Từ 200.000 năm trước, loài người đã ngủ trên những “chiếc giường” êm ái
Khám phá mới này cho thấy tiềm năng về một nền văn hóa vật chất chưa từng được hé lộ, nhưng có thể đã hiện hữu ngay từ thủa “bình minh” sơ khai của loài người.
Sống trong hang động chẳng thể nào là chốn xa xỉ, song những người tối cổ ở Nam Phi hàng trăm ngàn năm trước đã biết tự tạo những chiếc giường mềm mại, êm ái từ tro và cỏ dại để làm cho “ngôi nhà” của họ thêm phần ấm cúng.
Theo một nghiên cứu mới được tạp chí Science đăng tải, sự kết hợp này đã giúp những cư dân cổ đại không chỉ có một giấc ngủ ngon trên chiếc giường mềm mại, mà còn có tác dụng giúp xua đuổi côn trùng, rắn rết,… Phương pháp này có thể đã được con người sử dụng cách đây hơn 200.000 năm.
Trước đó, mốc thời gian xa nhất mà chúng ta tìm thấy bằng chứng cho thấy con người biết tận dụng thực vật để làm đệm ngủ, nghỉ ngơi, (thay vì nằm thẳng dưới mặt đất) là tại một di tích đã tồn tại gần 77.000 năm tuổi.
Đây cũng được coi là “chiếc giường” cổ xưa nhất mà loài người từng sản sinh ra. Tuy nhiên với phát hiện mới đây, chúng ta đã đẩy cột mốc này lên hơn 100.000 năm.
Từ 200.000 năm trước, loài người đã biết cách ngủ trên những “chiếc giường” êm ái và chống côn trùng.
Phát hiện này được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại hang động Border ( Border Cave), vốn dĩ nằm tại một hố sâu trong vách đá, thuộc dãy núi Lebombo, Nam Phi. Trải qua nhiều niên đại, khu vực này được bảo vệ tuyệt đối khỏi tác động môi trường nhờ thảm thực vật, giúp nó tách biệt so với phần còn lại của bề mặt Trái Đất.
Bên trong hang động vẫn còn rất nhiều dấu tích của xương động vật hóa thạch, công cụ, và những nguyên liệu chế tác từ thực vật.
Trong đó, phần lớn những nguyên liệu này có thể được dùng để làm giường ngủ, do đặc tính của tro khi kết hợp với một số loại thực vật sẽ ngăn không cho côn trùng di chuyển lên bề mặt, cũng như không thể đốt hoặc cắn vì khiến chúng bị mất nước.
Lý thuyết này được nhiều nhà khoa học ủng hộ, bởi trên thực tế hiện vẫn còn rất nhiều gia đình ở khu vực phía Đông Châu Phi sử dụng lá cây long não lót trên giường như một biện pháp chống lại côn trùng.
Các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu tích lưu lại trên vách đá tại hang Border, Nam Phi cho thấy con người từ hơn 200.000 năm trước đã biết sử dụng vật liệu từ thực vật làm đệm ngủ. (Ảnh: Sciencemag)
Mặc dù tập tính nhặt những chiếc lá mềm hoặc cành cây khô để lót giường, làm đệm ngủ có nghe vẻ rất hiển nhiên và không mấy ấn tượng, nhưng các nhà khoa học cho rằng sự tư duy này là tương đối phức tạp đối với người tối cổ.
Nó cũng đóng vai trò rất cần thiết để giống loài của chúng ta tạo ra sự đổi mới, hay thậm chí là cuộc cách mạng, từ đó giúp phát triển về nhận thức trong khoảng 100.000 năm trước.
Khám phá mới này cũng cho thấy tiềm năng về một nền văn hóa vật chất chưa từng được hé lộ, nhưng có thể đã hiện hữu ngay từ thủa “bình minh” sơ khai của loài người.
Liên tiếp tìm thấy đá quý, thợ mỏ đổi đời thành triệu phú đã giàu càng giàu hơn
Một thợ mỏ ở Tanzania đổi đời thành triệu phú sau hai lần liên tiếp tìm thấy đá quý với kích thước và cân nặng lớn nhất từ trước đến nay.
Được biết trong lần phát hiện đầu tiên vào 24/6, ông Laizer, 52 tuổi, sống ở Tanzania - quốc gia ở phía Đông châu Phi đã đào được hai viên đá Tanzanite thô, với trọng lượng lần lượt là 9,2 kg và 5,8 kg rồi bán chúng tại sự kiện giao dịch ở khu vực phía bắc Manyara. Thợ mỏ người Tanzania đã thu về số tiền khủng lên đến 3,4 triệu USD.
Tuy nhiên, mới đây ông Laizer đã tiếp tục gặp may mắn lần thứ hai khi tìm thấy một viên đá Tanzanite nặng 6,3 kg tại một khu mỏ ở phía Bắc Tanzania và bán cho chính phủ với giá 2 triệu USD.
Ông Laizer cầm hai viên đá quý trong lần phát hiện đầu tiên vào ngày 24/6
Chia sẻ sau lần phát hiện đá quý đầu tiên vào tháng 6, ông Laizer nói với BBC: " Sẽ có một bữa tiệc lớn vào ngày mai".
Đá Tanzanite chỉ được tìm thấy ở Tanzania. Nó được sử dụng để làm đồ trang trí, đồ trang sức và các mặt hàng trang trí khác với đá màu xanh tím đậm, giá trị sử dụng của nó càng được đánh giá cao nếu độ trong suốt càng mịn và màu sắc của chúng càng hiếm.
Đây là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất và một nhà địa chất học ước tính nguồn cung của nó có thể bị cạn kiệt trong vòng 20 năm tới.
Ông Laizer sẽ dùng số tiền thu được để xây trường học và trung tâm mua sắm
Tại một buổi lễ đặc biệt để đánh dấu sự kiện này, Simon Msanjila, thư ký thường trực của Bộ khoáng sản cho biết: " Sự kiện hôm nay là để công nhận hai viên đá tanzanite lớn nhất trong lịch sử kể từ khi bắt đầu hoạt động khai thác ở Mirerani".
Phát hiện đáng chú ý của ông Laizer thậm chí còn được công nhận bởi Tổng thống John Magufuli, người đã gọi điện trực tiếp cho ông Laizer khi đang ở trên chương trình truyền hình trực tiếp để gửi lời chúc mừng.
Chia sẻ về khoản tiền triệu đô kiếm được từ hai viên đá quý, Laizer nói thêm: " Tôi muốn dùng tiền để xây dựng một trung tâm mua sắm và một trường học. Tôi muốn xây dựng ngôi trường gần nhà của tôi. Có rất nhiều người nghèo ở đây không đủ khả năng để đưa con đến trường. Tôi không được giáo dục nhưng tôi thích mọi thứ vận hành một cách chuyên nghiệp. Vì vậy, tôi muốn các con tôi điều hành công việc một cách chuyên nghiệp".
Qua đó, ông Laizer tuyên bố rằng sự kiện bất ngờ này sẽ không thể thay đổi lối sống của ông. Và thực tế là ông vẫn kiên trì khai thác đá Tanzanite một cách đúng đắn.
Đồng thời, ông Laizer kêu gọi các công ty khai thác quy mô nhỏ khác cùng hợp tác với chính phủ. Năm ngoái, để hỗ trợ cho các hoạt động khai thác đá Tanzanite, chính phủ Tanzania đã thành lập các trung tâm thương mại cho phép các công ty khai thác quy mô nhỏ như Lazier bán những gì họ tìm thấy.
Thảm họa sóng thần cổ đại giết chết 1/4 dân số Anh Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng về một trận sóng thần cực mạnh phá hủy nước Anh vào năm 6200 trước Công nguyên ở vùng ven biển phía đông. Mô phỏng hướng của sóng thần Storegga. Ảnh: Geoscience. Trận sóng thần khổng lồ mang tên Storegga Slide hình thành khi khu vực đáy biển rộng 77.700 km2, tương đương Scotland, ở...