Từ 71 nghìn đồng, tiền điện 1 hộ dân vọt lên 13,5 triệu
Hoá đơn tiền điện tháng 5 của gia đình chị V. chỉ hơn 71 nghìn đồng nhưng tháng 6 lên tới 13,5 triệu đồng, tăng gấp 190 lần.
Theo phản ánh của chị H.V. (ở phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), giữa năm 2019 chị thuê nhà của chị Phùng Thị Phượng (phường Kỳ Phương).
Từ đó đến nay, hàng tháng hoá đơn tiền điện của gia đình chị dao động từ vài chục nghìn lên đến hơn 100.000 đồng.
Thế nhưng trong tháng 6, hoá đơn tiền điện của gia đình chị V. bỗng tăng vọt gấp 190 lần so với tháng 5. Từ 71 nghìn đồng trong tháng 5 lên tới 13,5 triệu đồng ở tháng 6.
Hóa đơn tiền điện tháng 5 của gia đình chị V. chỉ hơn 71 nghìn đồng
“Không hiểu vì sao tháng này gia đình tôi có hoá đơn tiền điện tăng nhiều như vậy. Trong khi mọi sinh hoạt của gia đình vẫn bình thường”, chị V. nói.
Theo chị V., cách đây khoảng 10 ngày, nhân viên HTX Tiền Phương ghi số điện và thấy chỉ số công tơ cao bất thường. Sau đó, gia đình chị bị ngừng cấp điện để kiểm tra, tới nay vẫn chưa có trở lại.
Chị V. cũng cho rằng do số tiền quá lớn nên chị không nộp.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng 190 lần
Video đang HOT
Giám đốc HTX Tiền Phương (đơn vị cung cấp điện) Đoàn Văn Tạnh cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định nguyên nhân là do rò rỉ đường dây.
“Đường dây điện không đảm bảo dẫn tới bị rò rỉ rồi dính chạm vào rạp mái nhà. Công tơ quay thường xuyên, sinh ra sản lượng điện lớn”, ông Tạnh nói.
HTX đa đe nghi chinh quyen lap bien ban ve su co. “Theo nguyên tắc thì người nao su dung đien thi nguoi đo phai tra tien”, ông Tạnh nói.
Cũng theo ông Tạnh, gia đình chị V. đang bị ngắt điện. Việc này, thứ nhất là để kiểm tra lại đường dây và nguyên nhân thứ 2 là do người nhà không hợp tác với HTX để nộp tiền điện.
Đường điện sơ sài của các hộ dân ở phường Kỳ Phương
Ông Đặng Đôn Sơn, Giám đốc Chi nhánh điện lực thị xã Kỳ Anh cho biết, HTX Tiền Phương mua lại điện của đơn vị và bán lại cho dân như công ty điện lực.
“Sau khi nghe thông tin chúng tôi có liên lạc với HTX Tiền Phương nhưng chưa được. Trường hợp này thì không biết HTX xử lý thế nào, chúng tôi không nắm được vì khách hàng của họ”, ông Sơn nói.
Từ năm 2013 có khoảng 2.000 hộ dân ở đây sử dụng điện của HTX Tiền Phương.
Hiệu trưởng thế chấp sổ đỏ nhà trường: Tại vợ lấy trộm?
Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung bị phản ánh về việc dùng bìa đất tài sản của nhà trường đưa đi thế chấp vay lãi.
Theo thông tin phản ánh, ông Kiều Minh Trí, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) dùng bìa đất (sổ đỏ) - tài sản của nhà trường - đưa đi cầm cố cho bà H., trú tại phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), để vay gần 300 triệu đồng.
Nguồn tin cho biết khi vay tiền, ông Trí nói là để xây dựng tường rào, tu sửa cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới. Tuy nhiên, thực chất ông Trí dùng số tiền này sử dụng vào mục đích cá nhân, gây mất niềm tin đối với nhân viên, đồng nghiệp, cũng như phụ huynh.
Giấy vay tiền và cầm cố bìa đất với lãi suất vay lên đến 2.000 đồng/triệu/ngày. (Ảnh Infonet)
Cũng theo nguồn tin nói trên, thời điểm ông Trí mang sổ đỏ của trường cầm cố là vào năm 2016, đến nay mới trả được một ít. Nhiều lần ông Trí hứa trả nhưng lại thất hẹn, hiện đang nợ gần 300 triệu đồng.
Chiều 15/2, xác nhận với PV, ông Đinh Sỹ Quân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Anh cho biết đã nhận được thông tin phản ánh trên và hiện đang yêu cầu ông Trí làm tường trình về vụ việc.
Theo thông tin trên tờ Infonet, ông Trí giải thích: 'Bìa đất rừng bị hỏng rồi, hiện tôi đang làm tờ trình xin cấp lại'.
Bìa đất ông Trí dùng để xuất trình cho Phòng GD&ĐT. (Ảnh Infonet)
Tờ trình số 26/TTr, ngày 02/10/2019, do ông Kiều Minh Trí viết, ký tên, đóng dấu có nội dung như sau: 'Năm 2017, cơn bão số 10 tàn phá nặng nề, gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà trường cũng như phòng học, công trình vệ sinh và văn phòng bị tốc mái, bị ướt một số tài liệu trong đó có giấy CNQSDĐ trồng rừng số 00026 bị hỏng, nhòe không nhìn thấy gì cả. Vậy Trường TH&THCS Kỳ Trung lập tờ trình này kính đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ cho trường TH&THCS Kỳ Trung'.
Ông Trí cũng thừa nhận vợ ông là giáo viên, trước đây làm ăn bị thua lỗ rất nhiều.
'Bìa đất tôi bỏ trong tủ, vợ đến chơi rồi trộm đưa đi cầm cố. Vừa rồi tôi đã làm tờ trình xin cấp bìa mới' -ông Trí nói.
Tờ trình gửi của ông Trí cơ quan chức năng xin cấp lại bìa mới (Ảnh Infonet)
Nói về giấy vay tiền có nội dung cầm cố bìa đất, ông Trí phủ nhận đây không phải chữ ký của ông mà do vợ ông tự ký.
'Người ta nói vậy chứ tiền nợ không nhiều như thế đâu. Hiện nay còn một ít nữa, sẽ yêu cầu bà ấy (bà Lê Thị Bích Thảo - vợ ông Trí) sắp xếp để lấy bìa về, để thế là không thể được. Lỗi của tôi là không bảo quản chặt chẽ, để sơ suất nên mất đi', ông Trí nói thêm.
Bảo An
Theo baodatviet
Hóa đơn tiền điện tăng bất thường: Người dân đặt hàng loạt nghi vấn Nhiều câu hỏi được đặt ra đằng sau thực trạng hóa đơn tiền điện liên tục tăng đột biến thời gian gần đây. Người tiêu dùng nhiều ngày qua bức xúc phản ánh hóa đơn tiền điện tăng cao trong tháng 5 (chốt công tơ từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6). Số liệu của EVN cũng cho thấy, đã có tới...