Từ 2021, chỉ đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019?
Những giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 tạm thời không được đánh giá chuẩn ở năm 2021, 2022 và có thể ở các năm tiếp theo.
Một trong những vấn đề tồn tại khiến nhiều giáo viên bức xúc, tăng tính hình thức trong giáo dục đó chính là quy định giáo viên mỗi năm phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp một lần.
Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mỗi năm một lần kèm minh chứng giấy và tải minh chứng lên phần mềm Temis được người viết và một số giáo viên khác đánh giá hình thức, không thiết thực, vô bổ,…
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Mỗi năm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên một lần là không cần thiết
Hiện nay, quy định đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT) và quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT).
Theo đó, đánh giá giáo viên mầm non, phổ thông ở mức Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt với 15 tiêu chí.
Thông tư 26 và 20 đều quy định giáo viên có 1 tiêu chí không đạt thì chỉ được đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông loại Chưa đạt.
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2020, chuẩn trình độ đào tạo giáo viên theo Luật Giáo dục 2019 đã nâng lên, giáo viên mầm non ít nhất có trình độ cao đẳng, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở ít nhất phải đạt trình độ đại học.
Điều này dẫn đến nhiều giáo viên giỏi, có nhiều thành tích do chưa nâng chuẩn hoặc giáo viên sắp nghỉ hưu (không thuộc diện phải học nâng chuẩn theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP) có thể phải xếp loại chuẩn nghề nghiệp Chưa đạt, gây bức xúc cho nhiều giáo viên.
Video đang HOT
Nhận thấy bất cập này, ngày 11/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 2440/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo chuẩn năm học 2020-2021.
Theo đó công văn 2440 nêu rõ: “Để đảm bảo việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn; thực hiện đúng theo các quy định mới của Luật Giáo dục về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (Điều 72, Luật Giáo dục 2019) và lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020), Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020-2021 như sau:
Tại thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành xây dựng văn bản quy định tạm ngưng hiệu lực của quy định về đạt chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên, cán bộ quản lý trong Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn hiệu trưởng các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Do đó, năm học 2020 – 2021, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tạm dừng việc đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn cho tới khi có quy định mới được ban hành, nhằm đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019…”.
Theo người viết, chỉ cần đánh giá giáo viên đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 là hợp lý, mỗi năm phải thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mỗi năm một lần vô cùng hình thức, vô bổ, làm gia tăng thêm bệnh hình thức, lãng phí,..
Người viết và một số giáo viên vui mừng hy vọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạm dừng hẳn việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp rất hình thức này hoặc được đánh giá đơn giản hơn, vì chỉ riêng Công văn Số: 4530/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm hướng dẫn đánh giá, minh chứng, các biểu mẫu,… tổng cộng đến 25 trang giấy A4 cho thấy sự phức tạp, rối rắm khi đánh giá viên chức đạt chuẩn hay chưa chuẩn.
Về hồ sơ đánh giá, giáo viên thực hiện hồ sơ chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 1 phiếu tự đánh giá (kèm theo phải photocopy đủ các loại giấy tờ cho 15 tiêu chí), một phiếu đánh giá đồng nghiệp, sau đó giáo viên phải thực hiện thêm 1 lần trên TEMIS, chụp tất cả hồ sơ của 15 tiêu chí tải lên phần mềm, đánh giá đồng nghiệp trên phần mềm.
Về hình thức, hồ sơ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên rất phức tạp, nhiêu khê, khó tìm minh chứng nhưng sau khi đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên gần như không có tác dụng gì trong việc đánh giá quá trình làm việc, căn cứ thi đua, khen thưởng,…
Giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật giáo dục 2019 thì tạm thời chưa đánh giá
Ngày 20/8/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 3556/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020-2021, giáo viên lại phải tiếp tục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông theo Thông tư 26, 20/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ có thay đổi là chỉ đánh giá giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019, những giáo viên chưa đạt chuẩn thì tạm thời chưa đánh giá.
Nội dung công văn 3556 nêu: “Nhằm bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ dựa trên kết quả đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Chuẩn hiệu trưởng (sau đây gọi tắt là Chuẩn), Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020- 2021 như sau:
1. Tiếp tục triển khai công tác đánh giá theo Chuẩn đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đã đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 và nhập kết quả đánh giá lên hệ thống TEMIS (đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông).
2. Tạm dừng việc đánh giá theo Chuẩn đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 đến khi có quy định mới được ban hành.
Công văn này thay thế Công văn số 2440/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 11/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020-2021.”
Do đến thời điểm cuối năm 2021-2022, Bộ chưa có công văn nào bổ sung, thay thế công văn 3556 nên các địa phương vẫn áp dụng theo công văn trên dựa theo 2 Thông tư 20, 26/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông.
Theo công văn này có nêu là sẽ tạm dừng việc đánh giá theo Chuẩn đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 đến khi có quy định mới được ban hành, từ năm 2020-2021.
Như vậy, việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên chỉ đánh giá giáo viên nghề nghiệp đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019, những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ thì tạm dừng, không cần phải đánh giá đến khi có hướng dẫn mới.
Những giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 tạm thời không được đánh giá chuẩn ở năm 2021, 2022 và có thể ở các năm tiếp theo sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi các giáo viên trên. Việc này xin được nêu và phân tích trong các bài viết tiếp theo.
Theo người viết, mỗi năm chỉ cần đánh giá, phân loại giáo viên theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP, đây là cơ sở quan trọng để đánh giá quá trình công tác và các hình thức khen thưởng mà không cần phải xuất hiện thêm đánh giá chuẩn nghề nghiệp mỗi năm một lần, gọi là đánh giá chuẩn thì chỉ cần căn cứ vào chuẩn trình độ đào tạo để xác định chuẩn hay chưa đạt chuẩn, không nhất thiết phải đánh giá nhiều tiêu chí, nhiều hồ sơ, minh chứng hình thức, không cần thiết.
Tài liệu tham khảo:
- Thông tư 20, 26/2018/TT-BGDĐT
- Công văn Công văn số 3556/BGDĐT-NGCBQLGD
- Công văn Số: 4530/BGDĐT-NGCBQLGD
- Nghị định 90/2020/NĐ-CP
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hà Nội sẽ có chính sách thu hút giáo viên giỏi
Sở GD&ĐT Hà Nội đang tham mưu, đề xuất thành phố ban hành cơ chế thu hút các giáo viên dạy giỏi của các tỉnh, thành phố về công tác tại Thủ đô.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Quang Tuấn- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Hiện nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học của Hà Nội đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2005.
Ngành GD-ĐT Hà Nội hiện có 92% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, 91,7% cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học; 94,5% cán bộ quản lý, giáo viên THCS và 100% cán bộ quản lý, giáo viên cấp THPT đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2019.
Năm học vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã rà soát xếp lớp đào tạo nâng chuẩn IELTS quốc tế cho 3.649 giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc; đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho 1.900 giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Xác định tài sản quý nhất của giáo dục Thủ đô là đội ngũ hơn 138 nghìn giáo viên, ngành GD-ĐT Hà Nội luôn quan tâm đến công tác cán bộ; làm tốt công tác phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ đúng chuyên môn, sở trường; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu quả công tác.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong năm học tới, ngành GD-ĐT Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố phù hợp tình hình thực tiễn của xã hội.
Cụ thể, ngành sẽ tham mưu, trình Thành ủy ban hành Nghị quyết về phát triển giáo dục trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trình HĐND Thành phố về cơ chế thu hút nhân tài, là những giáo viên dạy giỏi của các tỉnh, thành phố về công tác tại Thủ đô...
Hơn 1/4 giáo viên tiểu học cả nước chưa đạt chuẩn Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có 25,2% giáo viên tiểu học cả nước chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo. Cụ thể, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục 2019) ở cấp mầm non là 91,7%; tiểu học là 74,8%; trung học cơ sở là 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%. Như vậy,...