TSMC sẽ không tiết lộ thông tin khách hàng nhạy cảm theo luật của Mỹ
Nhà sản xuất theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp lớn của Apple đã đưa ra tuyên bố chính thức rằng họ sẽ không làm rò rỉ dữ liệu nhạy cảm của khách hàng.
Theo Neowin , tuyên bố trên được đưa ra sau khi chính phủ Mỹ yêu cầu sự minh bạch hơn trong chuỗi cung ứng. Mặc dù tuyên bố của công ty cho thấy họ sẵn sàng bảo vệ khách hàng của mình nhưng không đề cập đến mức độ tuân thủ thư thế nào đối với yêu cầu của Mỹ.
TSMC muốn bảo vệ thông tin khách hàng trước những yêu cầu vô lý
Video đang HOT
Luật sư Sylvia Fang của TSMC tuyên bố, “Đừng lo lắng. Chúng tôi chắc chắn sẽ không làm rò rỉ thông tin nhạy cảm của công ty mình, đặc biệt là những thông tin liên quan đến khách hàng. Niềm tin của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của công ty chúng tôi. Nếu điều này giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng, chúng tôi sẽ cho thấy mình có thể làm gì tốt nhất để giúp họ”.
Vào tháng trước, Nhà Trắng yêu cầu các nhà sản xuất ô tô, công ty sản xuất chip và những công ty khác cung cấp thông tin về cuộc khủng hoảng chất bán dẫn đang diễn ra khiến giá chip tăng vọt, đồng thời cắt giảm sản lượng ô tô ở Mỹ. Yêu cầu được đưa ra cho các công ty Apple, Daimler, BMW, GlobalFoundaries, Micron, Microsoft, Samsung, TSMC, Intel và Ampere Computing.
Cả TSMC và chính quyền Đài Loan đã nhiều lần nói họ đang làm mọi cách để giải quyết tình trạng thiếu chip. Bên cạnh đó, TSMC cũng cam kết chi 100 tỉ USD trong vòng 3 năm tới để mở rộng công suất chip trong bối cảnh khủng hoảng chip toàn toàn cầu.
Đài Loan cho biết mặc dù họ tôn trọng luật pháp và quy tắc thương mại của Mỹ, nhưng sẽ hỗ trợ các công ty Đài Loan nếu nhận được bất kỳ “yêu cầu vô lý” nào.
Sony hợp tác TSMC xây dựng nhà máy chip 7 tỉ USD ở Nhật Bản
Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) và Sony Group đang xem xét việc hợp tác xây dựng nhà máy bán dẫn ở Nhật Bản trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu.
Theo Nikkei, tổng vốn đầu tư vào dự án ước tính khoảng 800 tỉ yên (tương đương 7 tỉ USD), trong đó chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp tới một nửa số tiền. Những người quen thuộc với vấn đề cho biết, nhà máy mới sẽ sản xuất chất bán dẫn được sử dụng trong cảm biến hình ảnh camera, chip cho ô tô cùng các sản phẩm khác, dự kiến hoạt động vào năm 2024.
Sony sẽ trở thành nhà đầu tư trong dự án nhà máy chip đầu tiên của TSMC tại Nhật Bản
Kế hoạch cho nhà máy được đưa ra khi ngành công nghệ toàn cầu đang phải vật lộn với tình trạng thiếu chất bán dẫn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng chưa từng có. Tháng 7.2021, TSMC xác nhận đang "tích cực xem xét"các kế hoạch cho dự án. Nikkei trước đó cũng báo cáo TSMC đang hoàn thiện quyết định của mình và sẵn sàng hợp tác với Sony. Đây sẽ là hoạt động sản xuất chip đầu tiên của gã khổng lồ chip Đài Loan tại Nhật Bản. Theo nguồn thạo tin, Sony có thể sẽ nắm cổ phần thiểu số trong một công ty mới có nhiệm vụ quản lý nhà máy đặt tại tỉnh Kumamoto, trên khu đất thuộc sở hữu của Sony và ở khu vực liền kề với nhà máy sản xuất cảm biến hình ảnh của hãng này.
Kế hoạch đầu tư cũng được công bố trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đang chạy đua để đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn vào trong nước vì lý do an ninh quốc gia. Đầu năm nay, chính quyền Washington đã thông qua dự luật lưỡng đảng trị giá 52 tỉ USD để hỗ trợ nghiên cứu - phát triển và sản xuất chất bán dẫn.
Theo Nikkei, chính phủ Nhật Bản ngày càng lo ngại về việc duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng khi căng thẳng gia tăng xung quanh eo biển Đài Loan. Các nhà sản xuất chip Nhật Bản đã từ bỏ cuộc đua phát triển chip quy mô lớn vào những năm 2010, thay vào đó ký hợp đồng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến cho các công ty như TSMC. Bằng cách chấp nhận đầu tư trực tiếp từ hãng gia công chip hàng đầu thế giới, Nhật Bản hy vọng sẽ hồi sinh khả năng sản xuất các sản phẩm tiên tiến trong nước.
Khoản tài trợ trị giá một nửa chi phí xây dựng nhà máy mới của chính phủ Nhật Bản sẽ được đưa vào ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2021, dự kiến được hoàn tất sau cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 31.10. Được biết, để đổi lấy các khoản trợ cấp, chính phủ Nhật Bản muốn bên tham gia cam kết rằng việc cung cấp chip cho thị trường quốc gia Đông Á sẽ được ưu tiên hơn.
Chất bán dẫn ngày càng trở nên quan trọng đối với an ninh kinh tế vì chúng là nền tảng của nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt khi căng thẳng địa chính trị gia tăng. Tháng 6.2021, chính quyền Tokyo đã khởi xướng biện pháp thu hút các công ty bên ngoài nước này khi Trung Quốc leo thang áp lực quân sự đối với Đài Loan, nhà cung cấp chất bán dẫn chính cho Nhật Bản.
Twitch khẳng định hacker không tiết lộ tài khoản đăng nhập và số thẻ tín dụng của người dùng Tuy nhiên, người dùng Twitch vẫn nên đổi mật khẩu và bật xác thực hai lớp để tránh rủi ro. Cách đây 2 hôm, một hacker ẩn danh đã đăng tải 128 GB dữ liệu nhạy cảm của Twitch lên mạng, trong số đó có mã nguồn của Twitch, lương trả cho một loạt những streamer hàng đầu và cả một số dự...