vẫn thuộc loại "hiếm", khiến nhà tuyển dụng phải săn lùng.

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search, cho biết: "Theo thống kê của chúng tôi, các công việc yêu cầu tiếng Hàn tăng thêm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức lương được các doanh nghiệp đề xuất trả cho các ứng viên này nhiều nhất là từ 701 - 1.000 đô la/tháng. Những thành phố có nhu cầu tuyển các ứng viên biết tiếng Hàn nhiều nhất là Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh. Top 5 công việc dành cho các ứng viên biết tiếng Hàn nhiều nhất lần lượt là phiên dịch viên, thư ký - hành chính, sản xuất, dịch vụ khách hàng và kinh doanh. Ngoài ra, thị trường lao động có nhiều vị trí công việc dành cho ứng viên biết tiếng Đức, Tây Ban Nha, Nga... nhưng số lượng ứng viên biết ngôn ngữ này rất ít".

Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, gần đây số lượng thí sinh chọn học các ngành ngôn ngữ hiếm có tăng lên, nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực thực tế.

"Chẳng hạn nhu cầu dành cho ngôn ngữ Nga khá lớn nhưng đây là ngôn ngữ khó so với các thứ tiếng khác, hơn nữa nhiều em cho rằng nó đã qua thời kỳ hoàng kim lâu rồi, nên không thu hút bằng các ngôn ngữ khác. Chính vì ít người học, nên nếu sinh viên nào giỏi ngôn ngữ này thì cơ hội việc làm rất tốt. Ngoài ra, cơ hội của người biết tiếng Tây Ban Nha và Ý cũng đang rất rộng mở do mối quan hệ giữa nước ta và nước bạn đang ngày càng phát triển. Những sinh viên tốt nghiệp 2 ngôn ngữ này còn có cơ hội nhận nhiều học bổng du học sau ĐH trị giá từ 50-100%, hoặc làm việc trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, hợp tác quốc tế, văn hóa, giảng dạy...", tiến sĩ Hạ thông tin.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ cho biết thêm, trong bối cảnh hiện tại, ứng viên nào vừa biết tiếng Anh vừa biết thêm một ngôn ngữ khác, thì chắc chắn sẽ được ưu tiên tuyển dụng so với người chỉ biết một thứ tiếng.

Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhìn nhận: "Hiện nay chúng ta rất thiếu ứng viên biết các ngoại ngữ khác cho việc hội nhập, trong khi lại tập trung quá nhiều vào tiếng Anh. Để tăng cơ hội công việc, bạn trẻ nên học thêm một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Những cơ quan, doanh nghiệp sử dụng tiếng Đức, Tây Ban Nha, Ý... rất cần những người sử dụng tiếng của họ để tuyển về làm".

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!03:18Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật02:16"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi00:33Xúc động lời nhắn nhủ của người lính trẻ dành cho mẹ nơi quê nhà: "Má cố gắng gánh vác thay phần con nha, năm sau con về"01:09Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này02:28

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).