Từ 2 bé gái bị bạo hành dã man bởi cha dượng và mẹ kế, chuyên gia phân tích diễn biến tâm lý đáng sợ của “người thứ ba”
2 vụ án đau lòng gần đây liên quan đến việc trẻ em bị bạo hành đang làm dư luận sục sôi vì căm phẫn.
Sau khi ly hôn, người tình của cha, mẹ đứa trẻ là kẻ gây án với những hành động thủ ác vô cùng tận.
Sau vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM bị “mẹ kế” bạo hành đến chết, các bà mẹ đồng loạt thốt lên “Đấy nhé, con mình đẻ ra mình nuôi, không giao con cho ai hết”. Dì ghẻ – con chồng từ lâu đã thành 1 cặp từ đầy tính tiêu cực.
Đến gần đây vụ án bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị “ cha dượng” bạo hành đến mức nguy kịch tính mạng, phẫn nộ hơn là những hành động thủ ác vô cùng man rợ khi hắn ta mua thuốc trừ sâu trộn vào đồ uống để bé uống, bắt bé nuốt đinh, thậm chí là đóng 9 chiếc đinh vào đầu bé. Hành động mất nhân tính này khiến người ta lại ngơ ngác, vậy có phải cứ ở với mẹ là đã an toàn đâu?
Câu hỏi phẫn nộ được treo trên đầu là cha ruột, mẹ đẻ – những người kề cận con mình đã ở đâu khi con mình chết bởi tay “người thương” cũng không hay? Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi vì sao đối tượng “mẹ kế”, “cha dượng” kia trước đó chưa từng có tiền án tiền sự, vậy cớ gì họ lại trở nên ác độc đến như vậy. Điều đáng nói là dù chưa chính thức là vợ chồng nhưng những cặp đôi này đã sống với nhau như vợ chồng và xác định mối quan hệ lâu dài chứ không phải là những kẻ qua đường.
Một đứa trẻ chỉ là trẻ thơ cũng đã đủ đáng yêu để ai cũng muốn cưng nựng, vậy tại sao con riêng của người tình (là người mình yêu thương) mà họ lại hành xử ác độc dã man đến vậy? Vì sao “người thứ 3″ trong một mối quan hệ lại tàn nhẫn đến thế với “kết quả hiện diện trước mắt” của mối quan hệ trước?
Dù thực tế có rất nhiều “cha dượng” “mẹ kế” tốt và yêu thương con của đối tác như con mình nhưng hãy nói về 1 số đối tượng “người thứ 3″ dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý Alicia Vũ – người phụ nữ gốc Việt hiện đang sinh sống tại Anh:
Hành hạ con riêng của người tình để thỏa mãn cái ác trong họ, đó cũng là đối tượng gần nhất không có khả năng tự vệ
Khi 2 vụ án đau lòng về bạo hành trẻ em gần đây xảy ra, theo chị vì sao 2 kẻ ác xuất hiện trong vị trí “ người thứ ba”, “người đến sau” kia lại xuống tay với con riêng của người tình, chắc không đơn giản chỉ là “vì không dứt ruột đẻ ra nên không thương”…
Nếu “không phải con mình đẻ ra nên không thương” mà là mệnh đề này đúng, thì nghĩa là có một nhóm người không thể yêu thương hay nhân ái với bất kỳ ai trừ máu mủ của họ, không cứ phải là con riêng của đối tác.
Thực chất, những kẻ ác này việc họ hành hạ con riêng của đối tác đơn giản để thỏa mãn cái ác trong họ, vì đó là đối tượng gần nhất không có khả năng tự vệ mà họ có thể ra tay thường xuyên. Những người như vậy hoàn toàn có thể ra tay với bất kỳ ai không phải máu mủ.
Vậy thì phải phân tích vì sao họ có tâm lý này?
Những người sẵn sàng có hành vi bạo lực với người khác thường là những người từng bị bạo lực trong quá khứ. Có thể khi còn nhỏ, họ cũng là chỗ trút giận của người lớn xung quanh và thường bị trừng phạt dã man.
Não bộ con người không phải là những hộc tủ cất giữ ký ức để có thể lựa chọn ký ức nào mình muốn mở ra và ký ức nào chôn cất mãi mãi. Não bộ hoạt động như một mạng lưới dây điện phức tạp liên kết lẫn nhau. Chính vì vậy, nó ghi nhớ tất cả những cảm xúc sợ hãi, tức giận, cô độc hay việc bị bạo lực, thao túng, nhục mạ trong quá khứ ngay cả khi chúng ta không chủ đích.
Video đang HOT
Khi trưởng thành, một hành động nhỏ có thể kích hoạt tất cả những ký ức này quay trở lại và thao túng hành vi của chúng ta.
Ví dụ: Khi một đứa trẻ bị đánh chỉ vì người lớn gọi không thưa, nó sẽ liên kết hành động gọi không thưa với hành động đánh, cảm giác sợ hãi, hoảng loạn và phải nghe lời sau đó. Khi trưởng thành, dù tự nhủ rất nhiều lần sẽ không lặp lại việc đó với con mình, nhưng mỗi khi gọi mà đứa con không thưa, người cha/mẹ này vô thức bị dội lại những điều trong quá khứ đã liên kết với hành động gọi không thưa đó, khiến họ mất kiểm soát và xuống tay đánh con dã man y như họ từng bị hồi nhỏ.
Đó là chưa kể đến một bộ phận lớn lên với suy nghĩ việc làm đó là đúng và mình cũng có quyền làm vậy với người khác khi mình đủ mạnh.
Họ tự ti nên bạo hành đứa trẻ để thị uy và che giấu sự bất an của mình
Một số người cho rằng con riêng của người tình là “kết quả của mối quan hệ tốt đẹp đã có trước đó”, nên tâm lý “người thứ ba” thường cảm thấy “ngứa mắt”, “ghen tuông”…
Nếu mệnh đề này đúng, có nghĩa là có một nhóm người luôn mâu thuẫn trong suy nghĩ và hành vi. Nếu đó là mối quan hệ tốt đẹp thì tại sao bản thân họ lại cố chen chân vào để rồi luôn bất an khi họ đã có được “chiến thắng”?
Theo nhiều nghiên cứu, những “người thứ ba” thường là người bị ám ảnh bởi tính sở hữu trong các mối quan hệ. Có thể họ lo sợ mình phải chia sẻ tình yêu với con riêng của đối tác, hoặc tự ti khi mình không bằng người cũ nên bạo hành đứa trẻ để thị uy và che giấu sự bất an của mình.
Đôi khi, “người thứ ba” làm mọi cách chen chân vào mối quan hệ không hẳn vì họ yêu đối tác, mà vì tâm lý ghen tị với “chính thất” và muốn chiếm đoạt những gì người kia có để thể hiện giá trị của họ.
Ám ảnh này có thể đến từ việc luôn bị so sánh và phủ nhận khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, ở một số gia đình có hoàn cảnh phức tạp, người con khi lớn lên chỉ là hình ảnh phản chiếu của chính cha mẹ họ khi còn trẻ.
Khi đổ vỡ hôn nhân con cái là người chịu tổn thương nhất, đừng vì bất cứ lý do gì để bắt những đứa trẻ phải tổn thương thêm
Theo chị, đứng dưới góc độ là cha là mẹ khi đi bước nữa có “tệp đính kèm” nên cân nhắc đến điều gì khi bước tiếp vào mối quan hệ mới để an toàn cho những đứa trẻ?
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới vẫn có rất nhiều vụ án khủng khiếp như vậy. Các bậc cha mẹ trước khi quyết định đi bước nữa, xin hãy chắc chắn rằng mình đủ vững vàng trong tâm trí, tài chính và ranh giới cá nhân để không biến bản thân thành kẻ bị phụ thuộc, bị thao túng.
Hãy nhớ rằng khi bố mẹ buộc phải đổ vỡ, con cái là người chịu mất mát và tổn thương nhiều nhất, đừng vì bất cứ lý do gì để bắt những đứa trẻ phải tổn thương thêm. Nói như vậy không có nghĩa là khuyên bạn tiếp tục ở lại trong mối quan hệ độc hại chỉ để giữ gia đình cho con, nhưng hãy tỉnh táo.
Vậy có thể phòng trừ nguy hiểm bằng cách dạy những đứa trẻ (con mình) về cách tự vệ, cách lên tiếng khi cảm thấy có thể gặp nguy hiểm không?
Sự thật là những bậc cha mẹ có khả năng dạy con tự bảo vệ mình thì bản thân họ cũng đủ nhận thức để không đẩy con vào tình huống nguy hiểm (như sống chung nhà với kẻ bạo hành con mình mà vẫn bao che).
Mình cho rằng trẻ con dù được dạy dỗ cẩn thận đến đâu cũng không thể chống lại được sức của người lớn. Vì thế, vấn đề không nằm ở những đứa trẻ, nó nằm ở người lớn chúng ta. Trong trường hợp này, người lớn mới là đối tượng cần phải giáo dục chứ không phải bọn trẻ.
Để một đứa trẻ dám kêu cứu khi bị bạo hành, bạn ấy phải nhận thức được rằng bạo lực và thao túng là sai. Để nhận thức được như vậy, bé phải được lớn lên trong môi trường gia đình không bị bạo hành.
Nếu bạn vẫn xuống tay đánh con, buông lời xúc phạm con và ngụy biện rằng vì nó hư, mình cần dạy dỗ, thì mọi lời bạn dạy con phải biết tự bảo vệ mình đều vô nghĩa. Chỉ cần ai đó chứng minh được con sai, con đáng bị dạy dỗ, con sẽ để yên cho người ta đánh chửi, bất kể bạn có dạy dỗ kiểu gì.
Vì vậy, đừng tìm cách dạy những đứa trẻ. Hãy giáo dục chính mình và đứa trẻ sẽ bắt chước bạn.
Vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến chết: Đừng đổ lỗi cho hôn nhân tan vỡ, cha ruột biết nâng niu thì mẹ kế nào dám động đến một sợi tóc của con?
Ngăn cản không cho mẹ đẻ đứa trẻ gặp con là cách ông bố này thương con ư? Nếu thương như vậy vì sao lại để con mình chết dưới tay nhân tình?
Vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM bị "mẹ kế" bạo hành đến chết khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Trách người phụ nữ kia xuống tay độc ác người ta càng trách bố đứa trẻ vì sao không bảo vệ con mình bội phần. Chuyện bạo hành theo lời kể của hàng xóm đã xảy ra trước đó khá lâu do tiếng quát tháo, la mắng, khóc lóc của bé đã xảy ra như cơm bữa.
Thậm chí khi bảo vệ ý kiến vì nhận được nhiều phản ánh từ hàng xóm xung quanh về tiếng khóc, la hét của đứa trẻ, thì cha đứa bé trả lời tỉnh queo "đây là chuyện riêng gia đình". Hậu quả là giờ nó đã không là câu chuyện riêng của nhà anh ta nữa khi con anh đã phải trả giá bằng mạng sống vì câu trả lời vô tâm và dửng dưng như thế của một người cha.
Mặc dù "mẹ kế" đã khai nhận tội là người trực tiếp gây ra cái chết của đứa trẻ, nhưng vai trò người cha trong câu chuyện này vẫn là một dấu hỏi lớn.
Bởi sự thật là: Nếu cha ruột nâng niu con trẻ thì mẹ kế nào dám động đến con?
Ly hôn không phải là cái tội nhưng hậu ly hôn thiếu tình yêu thương với con trẻ là một lỗi lớn
Ly hôn không phải là điều người ta mong muốn nhưng nó vẫn xảy ra khi cha mẹ không còn có thể chung đường. Điều người lớn day dứt nhất sau 1 cuộc ly hôn không phải là sợ mình cô đơn, mà chính là sợ đứa trẻ sống tiếp sẽ khó khăn khi thiếu cha hoặc mẹ.
Tuy nhiên, người lớn không thể gượng gạo mà sống tiếp với nhau chỉ để trẻ con có 1 gia đình đủ người. Bởi bản chất gia đình đó đã không còn phần linh hồn và hơi ấm thì việc níu giữ ấy cũng không còn ý nghĩa. Nhưng quan trọng hơn là sau khi ly hôn thái độ của cha mẹ với con cái như thế nào.
Cha mẹ có thể không có để lại cho con của nả, không xây cho con 1 gia đình trọn vẹn như số đông, nhưng nếu tình yêu thương dành cho con không bao giờ ngưng nghỉ thì đứa trẻ vẫn sẽ được sống trong 1 "cuộc ly hôn hạnh phúc".
Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra như thế: Mẹ kế bạo hành con gái người tình đến chết, cha dượng xâm hại con riêng và giết hại đứa trẻ... Còn bao nhiêu đứa trẻ khuyết thiếu cha mẹ khác bị bạo hành bằng những tổn thương về thể xác và tinh thần nặng nề như thế? Vì vậy, nhiều người đổ tội cho đó là cái giá phải trả của ly hôn. Nhưng nhìn lại cũng sẽ thấy có bao nhiêu trường hợp cha mẹ ly hôn, nhưng đứa trẻ vẫn sống đủ đầy hạnh phúc, vẫn có đủ tình yêu của cả cha và mẹ để chúng không cảm thấy mình thiệt thòi.
Vì sao khi bắt đầu với mối quan hệ mới, người có con riêng luôn phải thận trọng?
Vậy nên, rời khỏi 1 cuộc hôn nhân với "tệp đính kèm", người ta luôn phải thận trọng khi yêu ai đó hoặc khi xây mối quan hệ với người mới, vì yêu đương lúc này khác với thời thanh xuân rảnh rang rất nhiều. Họ phải cân đo đong đếm sao cho có thể vừa vặn, sao cho con mình cảm thấy an toàn, thấy vui họ mới dám bước tiếp, chứ không chỉ đơn thuần yêu là cưới hoặc chỉ xét trên khía cạnh tình cảm của bản thân.
Cha mẹ có thể không cho con 1 gia đình đủ đầy như người ta nhưng tình yêu thương, sự quan tâm là điều cha mẹ luôn có để dành cho con, đó là điều không bao giờ thay đổi, nếu nghĩ được thế mọi chuyện đã khác.
Người ta vẫn nói rằng, tình yêu thương của cha mẹ là vô điều kiện. Tuy nhiên, với câu chuyện của bé gái 8 tuổi bị "mẹ kế" bạo hành đến chết thì người ta thực sự không hiểu cha đứa trẻ vì sao đã có thể đứng ngoài cuộc, đồng tình với chuyện để người tình bạo hành đứa trẻ nhiều lần, cho đến một ngày có một cái chết thảm thương như thế.
"Ba đã cấm con không gặp mẹ rồi mà, sao mẹ gặp con làm gì? Mẹ ơi, mẹ đừng có khóc", câu nói ám ảnh cuối cùng được mẹ đẻ đứa trẻ kể lại đầy ngậm ngùi và cay đắng đến thế. 1 năm trời bị người cha ngăn cản không cho gặp, sự thực lại chỉ là sự "chiếm hữu" nhân danh người nuôi con hợp pháp, còn điều cần thiết hơn là học cách làm cha anh ta lại quên mất.
Liệu có chăng 1 cuộc chiến giành con như chiến lợi phẩm nhưng lại thiếu tình yêu thương, sự chăm sóc và quan tâm dành cho con? Bà mẹ thì "lực bất tòng tâm", ông bố thì tự tung tự tác cho mình cái quyền được "sở hữu", "thương con cho roi cho vọt" đến mức mất 1 mạng người.
Vì anh ta ngồi im hoặc "đồng lõa" nên "mẹ kế" mới có thể liều lĩnh dạy dỗ đứa trẻ theo cách man rợ như thế. Vì thế, trách bà mẹ kế 1 phần, người ta trách ông bố 10 phần.
Đừng đổ lỗi cho hôn nhân hay ly hôn, năng lực và sự hiểu biết của người làm cha mẹ là chuyện vô cùng cần thiết. Và càng trong 1 gia đình khuyết thiếu hãy càng dành cho con nhiều hơn tình yêu, sự thấu hiểu và hiểu biết về cách làm cha mẹ đúng, cũng có khi còn để cho cha, mẹ kế nhìn vào.
Nếu cha đứa trẻ yêu con đến vậy, tâm lý đến vậy, thì làm sao họ dám động vào con riêng của chồng dù chỉ là một sợi tóc?
Đừng sinh con khi chưa học được cách cơ bản làm cha mẹ
Vụ án thương tâm này đã không còn cách chữa vì mạng sống đứa trẻ, tiếng cười của đứa trẻ và cả tiếng khóc của cô bé đã lịm tắt rồi. Nhưng có lẽ bài học hậu chia tay cho ai đó rời 1 cuộc hôn nhân với "tệp đính kèm" vẫn là cần thiết:
- Đừng đẻ con khi chưa học được cách cơ bản để làm cha mẹ.
- Cha mẹ ly hôn văn minh đứa trẻ sẽ giảm thiểu được sự thiệt thòi.
- Hãy để cho con tài sản lớn nhất là tình yêu thương để đứa trẻ có thể tự hào mà nói rằng: "Con thật hạnh phúc khi được làm con cha (mẹ)".
- Trước khi tái hôn hãy cân nhắc về sự thiệt hơn cho con mình.
- Đòi cha mẹ kế yêu thương con mình như con đẻ rất khó, nhưng trước tiên đừng bao giờ ngừng yêu thương con trẻ. Người yêu bạn ít nhất sẽ biết cách cư xử đàng hoàng với 1 đứa trẻ.
- Tình yêu đôi lứa không có lỗi, nhưng đừng đánh đổi hạnh phúc con cái để lấy điều đó.
- Người bước chân vào 1 cuộc hôn nhân với người đã có "tệp đính kèm" hãy xác định nếu đủ tình yêu thương với con trẻ thì hãy bước tiếp, nếu không đừng bước chân vào.
Bị tiểu tam chê bai thách thức, cô vợ bản lĩnh lạnh lùng lái xe tới tận nơi dằn mặt đôi gian tình chỉ bằng vài lời nói Phụ nữ không cần quá cồn cào sục sôi trước biến cố, chính sự bình tĩnh sẽ giúp bạn chiến thắng tất cả. Có những kẻ luôn muốn chen chân vào một mối quan hệ khác, không màng tới đạo đức và danh dự bản thân. Đồng thời, họ còn muốn trên cơ hơn chính thất, thích chạm vào điểm yếu, nỗi lo...