Từ A đến Z cách làm 4 món ăn đậm chất thu, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng
Nếu vẫn chưa biết thu này ăn gì cho thỏa ý, thì hãy mau mau tham khảo công thức nấu 4 món ăn mùa thu rất tiêu biểu như dưới đây, để bổ sung vào thực đơn bạn nhé!
Nguyên liệu:
- Rươi: 300 gr
- Thịt sấn vai xay: 150 gr
- Trứng gà hoặc trứng vịt: 1-2 quả
- Vỏ quýt: 1/3 quả nhỏ hoặc 1/4 quả to
- Hành lá, rau mùi (hoặc thì là), lá gừng, gừng củ, hành khô
- Hạt nêm, hạt tiêu, ớt
Cách làm:
- Rươi sau khi mua về rửa rươi với nước. Dùng đũa khuấy kỹ nhưng nhẹ nhàng một lúc, trút bỏ nước bẩn và xả vài lần cho sạch.
- Sau đó có thể chế biến ngay hoặc chia rươi thành các túi nhỏ cất vào ngăn đá tủ lạnh để ăn dần. Hành lá, rau mùi thái nhỏ, vỏ quýt thái chỉ.
- Nếu có lá gừng bạn cũng băm nhỏ, cho vào chả rươi để tăng thêm hương vị.
- Dùng đũa đánh rươi cùng với vỏ quýt. Tuy nhiên không nên đánh rươi nhuyễn quá, khi ăn sẽ mất đi cảm giác bùi, ngậy khi thỉnh thoảng nhai phải miếng rươi vẫn còn nguyên con.
- Cho hành, rau mùi, thịt xay, trứng gà, hạt nêm, hạt tiêu vào đánh đều cùng rươi (có thể thêm chút ớt băm để tạo vị chứ đừng cho cay quá). Nếu cảm thấy hỗn hợp hơi đặc thì các bạn dùng thêm 1 quả trứng nhé.
- Đợi dầu nóng già, xúc từng thìa rươi đổ vào chảo, rồi dàn đều tạo thành những miếng hình tròn, có độ dầy 2cm. Chả rươi rất nhanh chín nên chỉ cần chiên nhanh cho cháy nhẹ cạnh ngoài là các bạn vớt chả ra. Cách làm này giúp cho món chả ít bị ngấm dầu, giòn bên ngoài mà bên trong vẫn mềm
- Ngoài ra, bạn cũng có thể đem hấp rươi lên rồi mới chiên cho chả khỏi bị vỡ. Với chả rươi hấp, khi chiên vẫn giữ được vị mềm ngọt, quá trình chiên cũng nhanh và dễ dàng hơn.
Nguyên liệu:
1 miếng đậu hủ trắng
Video đang HOT
100 gram đậu xanh vàng
1 lá tàu hủ ky
Ngò rí
Ớt cay
Hạt nêm, tương ớt, bột chiên giòn
Cách làm:
Đầu tiên, bạn cần sơ chế nguyên liệu cốm. Khi dùng cốm tươi mua về sẽ không cần phải rửa qua với nước. Đối với cốm khô bạn nên xả sạch bụi bẩn, ngâm với nước lạnh để hạt cốm nở mềm ra khoảng từ 10 – 15 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước.
Trộn đều giò sống, thịt heo xay, cốm, hành tím băm nhuyễn, hạt tiêu và nước mắm. Nếu muốn hỗn hợp cốm – thịt được trộn đều, nên dùng tay để trộn. Để hương vị của cốm được giữ nguyên, bạn không nên sử dụng thêm những gia vị khác. Khi trộn nên cho thêm một thìa dầu ăn, sau đó dùng thìa quết đều, cho vào ngăn mát tủ lạnh thêm 30 phút.
Lấy ra khỏi tủ lạnh, dùng thìa múc thịt cho vào lòng bàn tay để nắn thành miếng lớn, nhỏ tùy theo sở thích. Sau đó, gói trong lá sen đã được thoa 1 ít dầu và mang đi hấp chín. Việc hấp những viên chả viên với lá sen sẽ làm cho món ăn mang hương thơm đặc trưng.
Hấp khoảng 15 phút thì lấy ra, chuẩn bị chảo dầu và đun sôi trên bếp. Bạn từ từ thả chả cốm vừa hấp vào và chiên cho đến khi chín vàng đều là được.
Gắp chả ra rổ có lót sẵn giấy thấm dầu, rồi dùng dao cắt lát hoặc để nguyên bày ra đĩa và trang trí thêm với rau.
Nguyên liệu:
500g bí đỏ
150g đậu xanh đã cà vỏ
200g đường
100g gạo nếp
1 hộp nước cốt dừa
1/4 thìa cà phê muối
Cách làm:
Bước 1: Bí đỏ đem gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng vừa ăn. Đậu xanh ngâm nước cho nở, đãi sạch. Gạo nếp ngâm với nước ấm ít nhất 30 phút rồi vo sạch.
Bước 2: Cho đậu xanh, gạo nếp vào cùng một chiếc nồi, đổ nước ngập gấp 2 lần lượng nguyên liệu rồi đun. Khi nồi gạo và đậu sôi được khoảng 10 phút thì vặn nhỏ lửa, cho bí đỏ vào ninh cùng. Nếu ít nước, thêm nước vào sao cho chè có độ sánh vừa phải.
Bước 3: Khi bí đỏ chín mềm, đậu xanh và gạo nếp nở bung, dùng thìa hoặc muôi tán 1/2 lượng bí đỏ trong nồi tạo màu chè vàng đẹp.
Bước 4: Thêm đường vào nồi, khuấy cho đường tan hết rồi tắt bếp. Cho thêm một chút muối để cân bằng điện giải.
Bước 5: Múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa và thưởng thức. Chè bí đỏ đậu xanh sẽ ngon hơn nếu bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá bào.
Nguyên liệu:
Trám đen 200gr
Thịt nạc vai 100gr
Trứng gà 1 quả
Hành khô, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu
Mắm, muối, mì chính.
Cách làm:
Mộc nhĩ, nấm hương ngâm, rửa sạch và thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ rửa sạch băm nhỏ.
Thịt, hành khô, mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ và trộn đều với ít lòng đỏ trứng gà, ướp mắm muối và hạt tiêu, để 30 phút cho ngấm.
Trám rửa sạch, om với nước sôi tầm 60-75 độ C và chút muối.
Kiểm tra thấy trám mềm tay rồi thì bạn vớt ra, bổ dọc thân quả lấy thịt, bỏ hột.
Nhồi thịt đã trộn vào nửa quả trám một, xếp vào đĩa, cho vào nồi hấp chín tầm 10- 15 phút. Bạn trang trí trám đã hấp chín lên đĩa thành những bông hoa 6 cánh với lá dưa chuột để món ăn thêm hấp dẫn nhé!
Món ăn đặc trưng vào mùa thu ở các nước trên thế giới
Ở Việt Nam, mùa thu gắn liền với bánh Trung thu, chả cốm, xôi cốm, chả rươi... Vậy, ở các nước khác nhắc tới mùa thu là nhắc tới những món ngon nào?
Bánh Trung thu ở nhiều nước châu Á
Bánh Trung thu ở Trung Quốc thường mang hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn.
Tết Trung Thu là một trong những lễ hội truyền thống lớn, độc đáo, được tổ chức rầm rộ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á khác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, ... Mỗi đất nước đều có những đặc trưng riêng về văn hóa nên món bánh Trung thu cũng chẳng hề giống nhau.
Tết Trung thu ở Trung Quốc còn gọi là "Tết ngắm trăng". Bánh Trung thu ở Trung Quốc thường mang hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn và gần giống với bánh Trung thu ở Việt Nam. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều.
Bánh Trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt.
Trong khi đó Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chusok. Bánh Trung thu ở Hàn Quốc có kiểu dáng và cách làm hoàn toàn khác biệt với bánh Trung thu ở Việt Nam. Bánh Trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt. Vì người Hàn Quốc cho rằng, trăng phải có lúc tròn lúc khuyết giống như cuộc đời của con người luôn luôn biến đổi để đạt tới sự hoàn mỹ. Nguyên liệu để làm bánh Songpyeon khá đơn giản gồm bột gạo, đậu xanh, đường và quan trọng nhất là lá thông. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng,...
Bánh Trung thu của Nhật Bản là bánh Tsukimi dango.
Bánh Trung thu của Nhật Bản là bánh Tsukimi dango - bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời. Tsukimi dango giống như bánh trôi nước, nhưng được nướng sơ qua cho nóng giòn. Khi ăn bánh, người ta thường thêm chút mật đường ngọt lịm lên trên. Bánh luôn được đặt trang trọng trên một chiếc kệ nhỏ ngay hiên nhà, thích hợp cho việc vừa ngắm trăng vừa nhâm nhi.
Hàn Quốc: Các món hải sản
Mùa thu đánh dấu mùa của ba loại hải sản phổ biến nhất xứ sở kim chi là ghẹ xanh, tôm jumbo và cá gizzard shad. Ghẹ xanh được nấu trong súp mặn hoặc hấp, cá gizzard shad được ăn sống như sashimi hoặc nướng. Tôm he mọng nước và béo ngậy cũng được dùng để ăn sống, hoặc nướng. Theo Korea Stripes , cách ăn phổ biến nhất cho món tôm này ở Hàn Quốc là bóc vỏ, nhúng vào giấm và nước sốt ớt đỏ.
Nhật Bản: Cơm mới và nấm matsutake
Nấm Matsutake mọc tự nhiên, không thể trồng nên rất hiếm, vì thế giá thành cũng rất đắt đỏ.
Từ đầu tháng 9 trở đi cũng là lúc bắt đầu của mùa nấm Matsutake hay nấm thông, nấm tùng nhung. Mùa nấm này chỉ kéo dài trong khoảng 40 ngày. Người Nhật xem nấm Matsutake như một món quà quý mà thiên nhiên ban tặng bởi một năm chỉ thưởng thức một lần vào đúng mùa thu. Nấm Matsutake mọc tự nhiên, không thể trồng nên rất hiếm, vì thế giá thành cũng rất đắt đỏ, một cây có thể lên tới 100 USD.
Một trong những món ăn ý nghĩa nhất vào mùa thu ở Nhật Bản là món Shinmai - cơm mới.
Khi nhắc đến những món ăn ý nghĩa nhất vào mùa thu ở Nhật Bản cũng không thể không kể đến món Shinmai - cơm mới. Sở dĩ được gọi là cơm mới bởi nó được nấu từ những hạt gạo trong vụ thu hoạch đầu tiên vào mùa thu. Shinmai có hương vị đặc biệt, gạo nấu lên mềm và ngọt hơn gạo cũ. Du khách chỉ có thể thưởng thức nó từ tháng 9 đến tháng 12. Cơm gạo mới có thể ăn cùng hạt dẻ, nấm Matsutake... để tăng thêm hương vị.
Mỹ: Bánh chanh Floria, các sản phẩm làm từ tá
Món bánh chanh Floria mang hương vị độc đáo, kết hợp hài hòa vị chua và vị ngọt.
Mỹ là đất nước có nền ẩm thực vô cùng phong phú đa dạng, có nhiều món ăn hấp dẫn khiến du khách ăn một lần và nhớ mãi. Trong đó món ăn đầu tiên của mùa thu là món bánh chanh Floria.
Bánh chanh Floria là loại bánh mang hương vị độc đáo, kết hợp hài hòa vị chua và vị ngọt. Loại bánh này được làm từ nguyên liệu nước cốt chanh, trứng, sữa đặc, đường, bột mì, tạo ra lớp vỏ giòn nhưng ở bên trong lại rất mềm mại.
Bên cạnh đó, một trong những hoạt động mùa thu được nhiều người Mỹ tham gia nhất là hái táo, khắc bí cho dịp Halloween. Ngoài ăn táo chín cây, mọi người còn tạo rất nhiều các sản phẩm làm từ táo như bánh rán rượu táo, rượu táo, bánh pudding táo phủ phô mai...
Pháp: Món bò hầm
Món Boeuf Bourguignon được người Pháp yêu thích mỗi độ thu sang.
Cái tên thường xuyên được nhắc đến trong danh sách các món ăn nổi tiếng vào mùa thu của nước Pháp chính là món Boeuf Bourguignon. Món ăn gồm thịt bò ngâm trong rượu vang đỏ, nước hầm bò cùng các loại gia vị như tỏi, hàn tây, rau thơm, nấm, cà rốt, bơ.. Từng được biết đến như một món ăn nông dân nhưng ngày nay món thịt bò hầm này đã chinh phục mọi tầng lớp xã hội.
Hướng dẫn cách làm chả cốm thơm ngon, chuẩn vị Hà Nội Nhiều người tìm hiểu cách làm chả cốm ngon với mong muốn có thể tự chế biến và thưởng thức món ăn đặc trưng của xứ Hà Thành ngay tại nhà. Cách làm chả cốm chuẩn vị Hà Nội không mất nhiều thời gian (Ảnh: Internet) Chả cốm là món ăn quen thuộc, thể hiện rõ nét những nét đặc trưng của ẩm...