TT-Huế: Cảm phục cậu học trò mồ côi cha 2 lần cứu bạn trong lũ
Đo la em Nguyên Minh Hoa, cậu hoc sinh lơp 8/5, Trương THCS Phu Đa (huyên Phu Vang, Thưa Thiên Huê) đa xa thân cưu ban trong đơt lu ngay 10/11 vưa qua. Cang khâm phuc hơn khi biêt răng cach 4 năm, Hoa cung tưng cưu ban hoc bi lu cuôn trôi.
Câu chuyên xay ra vao chiêu tôi ngay 10/11 vừa qua tai khu vưc canh đông hoang thuôc thôn Hoa Đông, thi trân Phu Đa. Hoa nhơ răng luc đo khoang năm giơ chiêu, nươc lu đang dâng cao: “Trơi hôm ây mưa rât to, chung em lôi bô thi nươc ngâp tơi rôn nhưng vân bam nhau đi tưng bươc môt”, Hoa kê lai.
Hoa lôi đên đoan đương giưa đông thi nhin thây môt ban gai bi gio thôi rơi xuông nươc. Không sơ nguy hiêm, Hoa chay nhanh lao ngươi ra giưa dong lu keo ban vao bơ. Khi đươc hoi co cam thây sơ hai không, Hoa hiên tư tra lơi : “Luc ây em chi nghi đên tinh mang cua ban”.
Người đươc Hoa cưu sông la em Nguyên Thi Minh Thư, hoc sinh lơp 8/7 cung trương. Dang ngươi nho nhăn, Thư rơm rơm nươc măt kê vơi thây cô giao: “Em đang lôi nươc đi hoc vê thi bi hong chân, gio thôi manh lam nga xuông nươc. Em không biêt bơi ma chi kip vơi tay kêu cưu. Ơn ban Hoa cưu mang em sẽ nhơ suôt đơi”.
Em Hoa va em Thư tai nơi Thư bi nươc lu cuôn trôi va đươc Hoa cưu sông.
Đươc biêt sau đo gia đinh em Thư vi cam kich ơn cưu mang nên đa tăng Hoa sô tiên 1 triêu đông nhưng Hoa nhât đinh không nhân. Hoa tâm sư cưu ngươi la viêc nên lam: “Chung em đươc thây cô ơ trương day bao phai biêt giup ngươi khac luc kho khăn, hoan nan”.
Đang khâm phuc hơn khi biêt câu hoc sinh co voc dang nho be Nguyên Minh Hoa đa tưng cưu ban trong lu ngay con hoc lơp 4. Ngay đo cung tai đoan đươc ngâp trung qua canh đông Hoa Đông, Hoa cung 2 ban cung lơp đã nôi tay nhau cưu sông Lê Văn Lươm (hoc sinh Trương tiêu hoc Phu Đa) bi nươc lu cuôn ngươi va xe đap ra giưa dong.
Hoa khiêm tôn kê lai: “Luc đo em chưa biêt bơi nhưng vi ban be găp nguy hiêm nên phai nô lưc giup đơ. Em cam thây vui lăm”. Đươc biêt Hoa la hoc sinh co đao đưc tôt, co hoc lưc kha trong lơp. Thây giao Trân Văn Thuân, tông phu trach đôi Trương THCS Phu Đa tư hao: “Hoa luôn biêt giup đơ ban be trong giơ hoc cung như cuôc sông thương ngay. Sau khi biêt tin em Hoa liêu minh cưu ngươi trong lu, nha trương đa tô chưc tuyên dương hanh đông cua em trươc toan trương”.
Video đang HOT
“Hanh đông cua em Hoa đang đươc biêu dương nhiêu hơn nưa. Em Hoa la tâm gương sang đê hoc sinh toan trương hoc tâp va phat huy”, hiêu trương Hoang Xuân Vu nhân xet.
Đươc biêt Hoa la con ut trong gia đinh co bôn anh em, Hoa mô côi bô tư luc lên 10 tuổi. “Ơ nha no ngoan lăm, ngoai giơ hoc thương giup me cho lơn ăn, don dep nha cưa. Tui tư hao vê hanh đông cua con va khuyên khich chau phai biêt giup ngươi”, chi Đô Thi Thương, me em Hoa xuc đông, noi.
Chia se ươc mơ trong tương lai, Hoa cho biết: “Em rât thich thê thao, đăc biêt môn bơi lôi. Em mơ ươc se trơ thanh vân đông viên bơi lôi gioi, đươc tham dư Sea Game như cac anh, cac chi trên tivi”.
Theo DT
Những giáo viên nói 4 thứ tiếng
Để truyền kiến thức cho các em, người thầy, người cô nơi sơn cùng thủy tận buộc phải nói được 4 thứ tiếng: Kinh, Thái, Mông và Khơ Mú. Đó là "nhiệm vụ bất khả kháng" của những giáo viên ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An).
Để những con chữ, kiến thức đến được với các em nhỏ, những người giáo viên (GV) không ngần ngại gửi cuộc đời mình nơi biên cương tổ quốc. Đó là chân dung những người giáo viên cắm bản tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An.
Cắm bản gieo chữ
Sau gần 1 buổi vượt dòng Nậm Nơn trên con thuyền máy gắn đuôi vịt với giá hơn 1,5 triệu đồng, chúng tôi mới đến được Trường THPT cơ sở xã Nhôn Mai. Vùng đất Nhôn Mai xa xôi cách trở, đường đi lại duy nhất là đường sông. Không đường bộ, không chợ, không điện thoại, không điện thắp sáng..., nơi đây như một vùng đất tách biệt với thế giới bên ngoài, bởi sự khó khăn gian khổ. Tiếp đón chúng tôi là những thầy giáo, cô giáo đang độ tuổi còn rất trẻ. Rót ly nước mời khách lạ, cô giáo Hà Thị Mai Lê (22 tuổi) cho biết: "Em về dạy ở đây được 3 năm rồi. Trên này lớp học ít, GV ít nên buồn lắm. Lại bị thủy điện Bản Vẽ cô lập với cuộc sống bên ngoài nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn".
Bữa ăn chuẩn bị đơn sơ của giáo viên Nhôn Mai.
Cô Lê chỉ là một trong số hàng chục GV trẻ đang ngày đêm cắm bản nơi đây. Mỗi ngày đều đặn hai buổi, các thầy, cô giáo gói gém giáo án lên lớp, mang con chữ đến với các em nghèo vùng cao. Tận tụy giảng bài cho học sinh nhưng không phải nói tiếng Việt mà bằng một thứ tiếng rất lạ. Thấy chúng tôi ngấp nghé cửa lớp, một thầy giáo ngưng dạy nhìn chúng tôi rồi bảo: "Nhăng khỏe bỏ!". Nói xong, thấy chúng tôi ngơ ngác, người thầy ấy mới chợt nhớ ra mình đang chào người lạ bằng tiếng dân tộc Thái.
Để chúng tôi khỏi bỡ ngỡ, người thầy ấy chào bằng tiếng Việt rồi giới thiệu về bản thân: "Em là Lê Văn Tú, người xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Lên đây dạy học hơn 10 năm rồi anh ạ! Giờ em nói tiếng dân bản còn thạo hơn tiếng Việt ấy. Học sinh của trường gồm ba dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú nên thường xẩy ra bất đồng ngôn ngữ. Chính vì thế ngoài giảng bài bằng tiếng Việt em còn phải giảng bằng 3 thứ tiếng đó nữa".
Giáo viên cắm bản nuôi chữ.
Ngoài những giờ lên lớp, các GV trẻ còn tới các bản làng để vận động các em nhỏ đến trường. Thầy giáo Nguyễn Thái Sơn, cắm bản năm thứ 6, cho hay: "Vì cuộc sống khó khăn, đường đi lối lại xa xôi hiểm trở nên các em học sinh ngại đến trường. Bố mẹ các em là những người nông dân, họ thường có tâm lý cho con nghỉ học, ở nhà lo nương rẫy nên mình phải đi vận động". Thầy giáo Sơn cho biết thêm, cứ đến chủ nhật được nghỉ là các GV lại trèo đèo, lội suối đến với những bản làng xa xôi để làm công tác vận động.
Chúng tôi gặp anh Xồng Xay Đà (33 tuổi) dân tộc Mông, xuống trường học thăm con. Ngoài con dao Mẹo luôn mang trước bụng, Xồng Xay Đà còn vác theo quả bí trên vai để tạ ơn thầy giáo. Xồng Xay Đà cho biết: "Nhà ta xa lắm. Phải đi bộ 5 giờ đồng hồ mới tới nơi. Hồi trước nếu thầy giáo không lên bảo ta cho con đi học chữ thì giờ con ta không bằng bạn bằng bè. Không biết đọc sách, không biết nghe tiếng cán bộ (nghe tiếng Việt - PV) thì khổ lắm. Nay nó được học, ta mang quá bí trồng được để biếu thầy mà".
Cùng với cô giáo Lê, thầy Sơn và thầy Tú là 24 GV khác cắm bản. Họ không chỉ giỏi dạy chữ mà còn biết lắng nghe cuộc sống của người dân. Không chỉ biết giảng bài bằng tiếng Việt mà còn thông thạo nhiều tiếng thổ ngữ để đưa con chữ đến mọi thôn bản.Sau bài giảng, GV là nông dân
Chúng tôi đến phòng họp của Trường THPT cơ Sở xã Nhôn Mai, điều khiến chúng tôi thấy lạ, bỡ ngỡ chính là chiếc chài đánh cá treo lơ lửng bên hiên. Hỏi ra mới biết đó là công cụ chung để sau giờ giảng, GV nào có nhu cầu thì xuống suối bắt cá cải thiện bữa ăn.
Vì cuộc sống nơi biên cương, cách ly với bên ngoài bởi lòng hồ thủy điện rộng lớn nên đa phần GV của trường đều phải sống cuộc sống tự túc. Sau mỗi giờ lên lớp, để có đồ ăn, thầy giáo, cô giáo trẻ phải tỏa ra các con suối nhặt rau, bắt cá, lên rừng hái măng.
Một thầy giáo trẻ ở Nhôn Mai đang kèm con học bài.
Tiếng trống tan trường đã điểm, những em học sinh nhỏ cũng đã về với cuộc sống của mình, còn lại trong người giáo viên là nỗi lo "ăn gì trưa nay?". Cô giáo Cao Thị Thu Hoài (ở xã Lam Sơn, Đô Lương) với thâm niên gần 10 năm cắm bản vừa luộc măng vừa tâm sự: "Bữa ăn chỉ thế thôi nhà báo nà! Ở đây không có chợ, cũng không có người đưa hàng đến bán nên khi ai có công việc về xuôi thì mới gửi tiền mua cá khô lên ăn. Hơn một tháng rồi không có ai về nên hết đồ ăn rồi, bây giờ chúng tôi cũng chỉ biết ăn muối, lên rừng hái măng, hái rau ăn tạm qua ngày thôi".
Cạnh trường học là con suối Huồi Hỷ cuồn cuộn chảy. Chúng tôi ngạc nhiên hơn chỉ 15 phút sau khi gặp, thầy Lê Văn Tú đã "hụp lặn" dưới suối như một nông dân. Tò mò hỏi: "Thầy giáo làm gì thế?", thầy bảo: "Em bắt cá! Hết đồ ăn rồi anh ạ! Giờ nghỉ nên cố gắng buông lưới kiếm con cá cải thiện bữa ăn. Lâu lắm không được ăn cá nên cũng thấy nhớ rồi".
Một buổi học của học sinh Nhôn Mai.
Sống trong cảnh không điện lưới quốc gia, không sóng điện thoại, không thông tin báo chí, không chợ búa, không đường đi lại... nhưng chưa một lần họ chùn bước. Lục chiếc điện thoại lâu ngày bỏ quên trong tủ, cô giáo Hoài tâm sự: "Không biết con trai em ở dưới xuôi giờ thế nào rồi? Lâu rồi không về thăm nhà, em nhớ nó quá. Trên này không điện, không sóng nhưng mở điện thoại ra xem hình con cho đỡ nhớ anh ạ. Nhưng nhiều đêm nằm ngủ mở xem hình con nhớ quá nên úp mặt khóc. Cũng nhiều đêm như thế em định nghỉ dạy học về với gia đình, nhưng suy đi tính lại, thấy các em nơi đây còn nhiều việc mà mình phải làm, phải giúp nên thôi phải chịu khó vậy!".
Thầy Trần Hưng Thái, hiệu trưởng Trường THPT cơ Sở xã Nhôn Mai: "Công tác giảng dạy vùng biên giới gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh thiếu quần áo, sách vở. GV phải đương đầu bao gian nan thử thách. Những người thầy, người cô không chỉ dạy học mà còn là những người đi đầu trong công tác dân vận. Ngoài thời gian lên lớp, GV phải cuốc đất làm rau, nuôi gà, nuôi lợn để tự cung, tự cấp cho cuộc sống xa trung tâm".
Cuộc sống nơi vùng xa xôi hẻo lánh, khó khổ trăm bề thế nhưng đối với những GV ấy, niềm vui là được mang con chữ đến với các em. Gửi lại sau lưng là quê hương, bạn bè, người thân, họ lên rừng với ước mong các em học sinh nơi đây được học tập để thoát khỏi đói nghèo.
Theo DT
Người làm đỉnh của ba "tam giác"! Khi tôi còn lơ ngơ trước "cổng làng" văn nghệ Thái Bình, Trọng Khánh đã là người nổi tiếng. Anh nổi tiếng đến mức khi anh xuất hiện ở bất cứ một đám đông nào sẽ có không dưới một nửa số người ở đó vồn vã và lễ độ chào anh. Những người vồn vã thường là những người lớn tuổi, bạn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Phép màu' sau 91 giờ bị vùi lấp dưới đống đổ nát ở Nay Pyi Taw
Thế giới
2 phút trước
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
14 phút trước
Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
45 phút trước
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
49 phút trước
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu
Sao việt
52 phút trước
Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Tin nổi bật
55 phút trước
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
1 giờ trước
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
1 giờ trước
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
1 giờ trước