Từ 75 đến 98% sinh viên ngành Luật có việc làm sau khi tốt nghiệp 12 tháng
Theo nhiều chuyên gia, học ngành Luật có cơ hội việc làm cao, thu nhập hấp dẫn lại ít bị ảnh hưởng bởi cuộc Cách mạng Khoa học Công nghiệp 4.0. Thí sinh cùng tham khảo tỉ lệ sinh viên có việc làm ở khối ngành này.
Một phiên tòa tập sự của sinh viên ngành Luật của Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Ảnh: TNUS
Tỉ lệ việc làm cao
Hiện nay, ngành Luật đang thu hút đông đảo bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Theo thống kê của Trường Đại học Luật Hà Nội , ở khối ngành III: Kinh doanh và quản lí, Pháp luật, tỉ lệ sinh viên đã có việc làm thống kê cho 2 khoá gần nhất đã khảo sát so với năm tuyển sinh như sau: Năm 2019 đạt 75,8%; Năm 2020 đạt 88,59%.
Khảo sát của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trường Đại học Luật TPHCM công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm cao hơn. Theo đó, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm thống kê năm 2019 và năm 2020 của trường lần lượt là 95 – 94%.
Khảo sát của Trường Đại học Luật TPHCM.
Trong khi đó, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội có tỉ lệ lần lượt là 97,73% và 88,88%. Hai tỉ lệ có độ chênh khá lớn, tới 8,85%.
Video đang HOT
Khảo sát của Khoa Luật.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội công bố tỉ lệ thống kê cho năm 2019 và năm 2020 đạt 89 và 80,5%.
Khảo sát của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Một số trường không chuyên về đào tạo Luật nhưng đã nhiều năm đào tạo khối ngành này và sinh viên có tỉ lệ có việc làm cao.
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp khối ngành III năm 2019, 2020 của Trường Đại học Công đoàn có việc làm lần lượt là 82,8% và 88,4%.
Khảo sát của Trường Đại học Công đoàn.
Tại Trường Đại học Gia Định , tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp 12 tháng của sinh viên học khối ngành III là 93%.
Tỉ lệ sinh viên có việc làm theo khảo sát của Trường Đại học Gia Định.
Số liệu do Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng khảo sát ở khối ngành III tỉ lệ có việc làm cao hơn so với khối ngành VII. Tỉ lệ có việc làm của ngành này đạt từ 95-97%.
Khảo sát của Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, kết quả khảo sát giai đoạn 2020 – 2025, lao động có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ cao ở nghề Luật. Ngành nghề Luật vẫn luôn là nhóm ngành được đánh giá có nhu cầu nhân lực và thu nhập cao.
Trí nhớ kém có nên học Luật?
Theo tư vấn về ngành Luật của Ban tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, học Luật ra chỉ để làm luật sư – đây là một trong số những ngộ nhận điển hình, quen thuộc của những người đang băn khoăn lựa chọn ngành Luật.
Có thể nói hiện nay, ngành Luật là một trong những ngành có cơ hội việc làm rộng mở nhất và linh hoạt nhất. Người học sau khi tốt nghiệp có rất nhiều các công việc có thể phát triển như: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chứng viên, nhân viên pháp chế tại các doanh nghiệp, Chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật… trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu…
Ngành Luật đang và sẽ chứng tỏ sức hút về đào tạo và cơ hội việc làm trong tương lai.
Trước câu hỏi, trí nhớ kém có nên học Luật không, Ban tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên cho rằng người học Luật không hẳn là người nắm rõ, thuộc lòng từng điều luật. Thực tế đã chỉ ra, người làm Luật cần hiểu rõ bản chất, nguyên tắc và phương pháp áp dụng của quy định pháp luật.
Ví dụ cụ thể, đối với các Luật sư Hình sự, việc ghi nhớ các quy định trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự sẽ không giúp ích nhiều trong quá trình hành nghề, mà thay vào đó, họ cần phải hiểu và nắm rõ các cấu thành tội phạm, đặc trưng cần phân biệt giữa những loại tội phạm cũng như bản chất của từng giai đoạn tố tụng. Trí nhớ tốt chỉ là một lợi thế, ưu điểm khi hành nghề này mà thôi.
Trước đây, mọi người hay nói vui: “Học Luật làm thầy cãi”. Việc hành nghề Luật, ngược lại, nhắm vào sự thuyết phục. Điều này được thể hiện ở cả kỹ năng viết và kỹ năng hùng biện, kỹ năng tư duy logic và có căn cứ dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ hội việc làm và mức lương ngành luật có cao như điểm chuẩn đầu vào?
Năm nay, nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn đầu vào đối với ngành luật ở mức cao, điều này chứng tỏ ngành luật chưa bao giờ ngừng "hot".
Ảnh minh họa
Điểm chuẩn đạt ngưỡng cao
Mùa tuyển sinh năm 2020, Đại học Luật Hà Nội đã công bố điểm chuẩn xét tuyển 5 ngành. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất thuộc tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) của Luật Kinh tế là 29 điểm, kế tiếp là Luật 27,75. Các ngành còn lại chủ yếu lấy đầu vào 23 - 25 điểm.
Đại học Kiểm sát Hà Nội công bố điểm chuẩn ngành Luật, đáng chú ý là khối C00 điểm trúng tuyển dành cho nữ miền Bắc lên đến 29.67 và nữ miền Nam là 27,75 tính cả điểm ưu tiên.
Năm 2020, Đại học Luật TPHCM có 2.100 chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó, trường dành khoảng 75% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngành Luật khối C00 27 điểm là ngành có điểm chuẩn cao nhất, tiếp đến là Luật Thương mại quốc tế 26,25 - 26,5 điểm.
Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TPHCM có điểm trung bình trúng tuyển khối ngành Luật là 25,75 điểm. Trong đó, ngành Luật Kinh tế (Luật Thương mại quốc tế) có mức điểm chuẩn cao nhất là 26,65.
Cơ hội việc làm và mức lương cao
Khi nhắc đến việc làm trong ngành Pháp luật, không ít người sẽ chỉ nghĩ đến nghề luật sư, tuy nhiên không chỉ có vậy, cử nhân ngành luật ra trường có thể đảm nhiệm các chức vụ như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý...
Sinh viên học ngành luật ra trường có thể làm việc tại các bộ, các phòng ban nhà nước hay mở một văn phòng chuyên về luật riêng hoặc tư vấn luật tại các doanh nghiệp lớn.
Ông Đỗ Thanh Vân - Phó Giám Đốc phụ trách, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết: "Hiện nay số doanh nghiệp thực tế hoạt động trên địa bàn Thành phố là 203.674 doanh nghiệp, chính vì vậy nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Sinh viên học ngành luật sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí làm việc khác nhau, tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước".
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, đưa ra kết quả khảo sát giai đoạn 2020 - 2025, lao động có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao ở nghề luật. Ngành nghề luật vẫn luôn là nhóm ngành được đánh giá có nhu cầu nhân lực và thu nhập cao.
Với điểm chuẩn đầu vào cao, chương trình học kéo dài, khối lượng kiến thức lớn, nếu yêu thích ngành luật, sinh viên hãy chọn trường phù hợp với khả năng của mình, học đúng ngành yêu thích, sẽ rút ngắn được khoảng cách trên con đường phát triển sự nghiệp sau này.
Kiến nghị bỏ quy định chưa hợp lý khi tuyển dụng thư ký toà Đa phần bạn đọc đều cho rằng quy định điều kiện tuyển dụng thư ký tòa án như hiện nay là không công bằng cho những sinh viên học tại các cơ sở đào tạo luật. Ảnh minh họa Tuần qua, báo Pháp Luật TP.HCM đã có thông tin phản ánh về vấn đề cơ hội việc làm cho các cử nhân luật...