TT Indonesia bác yêu sách ngang ngược của TQ trên Biển Đông
Tổng thống Indonesia Joko Widoko cho biết, yêu sáchđường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế
Tổng thống Indonesia Joko Widoko cho biết, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông “không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế”.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Widodo bày tỏ quan điểm của mình xoay quanh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên tờ báo Nhật Bản Yomiuri vào ngày 22/3.
Đương kim Tổng thống Indonesia Joko Widoko.
Ở một diễn biến khác, ngày 17/3, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ, Phó Đô đốc Robert Thomas đề xuất sẵn sàng hỗ trợ ASEAN tuần tra chung trên Biển Đông. Đáp lại lời kêu gọi trên, Phó Đô đốc Hải quân Philippines, ông Jessuc C.Millan cho hay, Manila hết sức ủng hộ ý kiến đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngày 20/3, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, đã lên tiếng phản đối việc tuần tra chung trên Biển Đông và còn ngang ngược nói rằng, đề xuất của ông Thomas “không thể giúp giải quyết được cuộc tranh chấp trên Biển Đông và cũng không mang lại hòa bình hay ổn định nào cho khu vực này”.
Thanh Nga (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Tình hình Biển Đông: "Đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý
Tại buổi hội thảo "An ninh biển ở Đông Á", các học giả châu Âu đã khẳng định "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý.
Tin tức từ TTXVN cho biết, hội thảo "An ninh biển ở Đông Á" đã diễn ra vào ngày 5/6 tại Viện quan hệ quốc tế Na Uy (NUPI). Giáo sư Geoffrey Till thuộc Khoa Nghiên cứu quốc phòng của trường King's College London (Vương quốc Anh); tiến sỹ Sam Bateman thuộc Trung tâm quốc gia Australia về tài nguyên và an ninh biển, Đại học Wollongong và giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện nghiên cứu hòa bình Na Uy (PRIO) là ba diễn giả chính của hội thảo. Ngoài ra, khoảng 30 đại biểu đến từ NUPI, PRIO, Viên nghiên cứu quốc phòng Na Uy, đại diện một số Đại sứ quan các nước Đông Á,... cũng tham dự hội thảo này.
Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như tác động của vấn đề này đối với an ninh và ổn định của Đông Á. Theo các đại biểu tại hội thảo, "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý, do vậy, không thể là cơ sở để đàm phán.
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh Vietnam
Liên quan đến tính pháp lý về "đường lưỡi bò", tại Đối thoại Shangri-La 2014, nhà nghiên cứu Christian Le Miere thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) khẳng định rằng: "Phần trả lời của đại diện Trung Quốc về "đường chín đoạn" phủ nhận hoàn toàn luật biển quốc tế. Bạn không thể tuyên bố chủ quyền rộng lớn đối với biển, chỉ vì bạn tin rằng bạn có quyền với nó trong lịch sử. Cách nghĩ của Trung Quốc là một mớ bòng bong và làm đảo lộn hệ thống quốc tế. Nó sẽ là một ý tưởng khủng khiếp, một sự so sánh theo kiểu ngụy biện".
Theo VOV, ngày 8/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố tài liệu chỉ vẻn vẹn hai trang giấy biện minh cho yêu sách "chủ quyền" của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa, biện hộ cho hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây là những tài liệu cắt ghép sự kiện, xuyên tạc lịch sử bởi không đề cập thực tế việc Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Tài liệu cũng né tránh đề cập yêu sách " đường lưỡi bò" phi lý vốn đang bị dư luận quốc tế chỉ trích. Và dư luận thừa hiểu rằng,Trung Quốc đang cố tình lấp liếm hành vi sai trái ở Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, Việt Nam tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối những hành vi sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông trong các hội nghị cấp thứ trưởng của ASEAN và đối tác vừa diễn ra trong ngày 7 và 8/6 vừa qua tại Yangon, Myanmar.
Tàu Trung Quốc liên tiếp tiến lại gần và uy hiếp tàu chấp pháp của Việt Nam gần khu vực nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981.
Thông tin trên báo điện tử TS cho biết, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nêu rõ những hành động xâm phạm của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ vào sâu trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Thứ trưởng Vinh đã yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan dầu cùng các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đồng thời, kêu gọi các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế tiếp tục phản đối hành động xâm phạm của Bắc Kinh.
Theo Đời sống pháp luật
Nguyên cán bộ Ngân hàng công thương Long Thành hầu tòa Lợi dụng công việc đang làm nên các bị cáo đã cho vay không có giấy phép kinh doanh, không có cơ sở kinh doanh, cho vay vượt mức phán quyết nhưng không thông qua Hội đồng tín dụng. Ngày 27/1, TAND tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự đối với Trần Thị Thanh Nga (59 tuổi),...