Từ bài học mạch điện ở trường ai cũng có thể tự chế được còi chống trộm hiệu quả
Bỏ ra một chút công sức mà chế ra được chiếc còi chống trộm giúp bạn yên tâm ngủ ngon, tại sao lại không nhỉ?
Nghĩ cũng sợ! Thời buổi 1 mét vuông 10 ông ăn trộm, chẳng có gì không thể xảy ra. Nhất là khi thỉnh thoảng lâu lâu lại xảy ra một vụ trộm “nhập nha”, khoắng sạch tiền bạc đồ đạc mà gia chủ chẳng biết gì. Mà ấy là vẫn may mắn lắm, vì nhiều trường hợp trộm liều lĩnh tấn công chủ nhà để tẩu thoát nữa cơ.
Nhìn chung, ngay cả các chú công an cũng thường xuyên khuyên nhân dân cẩn thận cửa nẻo, vì phòng còn hơn chống. Và nếu bạn vẫn chưa yên tâm dù đã khoá 1000 lớp cửa, thì hôm nay chúng tớ sẽ hướng dẫn bạn làm một loại còi chống trộm cực kỳ hiệu quả chỉ từ những nguyên liệu hết sức đơn giản thôi.
Cơ chế của chiếc bẫy
Cũng đơn giản thôi! Khi bạn nối một cực của pin vào đầu đinh ghim, ghim còn lại nối vào dây còi, 2 dây thừa của còi và pin nối vào nhau, thì tất cả mới chỉ tạo thành một mạch điện hở (vì 2 đầu đinh ghim không chạm nhau).
Viên bi sắt khi chạm vào đinh sẽ đóng vai trò lấp vị trí, biến mạch hở thành mạch kín, giúp cho mạch điện hoạt động.
Với cơ chế này, bạn có thể đổi còi thành đèn, tạo thành một chiếc bẫy phát sáng như hình dưới.
Chuẩn bị:
- 01 ống xylanh nhựa
- 01 pin vuông 9V
- 01 còi điện cỡ nhỏ (lấy trong bộ chuông cửa hoặc đồ chơi trẻ con)
- 02 đinh ghim
- 01 viên bi sắt (lấy trong bút xoá)
Video đang HOT
Cách làm:
Bước 1
Nhét viên bi sắt vào trong ống xylanh rỗng. Sử dụng đinh ghim cố định phần đầu xylanh.
Lưu ý: đầu đinh không được chạm nhau.
Bước 2
Bôi keo, gắn pin đã nối dây điện vào 2 cực lên thân xylanh.
Bước 3
Nối một dây vào đinh ghim, đầu còn lại để nguyên.
Bước 4
Nối một đầu dây còi hụ vào đầu đinh ghim còn lại.
Sau đó nối 2 dây thừa của pin và còi lại với nhau.
Bước 5
Buộc còi vào cửa và ngắm nhìn thành quả.
Theo J / Trí Thức Trẻ
Hóa thạch 3,7 tỉ năm tuổi báo hiệu sự sống trên sao Hỏa
Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm và mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa.
Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.
Phát hiện đáng kinh ngạc này càng củng cố cho giả thuyết có sự sống trên các hành tinh khác, đồng thời có thể giải thích những gì đã xảy ra vào thời điểm bắt đầu sự sống trên Trái đất.
Hóa thạch vừa được tìm thấy ở Isua, phía tây nam Greenland. Hóa thạch chứa đá stromatolite, lớp trầm tích tạo ra nhờ sự phát triển của vi sinh vật.
Nếu được xác nhận đây chính là bằng chứng của sự sống, hóa thạch này lâu đời hơn kỉ lục trước đó 220 triệu năm.
Một trong những nhà nghiên cứu hóa thạch, Clark Friend, cho biết: "Cho đến lúc này, tảng đá stromatolite lâu đời nhất được tìm thấy ở Tây Úc khoảng 3,5 tỷ năm tuổi.
Đá hóa thạch 3,5 tỷ năm tuổi ở Tây Úc
"Nếu Trái đất có sự sống từ 3,7 tỷ năm trước, thì sự sống cũng có thể tồn tại trên các hành tinh khác vào thời điểm đó. Ví dụ 3,7 tỷ năm trước, sao Hỏa vẫn có nước".
Viết trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đến từ Úc và Anh, cho biết hóa thạch đá stromatolite phát triển "trong môi trường nước nông" ở Isua.
Các nhà nghiên cứu nói rằng hóa thạch là một gợi ý cho thấy thời điểm đó, Trái đất có khí hậu yên bình, có thể là do bầu không khí chứa nhiều khí cacbon điôxít và/hoặc khí mê-tan.
Các nhà khoa học cầm trên tay một mẫu hóa thạch để xét nghiệm
Tiến sĩ Abigail Allwood, đến từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, cho biết hóa thạch có thể giải thích những gì đã xảy ra vào thời kỳ bắt đầu sự sống trên Trái đất.
Bà đặt câu hỏi: "Liệu sự sống trên hành tinh này chỉ bắt đầu sau quá trình tiến hóa rất dài của Trái đất, đợi môi trường thích hợp cho sự sống xuất hiện, hay cái nôi của sự sống đã luôn sẵn sàng từ khi Trái đất mới là một "đứa trẻ sơ sinh"?"
Bà cũng tin rằng hóa thạch mới được phát hiện có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài trái đất.
Bề mặt đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi
"Nếu đây thực sự là dấu hiệu của tổ tiên đầu tiên của chúng ta, nó sẽ có những tác động đáng kinh ngạc", tiến sĩ Allwood viết.
Nếu sự sống xuất hiện ở giai đoạn mới hình thành của Trái đất, thì nó không phải là một thứ ít khả thi, bà nói.
Tiến sĩ nhận định: "Sự hiểu biết của chúng ta về bản chất sự sống vũ trụ được dựa trên thông tin Trái đất mất bao lâu để hình thành các điều kiện cho sự sống.
"Và sau phát hiện mới này, sao Hỏa có thể trở thành một nơi hứa hẹn hơn trước rất nhiều, một hành tinh đầy tiềm năng cho sự sống trong quá khứ."
Hóa thạch mới được tìm thấy có thể là dấu hiệu cho thấy sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa
Theo Trà My - The Sun (Dân Việt)
Người phụ nữ giành hai giải Nobel từng muốn làm giáo viên Marie Curie là người đầu tiên giành hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, bà du học Pháp với dự định theo đuổi nghề sư phạm thay vì cống hiến cho ngành khoa học. Marie Curie (1867 - 1934) là một nhà Vật lý và Hóa học người Ban Lan - Pháp. Bà nổi tiếng qua những nghiên cứu...