TS Quách Tuấn Ngọc: Xét tuyển ĐH năm nay êm “không có 1 tiếng ồn”
Công tác xét tuyển năm nay êm tới mức độ “không có một tiếng ồn” – đó là nhận định của ông Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) – tại tọa đàm về đổi mới thi cử do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 13/9.
Theo khẳng định của ông Quách Tuấn Ngọc, công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ đắc lực cho các kỳ thi. Không có các hệ thống thông tin quản lý thì kỳ thi của chúng ta cực kỳ vất vả. Công tác xét tuyển năm nay êm tới mức độ “không có một tiếng ồn” đó là nhờ hệ thống CNTT.
“Các thí sinh được đăng ký tới “n” nguyện vọng, nhưng hệ thống phát hiện ra thí sinh trúng tuyển ở bất kì một trường thứ nào đó trong danh sách đăng ký là hệ thống chấm dứt luôn. Năm 2015 hệ thống “sập” vì lần đầu tiên tham gia, chưa có kinh nghiệm. Đến năm nay rất trơn tru…
TS Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Quang Khánh/báo Đai biểu Nhân dân
Có thể nói vai trò công nghệ thông tin là không thể thiếu được trong công tác thi và càng ngày càng hoàn thiện. Điều mà thời chúng tôi làm “3 chung” nằm mơ cũng chưa có được” – ông Ngọc nhận định.
Đến từ cơ sở giáo dục ĐH, ông Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội – tại tọa đàm cũng đề cập nhiều đến công tác xét tuyển. Theo ông Đức, từ khi Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi gọi nôm na là “2 trong 1″ thì trường rất nhàn bởi vì các khâu lọc điểm Bộ GD&ĐT đã làm hết, trường chỉ xét từ trên xuống.
Video đang HOT
“Năm nay chúng tôi tuyển 8.500 chỉ tiêu, hiện đã tuyển được 8.700, việc lựa chọn học sinh rất tốt, bảo đảm đủ số lượng và có chất lượng” – Trưởng ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội
Tuy nhiên, đại diện đến từ ĐHQG Hà Nội cũng tiết lộ, 2 năm vừa qua, số thí sinh bỏ học sau năm thứ nhất của ĐHQG Hà Nội rất nhiều, vào khoảng 700 em/năm, chiếm khoảng 10%. Có thể một trong các nguyên nhân là do ở ĐHQG Hà Nội, năm đầu sinh viên phải học các môn cơ bản rất nặng. Một điểm đáng chú ý nữa là xu hướng lựa chọn ngành ngành xã hội nhân văn rất lớn.
“Chưa bao giờ tỷ lệ này bùng nổ như bây giờ, cho thấy xu hướng học sinh đang lựa chọn những ngành dễ học. Đây là vấn đề cần được cảnh báo!” – ông Đức cho hay.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Đình Đức cũng cho rằng, phải làm rõ triết lý đổi mới về Luật Giáo dục ĐH, triết lý đổi mới trong thi cử, từ đó mới có định hướng và đưa ra kế hoạch hành động. Việc đổi mới có 4 vấn đề:
Thứ nhất: Giáo dục ĐH Việt Nam phải hội nhập giáo dục thế giới. Thứ 2: cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang rất mạnh mẽ nên giáo dục phải khác, người học phải có kiến thức rộng hơn để làm việc ở bất kỳ chỗ nào, phải gắn với phát triển bền vững và có cơ hội làm việc toàn cầu. Thứ ba là tự chủ đại học. Thứ tư là phải phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cuối cùng giáo dục ĐH là phải đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.
Theo giaoducthoidai.vn
Mới nhập học phải đóng phí cả 4 năm!
Không chỉ học phí, gánh nặng tài chính với thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học vào các trường ĐH, CĐ còn ở nhiều khoản phí khác. Trong đó có khoản phí với tên gọi "lạ", thậm chí vừa nhập học đã phải nộp một lần cho cả 4 năm.
Phụ huynh, sinh viên đóng học phí và các khoản khác vào đầu năm học - NGỌC DƯƠNG
Bảo hiểm thu mỗi nơi mỗi kiểu !
Theo thông báo của Bảo hiểm xã hội TP.HCM, mức đóng bảo hiểm y tế học sinh và sinh viên (SV) với các trường trên địa bàn áp dụng cho năm học 2018 - 2019 (12 tháng) là 750.600 đồng. Trong đó, người học đóng 70% là 525.420 đồng và ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% còn lại. Người học có thể đóng 3, 6, 9 hoặc 12 tháng tính theo năm tài chính. Tuy nhiên, việc thu bảo hiểm này ở các trường tại TP.HCM vẫn mỗi nơi một kiểu. Có trường chỉ yêu cầu SV đóng bảo hiểm y tế theo 3 tháng như Trường CĐ Kinh tế TP.HCM. Còn Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thu 15 tháng...
Không chỉ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cũng là khoản phí nhập học thường thấy ở nhiều trường. Một số trường ĐH ghi rõ về khoản thu tự nguyện này SV có quyền đóng hoặc không như: Nông Lâm TP.HCM, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM... Ngược lại, có trường thu cả 4 năm như: Học viện Chính sách và phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư). Ở một số trường khác, mức thu này khác nhau: Trường ĐH Phú Yên thu 150.000 đồng/năm; Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng chỉ thu 70.000 đồng/năm; Trường ĐH Thăng Long thu 197.000 đồng/SV cho 4 năm...
Lệ phí giữ chỗ
Ngoài bảo hiểm, nhiều trường còn đưa ra nhiều khoản phí khác nhau, trong đó có khoản thu một lần cho cả 4 năm ngay khi SV nhập học năm đầu tiên.
Học viện Chính sách và phát triển thông báo thủ tục nhập học đối với thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy năm nay. Theo đó, lệ phí thi xếp trình độ Anh văn đầu vào 330.000 đồng/SV. Đáng lưu ý là một số khoản chỉ thu một lần cho 4 năm học như: Đoàn phí 96.000 đồng, phí khác 300.000 đồng (gồm hồ sơ SV, sổ ngoại trú, giấy chứng nhận tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, phiếu khảo sát tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, giấy chứng nhận ngày công tác xã hội khi tốt nghiệp ra trường, sổ tay SV và tài liệu học tập tuần lễ học tập công dân đầu năm...). Tương tự, Trường ĐH Thăng Long cũng thu Đoàn phí một lần cho 4 năm là 144.000 đồng.
Lệ phí nhập học cũng mỗi nơi mỗi kiểu. Bên cạnh học phí theo đơn giá tín chỉ tùy theo khối ngành, Trường ĐH Phú Xuân thu lệ phí giữ chỗ và nhập học lên tới 3,5 triệu đồng/SV. Trong khi đó, Học viện Nông nghiệp VN thu lệ phí nhập học 335.000 đồng/SV. Lệ phí nhập học ở Trường ĐH Bình Dương là 450.000 đồng/SV.
Riêng tại Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, lệ phí nhập học 200.000 đồng được trường diễn giải gồm: thủ tục nhập học và chi phí các loại giấy tờ như thẻ SV, thẻ thư viện, chứng chỉ giáo dục quốc phòng an ninh, chứng chỉ giáo dục thể chất, gửi thông báo cho gia đình về kết quả học tập và rèn luyện của SV trong suốt quá trình học.
Trường ĐH Tây Đô thu 400.000 đồng cho các khoản: lệ phí nhập học, thẻ SV và mở tài khoản, duy trì số dư tài khoản, sinh hoạt đầu khóa và phí gửi bảng điểm về gia đình, khám sức khỏe. Dù quy định không bắt buộc SV phải mặc đồng phục đến trường nhưng ngay khi nhập học, trường ĐH này thông báo rõ giá mỗi áo sơ mi đồng phục là 130.000 đồng.
Ngay phí khám sức khỏe nhập học cũng mỗi trường một kiểu. Trong khi một số trường chỉ thu ở mức 50.000 - 65.000 đồng/SV, Học viện Chính sách và phát triển thu 300.000 đồng/SV.
Ngoài ra, một số lệ phí có tên gọi khá "lạ" cũng thấy trong thông báo nộp tiền một số trường. Trường ĐH Hoa Lư thu 100.000 đồng/SV về "thông tin đào tạo và sổ tay SV". Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thu phí hồ sơ và phí hành chính 200.000 đồng/SV. Trường ĐH Phú Yên yêu cầu SV đóng tiền mặt khi đến làm thủ tục nhập học các khoản: lệ phí duy trì thẻ liên kết 50.000 đồng/SV, tiền trang bị dụng cụ ban đầu cho cá nhân 100.000 đồng/năm học...
Trường ĐH Phú Xuân thông báo một số khoản thu hộ và chi hộ như chi phí 4 tuần học kỳ quân đội gồm tiền ăn (45.000 đồng/ngày) và tiền điện, nước (70.000 đồng/SV).
Tiến sĩ Trần Hữu Trung, Trưởng ban Đào tạo Trường ĐH Phú Xuân, cho biết số lệ phí nhập học 3,5 triệu đồng trường thu để chi cho nhiều hoạt động phục vụ SV. Trong đó, trọng tâm là hoạt động học kỳ quân đội gồm học phí và chi phí tổ chức chuỗi sự kiện đón tiếp SV, lễ ra quân, hoạt động thiện nguyện phát quà trong đêm trung thu... Ngoài ra, số tiền này còn bao gồm chi phí đồng phục, thẻ SV, túi xách trang bị cho SV.
Theo thanhnien.vn
Trường ĐH Y dược TP.HCM: Thêm 46 học sinh dự bị dân tộc trúng tuyển Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa có thêm 46 học sinh dự bị dân tộc được chấp nhận vào học, nâng tổng số thí sinh trúng tuyển vào trường năm nay lên 2.280 người. Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM thực hành tại bệnh viện - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa ban hành...