‘TTC – Nâng bước Thành Công’ năm thứ 37 cho 551 học sinh tại 8 trường học
Ngày 3.11.2022, trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, 551 học sinh tại 8 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã được nhận những phần học bổng ý nghĩa do Tập đoàn TTC trao tặng.
Cùng ngày, TTC đã khánh thành Thư viện tư nhân Đặng Huỳnh tại ấp An Lộc Thị, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam.
Niềm vui đầu năm học mới
Đây là năm thứ 37 chương trình “TTC – Nâng bước Thành Công” đã bền bỉ thực hiện. Mỗi học sinh có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng điểm chung của 551 học sinh được nhận học bổng “TTC – Nâng bước Thành Công” lần này đó chính là nghị lực vượt khó, tinh thần hiếu học và chung một ước muốn được đến trường.
551 em học sinh tại 8 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã được đón nhận những phần học bổng ý nghĩa của Tập đoàn TTC
Năm nay, Tập đoàn TTC đã trao tặng tổng cộng 551 suất học bổng với tổng số tiền tài trợ gồm hiện kim kèm quà tặng gần 700.000.000 đồng. Cũng trong dịp này, Nhóm thiện nguyện Chia sẻ – Sharing do bà Mai Thị Hạnh – Phu nhân nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang làm đại diện, đã đồng hành ủng hộ 51 xe đạp giúp con đường đến trường của các sinh bớt nhọc nhằn hơn.
Nhóm thiện nguyện Chia sẻ – Sharing do bà Mai Thị Hạnh – Phu nhân nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang làm đại diện, đã đồng hành ủng hộ 51 xe đạp
Học bổng “TTC – Nâng bước Thành Công” được khởi phát vào năm 1985 từ trăn trở của hai nhà sáng lập Tập đoàn TTC thấu hiểu khát khao, phấn đấu vươn lên của các em học sinh nơi làng quê xa xôi. Mỗi suất học bổng đều chứa đựng tình cảm với kỳ vọng các em sẽ có thêm động lực, tinh thần để học tập, rèn luyện và góp phần tiếp thêm sức mạnh để thế hệ tương lai của đất nước thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình.
Bà Huỳnh Bích Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn TTC thấu hiểu những khát khao, phấn đấu vươn lên của các em học sinh nơi làng quê xa xôi
Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Việt Thành – Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam đánh giá cao ý nghĩa của chương trình. “Sự quan tâm ưu ái của Tập đoàn TTC là nguồn động viên rất lớn cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Video đang HOT
Cũng chính nhờ vậy, các em học sinh có thêm cơ hội vươn lên trong học tập, đạt nhiều thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt đã giúp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, không còn trường hợp học sinh bỏ học do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn”, ông Thành cho hay.
Những phần học bổng như những cánh tay nắm lấy các em, dẫn dắt các em bước đi vững chắc trên con đường học vấn
Thông báo tin vui 10/27 em học sinh đã nhận học bổng “TTC – Nâng bước Thành Công” năm 2021 đã đậu đại học/cao đẳng, cô Võ Thị Nhen – Hiệu trưởng Trường THPT Quản Trọng Hoàng cho biết, học bổng như những cánh tay nắm lấy các em, dẫn dắt các em bước đi vững chắc trên con đường học vấn.
“Các em hãy sử dụng phần học bổng này đúng mục đích và cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với sự mong mỏi của cha mẹ, thầy cô và đặc biệt là của nhà tài trợ Tập đoàn TTC”, cô Nhen dặn dò.
Ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Tập đoàn TTC cho biết Tập đoàn TTC luôn xem đây là một phần trách nhiệm và cam kết tiếp tục đồng hành với địa phương – đặc biệt là quê hương Bến Tre
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Tập đoàn TTC chia sẻ, qua 37 năm thực hiện, thành công của chương trình đến từ sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương, sở ban ngành, cùng những hỗ trợ tích cực của các đơn vị trường học, cũng như bậc phụ huynh và các em học sinh.
Đồng thời, ông cũng cho biết Tập đoàn TTC luôn xem đây là một phần trách nhiệm và cam kết tiếp tục đồng hành với địa phương – đặc biệt là quê hương Bến Tre.
Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ trao bằng khen cho đại diện Tập đoàn TTC
Chắp cánh hành trình chinh phục tri thức
Cũng trong sáng ngày 3.11.2022, TTC đã khánh thành Thư viện Đặng Huỳnh trên con đường dẫn vào chợ Thơm, tại ấp An Lộc Thị, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
Đây là thư viện tư nhân đầu tiên và duy nhất của tỉnh được xây dựng và phục vụ bạn đọc từ năm 2004, xuất phát từ tâm huyết của ông bà Đặng Văn Thành. Thư viện đã nhận được nhiều bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bến Tre vì đã có thành tích trong hoạt động của hệ thống thư viện công cộng, phục vụ sách, báo cho cộng đồng.
Theo bà Huỳnh Bích Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn TTC, Thư viện Đặng Huỳnh là mong muốn mạnh mẽ của cá nhân bà cũng như Tập đoàn TTC – phá vỡ mọi rào cản về tri thức cho các em, mở cửa con đường hội nhập thế giới
Trải qua hơn 18 năm hoạt động, đến nay nhằm mang lại một không gian mới hiện đại, khang trang hơn, TTC đã đầu tư xây dựng hoàn toàn mới thư viện trên nền diện tích 757m2, có công suất phục vụ bình quân 50 lượt bạn đọc/ngày.
Công trình được thiết kế 2 tầng, bố trí các phòng/khu vực chức năng như kệ sách, khu vực phục vụ đọc sách, bàn đọc tập trung, phòng khách, khu lưu niệm, các công trình phụ trợ khác,… với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng.
Đây là thư viện tư nhân đầu tiên và duy nhất của tỉnh Bến Tre được xây dựng và phục vụ bạn đọc từ năm 2004, xuất phát từ tâm huyết của ông bà Đặng Văn Thành
Bên cạnh gần 12.000 bản sách, với nhiều thể loại như sách tham khảo, tâm lý, xã hội, khoa học, công nghệ, địa lý, lịch sử, truyện tranh,… và gần 2.500 đầu báo, tạp chí các loại, Thư viện Đặng Huỳnh còn được trang bị hơn 20 máy vi tính giúp các em có cơ hội tiếp cận công nghệ, học tập và tra cứu thông tin trên internet nhanh chóng. Nơi đây hứa hẹn là nơi nuôi dưỡng và khơi dậy ước mơ chinh phục tri thức của các em học sinh.
Thư viện Đặng Huỳnh được thiết kế 2 tầng, bố trí các phòng/khu vực chức năng với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng
Hướng đến hệ sinh thái giáo dục quốc tế toàn diện
Trong khuôn khổ chương trình, TTC đã giới thiệu Công ty CP giáo dục quốc tế Thành Thành Công (TTCIS) và Đại học Yersin Đà Lạt đến các em học sinh.
Với phương châm tái đầu tư ngành giáo dục một cách nghiêm túc và bài bản, hướng đến hệ sinh thái giáo dục quốc tế toàn diện, giáo dục TTC có chiến lược mở rộng hệ thống trường học gồm các bậc từ mầm non, phổ thông đến đại học tại các tỉnh thành có đơn vị thành viên của TTC hoạt động trên cả nước trong tương lai không xa.
Sự hào hứng của các em học sinh khi được tiếp cận sách báo, máy vi tính hiện đại trong Thư viện Đặng Huỳnh
Mục tiêu của việc phát triển mảng giáo dục không chỉ đơn thuần đầu tư mà còn tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay tại địa phương, đồng thời qua đó góp phần đáp ứng nhân lực cho chính Tập đoàn TTC trong chiến lược phát triển dài hạn của mình.
Xuyên suốt thông điệp “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”, chương trình “TTC – Nâng bước Thành Công” ngay từ khi triển khai đã giúp hiện thực hóa hàng nghìn ước mơ của các em học sinh hiếu học. Qua 37 năm, tại Bến Tre, hành trình mang đậm tính nhân văn này của TTC đã trao tặng gần 20 tỷ đồng thông qua nhiều hoạt động như trao tặng học bổng, trang thiết bị học tập, đầu tư vào giao thông nông thôn,… đồng hành cùng các em học sinh.
Bến Tre xây dựng vùng sản xuất dừa tập trung theo hướng hữu cơ
Theo UBND tỉnh Bến Tre, đến năm 2025, địa phương triển khai xây dựng vùng sản xuất dừa tập trung với quy mô 20.000 - 22.000 ha, trên địa bàn các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri.
Sơ chế dừa tươi (dừa uống nước) xuất khẩu ở Công ty TNHH Trái cây Mekong, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Đồng thời, hình thành các chuỗi liên kết đầu ra vào giữa các doanh nghiệp và các tổ hợp tác, hợp tác xã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất của chuỗi giá trị dừa.
Cùng với đó, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu đến năm 2025, phát triển thêm ít nhất 13 hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm dừa; trong đó, có 1 hợp tác xã trong chuỗi đạt doanh thu 100 tỷ đồng, 15 hợp tác xã đạt doanh thu là 10 tỷ đồng.
Theo ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục cùng các ngành, đoàn thể, địa phương tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy về xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị. Mặt khác, tỉnh quan tâm kết nối chặt chẽ các doanh nghiệp với nông dân, nông dân với nông dân, tích cực hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả các tổ hợp tác, hợp tác xã trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi.
Ông Huỳnh Quang Đức cho hay, thời gian qua, tỉnh đã thành công trong việc tạo vùng sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Mặt khác, Bến Tre có đội ngũ doanh nghiệp năng động, đầy khát vọng vươn lên. Hệ thống nhà máy, thiết bị, công nghệ chế biến khá phát triển, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế khá tốt, thâm nhập vào được các thị trường khó tính.
Bên cạnh đó, thực hiện việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn với phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030, đến nay, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ dừa hữu cơ của tỉnh đã phát triển diện tích hơn 16.000 ha. Trong số đó, diện tích đạt chứng nhận hơn 13.000 ha. Tại Bến Tre, nhiều doanh nghiệp đã tham gia liên kết sản xuất dừa hữu cơ gồm: Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Công ty cổ Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre, Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu, Công ty TNHH Thực phẩm Dừa Xanh, Công ty TNHH Chế biến nông sản Thuận Phong...
Tỉnh Bến Tre chú trọng xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, đến nay, toàn tỉnh có 91 tổ hợp tác, 57 hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và đạt được một số kế quả khả quan.
Riêng chuỗi dừa, tỉnh Bến Tre có 47 tổ hợp tác và 27 hợp tác xã với quy mô hơn 6.404 ha và 6.905 thành viên. Hiện tỉnh đang triển khai xây dựng thí điểm 6 vùng sản xuất dừa hữu cơ tập trung gồm: 5 vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn hữu cơ với diện tích 1.500 ha và 1 vùng sản xuất dừa uống nước tập trung với diện tích 20 ha, gắn phát triển chuỗi giá trị.
Với lợi thế về tính thích nghi và chất lượng sản phẩm dừa của Bến Tre, kết hợp với doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ và xây dựng phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ với quy mô sản xuất lớn, công nghệ chế biến dừa chuyên sâu và khả năng khai thác thị trường khá tốt như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến dừa Lương Quới, Công ty Beinco... Đây yếu tố thuận lợi lớn đối với việc phát triển sản xuất dừa hữu cơ tại Bến Tre, ông Huỳnh Quang Đức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre chia sẻ.
Bến Tre là được xem là "thủ phủ dừa" của cả nước với diện tích khoảng 77.000 ha trồng dừa, tổng sản lượng gần 700.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa. Đến năm 2030, Bến Tre phấn đấu phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ chiếm 30% tổng diện tích dừa toàn tỉnh...
Bến Tre phát triển kinh tế hướng biển Với chiều dài trên 65 km bờ biển trải dài qua 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và có vùng biển đặc quyền kinh tế gần 20.000 km2, tỉnh Bến Tre có lợi thế phát triển kinh tế biển cùng nhiều lĩnh vực khác. Tỉnh cũng đã chú trọng triển khai các dự án điện gió và phát triển nuôi trồng...