TSMC khẳng định không tiết lộ chi tiết thông tin khách hàng cho Mỹ
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới hôm 8.11 nói đã không tiết lộ thông tin chi tiết nào về khách hàng trong phản hồi trước yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu chip của Mỹ, theo Nikkei.
Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC) là một trong số các công ty bán dẫn lớn được chính phủ Mỹ yêu cầu cung cấp thông tin để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, với hạn chót nộp thông tin là ngày 8.11. Tuy nhiên, đề nghị này của Mỹ đã khiến ngành bán dẫn lo ngại về việc rò rỉ bí mật thương mại.
Nằm trong danh sách nói trên còn có hai nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới là Samsung Electronics và SK Hynix. Nikkei hồi tuần trước dẫn nguồn thạo tin cho biết, hai công ty Hàn Quốc này có kế hoạch sẽ tiết lộ thông tin chi tiết khi cung cấp dữ liệu cho Washington.
TSMC cho biết việc đáp ứng yêu cầu của Mỹ là để giúp giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất
Lý giải cho quyết định của mình, TSMC cho biết việc đáp ứng yêu cầu của Mỹ là để giúp giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp thiết bị điện tử tiêu dùng. TSMC vẫn “cam kết bảo vệ bí mật của khách hàng như mọi khi, đảm bảo không có thông tin cụ thể nào của khách hàng bị tiết lộ trong việc phản hồi yêu cầu của Mỹ”. Hãng này hiện không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hồi tháng 9.2021 nói rằng mục đích của yêu cầu cung cấp thông tin là nhằm thúc đẩy tính minh bạch chuỗi cung ứng. Bà cảnh báo nếu các công ty không đáp lại, “thì chúng tôi có các biện pháp khác để yêu cầu họ cung cấp dữ liệu cho chúng tôi”.
Đài Loan cho biết đang làm tất cả những gì có thể để giải quyết tình trạng thiếu chip. TSMC đã cam kết chi 100 tỉ USD trong ba năm tới để mở rộng công suất chip. Chính quyền Đài Loan khẳng định việc tôn trọng luật thương mại của Mỹ, nhưng sẽ hỗ trợ các công ty trong nước nếu họ nhận được bất kỳ “yêu cầu vô lý” nào.
Cơn đau đầu vì thiếu chip còn chưa qua đi, nhiều chuyên gia đã lo ngại tới viễn cảnh thừa chip
Nhà sản xuất chip nổi tiếng nước Mỹ Texas Instruments lo ngại sẽ xảy ra tình trạng dư thừa chip trong thời gian tới, nhất là khi nhiều hãng đang đẩy mạnh năng lực sản xuất chip để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo SCMP, nhiều nhà sản xuất chip Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ đang đẩy mạnh sản xuất chip để đáp ứng nhu cầu thị trường đang rất lớn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên việc đẩy mạnh sản xuất chip trên quy mô lớn cũng tiềm ẩn rủi ro, làm dấy lên lo ngại về việc ngành công nghiệp bán dẫn sẽ thừa chip trong tương lai gần. Một khi nhu cầu sụt giảm, lợi nhuận của nhiều hãng sẽ giảm mạnh.
Nhà sản xuất chip nước Mỹ Texas Instruments cảnh báo, doanh thu quý ba có thể không được như mong đợi của các nhà phân tích. Công ty dự báo doanh thu sẽ đạt 4,4 tỷ USD đến 4,76 tỷ USD tính tới hết tháng 9. Dự đoán trước đó của các nhà phân tích là 4,59 tỷ USD.
Trước đó doanh thu của Texas Instruments đã tăng 41% trong quý hai nhờ nhu cầu cao đối với các thiết bị điện tử. Tuy nhiên khá bất ngờ khi công ty lại có một dự báo không mấy khả quan trong những quý cuối năm.
Điều này thực tế không quá khó hiểu khi ban lãnh đạo của Texas Instruments cảnh báo rằng, họ không thể dự đoán trước liệu nhu cầu có sớm đạt đỉnh hay không và liệu tăng trưởng doanh số bán chip hiện tại có bền vững hay không.
Giám đốc tài chính Rafael Lizardi của Texas Instruments chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Công việc của chúng tôi không phải là dự đoán tương lai mà là chuẩn bị cho tất cả kịch bản có thể xử lý được".
Có lẽ chính vì tốc độ tăng trưởng quá nhanh chóng đã tạo ra sự hoài nghi giữa các nhà phân tích và nhà đầu tư.
Theo nghiên cứu từ tập đoàn tài chính Susquehanna, khoảng cách giữa thời gian đặt hàng chất bán dẫn và giao hàng đã tăng lên 19,3 tuần vào tháng 6, tức dài hơn một tuần rưỡi so với tháng 5. Đó là khoảng thời gian chờ đợi lâu nhất kể từ khi công ty bắt đầu theo dõi dữ liệu vào năm 2017, tức dài hơn 5 tuần so với mức đỉnh trước đó vào năm 2018.
Giờ đây ngành công nghiệp chip đang đẩy mạnh đầu tư dây chuyền và nhà máy để đáp ứng nhu cầu chip đang tăng cao.
Nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới TSMC đã cam kết đầu tư 100 tỷ USD trong vòng 3 năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty hiện đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy mở ở Mỹ và Nhật Bản. Giám đốc điều hành TSMC CC. Wei kỳ vọng năng lực của công ty sẽ duy trì trong suốt năm nay và đến năm 2022.
Trong khi đó hai hãng bán dẫn Hàn Quốc là Samsung Electronics và SK Hynix dự kiến sẽ chi khoảng 442 tỷ USD cho nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn từ nay đến năm 2030.
Tuần này, nhà cung cấp thiết bị hàng đầu để sản xuất chip ASML Holding cho biết, các đơn đặt hàng mua máy sản xuất chất bán dẫn cao cấp đã tăng kỷ lục. Các khách hàng chủ yếu của công ty là TSMC và Samsung đang đẩy mạnh mua dây chuyền để tăng cường năng lực sản xuất. Tuy nhiên dây chuyền chỉ có thể hoàn thiện từ nay đến ít nhất năm sau.
Giám đốc điều hành ASML Peter Wennink cho biết, nỗ lực của một số chính phủ nhằm xây dựng năng lực chip trong nước sẽ góp phần gia tăng đơn đặt hàng thiết bị sản xuất chất bán dẫn.
Theo dự đoán của các chuyên gia, tình trạng thiếu chip có thể cải thiện vào đầu năm 2022 sau khi các nhà sản xuất tìm được cách cải thiện sản lượng chip.
Qualcomm giúp giảm bớt lo lắng thiếu chip toàn cầu Mặc dù dự kiến tình trạng thiếu chip sẽ còn kéo dài cho đến năm sau, nhưng Qualcomm đưa ra một số tín hiệu an ủi khi sẵn sàng mở rộng khả năng cho các nhà sản xuất khác. Theo Bloomberg, Qualcomm đã chuyển giao việc sản xuất một số sản phẩm nhất định cho nhiều nhà sản xuất để đảm bảo có...