TSMC, MediaTek thuê hơn 10.000 nhân viên trong năm nay
Các công ty Đài Loan vẫn phải đối mặt với sự thúc đẩy mạnh mẽ của toàn cầu khi cuộc khủng hoảng chip chưa chấm dứt.
Theo Nikkei, hai nhà sản xuất chip hàng đầu của Đài Loan có kế hoạch thuê hơn 10.000 kỹ sư trong năm nay, để thúc đẩy kế hoạch mở rộng mạnh mẽ và duy trì lợi thế công nghệ khi các nước khác đang nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp chip của riêng họ.
Nguồn thạo tin cho biết, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC) muốn thuê khoảng 8.000 kỹ sư trong năm 2022, mức tương đương với năm ngoái. Hiện nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới đang trong giai đoạn mở rộng lớn nhất từ trước đến nay, với các cơ sở được xây dựng và mở rộng ở Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
TSMC đang trong giai đoạn mở rộng lớn nhất từ trước đến nay
TSMC hôm 13.1 thông báo có kế hoạch chi tới 44 tỉ USD trong năm nay để mở rộng năng lực sản xuất, giảm bớt tình trạng thiếu chip chưa từng có trên toàn cầu, nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng đối với chip được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo (AI) và các ứng dụng hỗ trợ 5G. Theo TSMC nói với Nikkei, công ty vẫn chưa hoàn thành kế hoạch tuyển dụng cho năm nay. Hiện hãng này đã có hơn 60.000 nhân viên trên toàn cầu.
Video đang HOT
Trong khi đó, MediaTek, nhà phát triển chip di động hàng đầu thế giới về các lô hàng, sẽ tiếp nhận hơn 2.000 nhân viên trong năm 2022. Công ty đã thuê hơn 2.000 kỹ sư vào năm ngoái, nâng tổng số nhân lên khoảng 19.300 người. MediaTek đang tuyển dụng chủ yếu ở Đài Loan, mặc dù sẽ nhắm đến việc bổ sung số lượng đáng kể nhân viên ở Ấn Độ, nơi hãng này có đội ngũ nghiên cứu và phát triển 1.000 người, và đã tìm thấy những “tài năng bán dẫn tuyệt vời”.
MediaTek đã chi khoảng 100 tỉ Đài tệ (khoảng 3,62 tỉ USD) cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong năm ngoái. Ngân sách năm nay sẽ tăng từ 10% đến 20%. Năm 2020, ngân sách R&D của công ty là 77,3 tỉ Đài tệ. MediaTek gần đây đã vượt qua nhà sản xuất chip di động lớn của Mỹ là Qualcomm trong thị trường 5G cao cấp.
Đài Loan tự hào là nền kinh tế bán dẫn lớn thứ hai thế giới về doanh thu, chỉ đứng sau Mỹ. Chỉ trong vài thập niên, Đài Loan đã xây dựng một cụm chip hoàn chỉnh và trưởng thành ở bờ biển phía tây của mình. Nhà sản xuất thiết bị chip lớn nhất châu Âu ASML có kế hoạch thuê khoảng 1.000 người ở Đài Loan trong năm nay, sau khi thuê 1.400 nhân viên vào năm ngoái. Hai nhà sản xuất vật liệu chip hàng đầu Merck và Entegris đang xây dựng cơ sở sản xuất mới ở Đài Loan và cũng có kế hoạch thuê thêm người tại hòn đảo trong năm nay.
Kế hoạch nhân sự của TSMC và MediaTek được đưa ra khi cuộc khủng hoảng chip toàn cầu kéo dài một năm đã làm nổi bật tầm quan trọng chiến lược và ngành công nghiệp chip của Đài Loan. Tình trạng thiếu chip đã ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp, từ điện thoại thông minh, máy tính đến ô tô và thiết bị quân sự.
Ngành sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ, Đức và Nhật Bản đều yêu cầu chính quyền Đài Loan khuyến khích các nhà sản xuất chip ưu tiên sản xuất chip ô tô. Nhằm tăng cường an ninh chuỗi cung ứng, các chính phủ trên thế giới cũng công bố kế hoạch trợ cấp lớn để đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn vào trong nước.
Để bảo vệ vị trí trong chuỗi cung ứng chip và giải quyết lo ngại về tình trạng khan hiếm nhân tài, Đài Loan gần đây đã mở 4 cơ sở đào tạo sau đại học về chất bán dẫn tại 4 trường đại học hàng đầu. Vùng lãnh thổ này có kế hoạch đầu tư 300 triệu Đài tệ (khoảng 10,86 triệu USD) trong thập niên tới để đảm bảo nguồn nhân lực R&D ổn định, hỗ trợ tăng trưởng cho ngành công nghiệp chip địa phương.
TSMC kêu gọi Mỹ đưa các công ty nước ngoài vào hỗ trợ ngành chip
Đề nghị này được đưa ra sau khi Giám đốc điều hành Intel nói Mỹ nên ưu tiên những "người chơi" trong nước, chứ không phải TSMC.
Theo Nikkei, Chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) Mark Liu hôm 3.12 nói rằng việc không hỗ trợ cho các nhà sản xuất chip nước ngoài trong chương trình trợ cấp đã được lên kế hoạch sẽ có tác động "bất lợi" đối với ngành công nghiệp chip của Mỹ.
Chủ tịch TSMC Mark Liu nói rằng đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp chip của Mỹ là tốt cho tất cả các bên
Ông Liu cho rằng gói chi tiêu 52 tỉ USD mà Washington đang chuẩn bị để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn theo Đạo luật CHIPS nên được sử dụng để hỗ trợ cả các công ty nước ngoài và các hãng chip Mỹ.
"Nếu đạo luật CHIPS của Mỹ chỉ dành cho các công ty có trụ sở trong nước, thì điều đó sẽ gây bất lợi cho nỗ lực khôi phục chuỗi cung ứng chip của Mỹ. Ngoại trừ Intel, tôi tin hầu hết các công ty cùng ngành của chúng tôi đều cởi mở và hoan nghênh tất cả các khoản đầu tư vào Mỹ", ông Liu nói với các phóng viên.
Chủ tịch nhà sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất thế giới rất vui khi thấy Samsung Electronics của Hàn Quốc công bố kế hoạch đầu tư vào Texas, vì động thái đó sẽ giúp Mỹ xây dựng ngành công nghiệp chip. "Tôi nghĩ điều này là tích cực. Nó chứng minh quyết định đầu tư vào Mỹ của chúng tôi hai năm trước là đúng đắn".
Bình luận của ông Liu được đưa ra một ngày sau khi Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger thúc giục Washington nên ưu tiên các công ty trong nước hơn là các nhà sản xuất chip nước ngoài như Samsung và TSMC. Hai hãng sản xuất chip hàng đầu châu Á đang đầu tư lần lượt 17 tỉ USD và 12 tỉ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất chip tiên tiến mới tại Mỹ.
Áp lực gia tăng từ các công ty trong ngành đang buộc Mỹ phải hành động nhanh chóng hơn. Theo Nikkei, 60 giám đốc điều hành của các công ty chip, ô tô, y tế và viễn thông toàn cầu đã gửi một lá thư chung hôm 1.12 để kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ thông qua Đạo luật CHIPS, đạo luật nhằm tạo ra khuyến khích hữu ích cho việc sản xuất chất bán dẫn, và tăng cường Đạo luật FABS, đạo luật tạo điều kiện cho chất bán dẫn do Mỹ xây dựng.
Mỹ đề xuất hai đạo luật trên trong năm nay để củng cố chuỗi cung ứng chất bán dẫn của mình, sau khi cuộc khủng hoảng chip toàn cầu chưa từng có gây ảnh hưởng đến một loạt ngành công nghiệp từ điện thoại thông minh đến máy tính cá nhân. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra cũng làm tăng thêm cảm giác cấp bách. Theo báo cáo của SIA và Boston Consulting Group, Mỹ lo ngại về việc đã mất lợi thế trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, khi tỷ trọng năng lực sản xuất chip toàn cầu của nước này giảm từ 37% vào năm 1990 xuống còn 12%.
Các nền kinh tế lớn khác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đang chạy đua để khôi phục khả năng phục hồi chuỗi cung ứng chip trước những lo ngại về an ninh quốc gia. Nhiều công ty bao gồm Intel, TSMC, Samsung, GlobalFoundries và Texas Instruments đã công bố kế hoạch cho các nhà máy mới ở Mỹ kể từ khi Đạo luật CHIPS trị giá 52 tỉ USD được công bố lần đầu tiên.
Theo ông Liu, ưu đãi thuế dành cho những công ty công nghệ đầu tư nhà máy ở Mỹ là cần thiết cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của nền kinh tế lớn nhất thế giới. "Chi phí lao động ở Mỹ rất cao. Chi phí này sẽ dần giảm xuống khi ngày càng có nhiều công ty tham gia vào việc xây dựng ngành công nghiệp chip của Mỹ. Nhưng ở thời điểm ban đầu, ngành công nghiệp này cần sự trợ giúp".
Hiện TSMC đang liên lạc chặt chẽ với chính quyền các bang và thành phố của Mỹ để giúp các nhà cung cấp nhỏ hơn của họ đầu tư vào đó, vì TSMC cần thêm sự trợ giúp lúc đầu để xây dựng hoạt động và sản xuất của mình tại quốc gia này.
"Môi trường công nghiệp của Mỹ rất mới mẻ đối với họ. Cho đến nay các đối tác trong hệ sinh thái của chúng tôi đang đi đúng hướng với kế hoạch mua đất và xây dựng nhà máy ở Mỹ", ông Liu nói, đồng thời cho biết chính phủ Mỹ đã và đang hỗ trợ mạnh mẽ TSMC cùng các nhà cung cấp của công ty trong việc xử lý thị thực lao động.
Intel: Ưu tiên của Mỹ không nên là TSMC Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger hôm 1.12 nói Mỹ nên đầu tư nhiều hơn vào các nhà sản xuất chip trong nước thay vì ưu tiên cho các đối thủ châu Á như TSMC và Samsung, theo Nikkei. Samsung Electronics tuần trước thông báo sẽ đầu tư 17 tỉ USD để xây dựng nhà máy sản xuất chip mới ở bang...