TS. Thái Hoàng Chiến: Nhà khoa học “made in Vietnam” có tầm ảnh hưởng quốc tế
TS. Thái Hoàng Chiến là một nghiên cứu viên (sinh năm 1980) Trường Đại học Tôn Đức Thắng. TS Chiến vừa có tên trong danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Điều đặc biệt TS. Chiến hoàn toàn nghiên cứu tại Việt Nam chưa từng du học tại ngoài.
TS. Thái Hoàng Chiến
Vinh danh “ Bài báo được trích dẫn nhiều nhất”
TS. Thái Hoàng Chiến về công tác tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) từ 2010 với học vị thạc sĩ. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ tại Việt Nam vào năm 2015.
Hướng nghiên cứu chính của TS. Chiến là về Cơ học. Anh là thành viên của Nhóm nghiên cứu Cơ học tính toán (DCM) là một trong những nhóm nghiên cứu đầu tiên của TDTU.
Hiện TS. Chiến đã công bố 51 công trình trên các tạp chí ISI, với tổng số trích dẫn là 1969 lượt và H-index là 24 theo Web of Science (Mỹ).
Năm 2018, ba tạp chí ISI uy tín của Elsevier gồm: European Journal of Mechanics, A/Solids; Computers & Structures và Composite Structures đã bình chọn TS Chiến, nghiên cứu viên của Nhóm nghiên cứu Cơ học tính toán (DCM) là nhà khoa học có “bài báo được trích dẫn nhiều nhất”.
Video đang HOT
Các tạp chí European Journal of Mechanics, A/Solids; Computers & Structures và Composite Structures là các tạp chí được xếp hạng Q1 theo ISI: Web of Knowledge (Mỹ) và là những tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực cơ học.
“Bài báo được trích dẫn nhiều nhất” của các tạp chí thuộc Nhà xuất bản Elsevier là tên hiệu nhằm vinh danh các nhà khoa học có công trình thuộc top 25 bài báo trên tạp chí được trích dẫn nhiều nhất của Cơ sở dữ liệu Scopus tính từ năm 2013 đến 2018.
Theo Cơ sở dữ liệu Scopus (tính từ năm 2013 đến 2018), bài báo được trích dẫn nhiều nhất trên tạp chí European Journal of Mechanics, A/Solids có 25/738 (tỷ lệ top 3%) bài báo; trên tạp chí Computers & Structures có 25/1027 (tỷ lệ top 2%) bài báo; và trên tạp chí Composite Structures có 25/4749 (tỷ lệ top 0.5%) bài báo.
Năm 2019, Việt Nam có tổng cộng 10 nhà khoa học quốc tịch Việt Nam được tìm thấy trong top 100.000 (chính xác là 106.369) nhà khoa học hàng đầu thế giới.TS. Thái Hoàng Chiến nằm trong danh sách này.
Kết hợp các kỹ thuật trắc lượng khoa học, tổng cộng có 10 nhà khoa học quốc tịch Việt Nam được tìm thấy trong top 100.000 (chính xác là 106.369) nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có TS Thái Hoàng Chiến
Chưa từng du học nước ngoài
TS. Lê Văn Út, Trưởng Phòng quản lý phát triển khoa học công nghệ và Trưởng nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, TS Thái Hoàng Chiến chính là sản phẩm của nền giáo dục “made in Vietnam”. TS Chiến học cử nhân và bảo vệ luận án tiến sĩ đều ở Việt Nam
“TS. Chiến là người rất bền bỉ trong nghiên cứu, quan điểm của anh là chỉ công bố những công trình thật sự chín mùi và trên những tạp chí tốt nhất trong chuyên ngành” – TS Út cho hay.
TS. Thái Hoàng Chiến chia sẻ: “ Ở Việt Nam, có bài báo được trích dẫn nhiều là rất khó và tôi nghĩ đây là một vinh dự lớn, là niềm vui và động lực để tôi tiếp tục cống hiến cho sự phát triển khoa học-công nghệ“.
Công trình nghiên cứu tốt: Tính mới, chính xác và trung thực
Theo TS. Chiến, để đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu khoa học (NCKH), trước tiên phải xem NCKH là một nghề cũng như bao ngành nghề khác. Đặc biệt, phải làm việc thật sự chuyên nghiệp trong mọi hoạt động như: quan niệm, quan điểm và cách xác định hướng đi riêng. Vì đây là nghề đặc biệt nên cần sự đam mê cao.
“ Để có được một công trình nghiên cứu tốt, nó phải đảm bảo được 03 yếu tố cơ bản như: tính mới, chính xác và trung thực. Còn để tăng cơ hội được trích dẫn, các công bố phải có tính cách tân, đồng thời có sự hợp tác với các nhà khoa học lớn trong chuyên ngành” – TS. Chiến nhấn mạnh.
TS. Chiến cho rằng, ở Việt Nam để làm nghiên cứu tốt cần hội tụ đủ hai yếu tố: Có thầy giỏi, đồng nghiệp thân thiện và môi trường làm việc tốt.
TS. Chiến chia sẻ, anh thật may mắn là được làm việc trực tiếp với 02 GS đầu ngành là GS. Nguyễn Xuân Hùng (Việt Nam) và GS. Timon Rabczuk (Đức). Cả hai thầy hướng dẫn của anh đã vào danh sách 5 năm liên tiếp top 1% các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới (https://clarivate.com).
“Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo cho tôi một môi trường làm việc tốt. Khi tôi làm Nghiên cứu sinh tôi chỉ tập trung vào công việc nghiên cứu của mình chứ không phải đi dạy như các trường khác. Đây chính là động lực để tôi tập trung toàn thời gian cho công việc nghiên cứu” – TS Chiến bày tỏ.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Xây dựng nền giáo dục chia sẻ
Ngày 23-8, tại TP Hồ Chí Minh, Hội khuyến học Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức hội thảo khoa học "Vai trò của trường đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người lớn".
Hơn 100 nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên... khu vực phía nam tham dự.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, người lao động nói chung ở nước ta hiện còn nghèo nàn về tri thức, những tri thức hiện có không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, không đủ sức để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguyên nhân dẫn đến điều này chủ yếu do nền giáo dục còn khép kín, chưa mở ra những con đường tích tụ tri thức và những cơ chế chia sẻ tri thức cho người học, nhất là cho lực lượng lao động. Hiện tượng này làm xuất hiện những "khoảng cách tri thức" giữa các cộng đồng dân cư, giữa các vùng kinh tế.
Các đại biểu khẳng định, tài nguyên giáo dục mở chính là nguồn lực lấp đi sự nghèo nàn về tri thức. Tài nguyên này được chuyển tải trên mạng thông tin, phân phối đến từng đối tượng người học, không có trở ngại về địa lý và hàng loạt rào cản khác sẽ nhanh chóng giúp những người học tự trang bị tri thức cho mình.
Để thực hiện được vấn đề này, các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tài nguyên giáo dục mở sẽ giúp cho nhiều đối tượng, như: công chức, viên chức, người lao động, nông dân... có thêm nhiều kênh để học tập không bị cách ly với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay.
Theo đó, lãnh đạo các trường đại học nhấn mạnh, việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho người lớn có đầy đủ tư liệu học tập suốt đời phải hướng đến hai vấn đề lớn: Thứ nhất, xây dựng kho tư liệu giáo dục càng lớn càng tốt dưới hình thức đầu tư phần mềm cho giáo dục thường xuyên. Qua đó, phát huy tinh thần hiếu học của người học và tạo cho họ năng lực tự học với cách học hiện đại, sử dụng các công nghệ học tập để truy cập, tiếp cận, sử dụng, phổ biến, chia sẻ tri thức. Thứ hai, xây dựng tài nguyên giáo dục mở cần kèm theo cơ chế chia sẻ tri thức từ tài nguyên giáo dục mở linh hoạt, đa dạng và phong phú về giá trị sử dụng để giúp người học tự học bất ở cứ đâu, thời gian nào.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống giáo dục mở để các trường Đại học phải chuyển đổi mạnh mẽ phương pháp đào tạo, tạo ra tri thức theo hướng giáo dục mở cho người học dễ dàng tiếp thu tri thức; việc xây dựng và phát triển hệ thống các trường đại học tham gia trong một mạng lưới tổ chức xây dựng tài nguyên giáo dục mở... để hướng đến một nền giáo dục chia sẻ.
CAO TÂN
Theo Nhân dân
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ dự Lễ khai khóa 2019 Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sáng 5-10, Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Khai khóa năm 2019 với chủ đề "Tự chủ đại học - Đổi mới và sáng tạo". Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ; Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội...