TS. Nguyễn Tiến Dũng:”Trường học – nền tảng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ”
Mặc dù rất nhiều quyết định đã được phê duyệt nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên nhưng kết quả hiện nay chưa thật khả quan.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ khởi nghiệp ở sinh viên Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ có một số ít bắt đầu bằng việc tự kinh doanh và đạt được thành công nhất định.
TS. Nguyễn Tiến Dũng – Người truyền cảm hứng khởi nghiệp sáng tạo cho các bạn sinh viên
Bày tỏ quan điểm về vấn đề khởi nghiệp của các bạn sinh viên trong trường đại học, TS. Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khách sạn A25 cho hay: Trường đại học là nền tảng ban đầu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Kinh nghiệm từ các quốc gia khởi nghiệp thành công trên thế giới cho thấy, đối tượng khởi nghiệp phần lớn tập trung vào giới trẻ và khởi nghiệp khi đang là sinh viên có thể không phải là con đường lựa chọn của tất cả. Tuy nhiên, trường đại học lại là nơi tuyệt vời để bắt đầu kinh doanh, khởi nghiệp.
Có thể thấy, tinh thần khởi nghiệp của các bạn học sinh, sinh viên những năm gần đây đang lên cao. Đặc biệt, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ký ngày 30/10/2017 đã khơi dậy tinh thần khởi nghiệp tại các trường đại học. Từ đó đem lại một luồng sinh khí mới, sự hào hứng cho học sinh, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học, khát khao khởi nghiệp ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
Theo TS. Nguyễn Tiến Dũng, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ tối quan trọng của các Học viện, Nhà trường ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả và thực chất, để có được “tài năng khoa học trẻ” ở Việt Nam thì quả thật không phải dễ dàng.
“Sau gần 10 năm miệt mài gắn bó là sinh viên, học viên, rồi nghiên cứu sinh của Học viện Ngân hàng, tôi vô cùng vinh dự khi được các thầy cô tin tưởng, mời là nhà tài trợ cho quỹ khuyến khích tài năng khoa học trẻ. Đây là dịp để tôi báo đáp công ơn thầy cô, đồng thời thực hiện được nguyện vọng của mình, tiếp sức khích lệ các sinh viên quyết tâm, phấn đấu học tốt, nghiên cứu khoa học tốt, bền chí tu dưỡng đạo đức để trở thành những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”, TS. Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
Thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay đang bị chi phối nhiều bởi cuộc sống “ảo” khi mà công nghệ thông tin tràn vào sớm. Cùng với đó, vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp, dẫn đến tình trạng không quản lý kịp, bạo lực, trộm cắp, lười biếng, vi phạm pháp luật nhiều… Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn bộ phận lớn lớp trẻ có trình độ, năng lực tốt, biết nắm bắt thời cơ và nhanh nhạy trong việc tiếp cận với cái mới. Đó chính là cơ hội tốt để các bạn trẻ, các bạn sinh viên được thể hiện mình bằng năng lực xử lý công việc.
Video đang HOT
Chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp thành công, TS. Nguyễn Tiến Dũng cho rằng: Phải có sự đam mê, thì mới có thể dồn hết tâm sức vào học tập, sáng tạo trong công việc. Môi trường học nghề sẽ mang trang bị cho người lao động những kỹ năng cơ bản, còn môi trường làm việc sẽ là nơi ứng dụng và phát huy những phẩm chất nghề nghiệp. Đi lên từ người thợ, doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều cơ hội thành công, bởi họ đã nắm bắt vững chắc mọi “ngóc, ngách” của nghề, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu cho khách hàng, mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp.
Để chặng đường khởi nghiệp thành công, thu được nhiều thành tựu quan trọng, các bạn sinh viên cần có tính chủ động cao trong lập nghiệp, biến những đam mê, những ý tưởng sáng tạo của mình thành phương án kinh doanh trong thực tế. Theo các chuyên gia, khởi nghiệp cần tinh gọn, tức là không nên đợi đến lúc hoàn hảo sản phẩm mới tung ra thị trường, rất khó thành công. Dám chấp nhận thất bại để làm lại và làm tiếp mới dẫn đến thành công.
HUYỀN THANH
Theo tuoitrethudo
Hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho học sinh THPT
Việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án 1665. Do đó tinh thần cần được hun đúc ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ảnh minh họa/internet
Theo ông Đỗ Mạnh Hùng - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Nova (Novaedu) - khi tham gia vào hành trình Khởi nghiệp, học sinh THPT sẽ có được Kỹ năng Toàn diện, để ngày càng hoàn thiện bản thân.
Có nhận thức về tương lai của bản thân, có " tinh thần của người khởi nghiệp". Từ đó bắt tay vào việc xây dựng ý tưởng và hình thành các dự án khởi nghiệp.
Trên tinh thần ấy, việc xây dựng các hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp cho học sinh THPT là điều cần thiết. Các hoạt động sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn cho học sinh.
Đào tạo nâng cao tư duy và tinh thần của người khởi nghiệp. Xây dựng môi trường là hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể nghiên cứu và sáng tạo khởi nghiệp.
Ông Đỗ Mạnh Hùng - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Nova (Novaedu).
Ông Đỗ Mạnh Hùng nhấn mạnh, các hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp cho học sinh THPT cần tập trung vào các nội dung như: Cung cấp kiến thức, kỹ năng về chủ đề khởi nghiệp; Đào tạo nâng cao tư duy và tinh thần khởi nghiệp; xây dựng môi trường là hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp.
Khuyến khích học sinh tham gia hoạt động của Đề án 1665, chuyên gia Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ: Cần xây dựng, cung cấp công cụ triển khai như bộ tài liệu chính thức về khởi nghiệp trong phạm vi do Bộ GD&ĐT phê duyệt...
Đồng thời phổ biến tuyên truyền trực tiếp cho học sinh THPT trong phạm vi toàn trường về Đề án 1665 và các câu chuyện thực tế xoay quanh chủ đề này. Chẳng hạn, có thể là các câu chuyện về tấm gương thành đạt trong nước, quốc tế, các bài học kinh tế cuộc sống....
Mặt khác, tổ chức các cuộc thi và thể hiện ý tưởng. Mỗi trường có thể phát động cuộc thi và khuyến khích mỗi tháng có 1 ý tưởng về giải pháp cho các vấn đề kinh tế - xã hội. Cố định phần thưởng từ phía nhà trường hàng tháng, tuyên dương khen thưởng cho các cá nhân, tập thể trong giờ chào cờ trước toàn trường.
Ngoài ra, xây dựng môi trường và đầu mối triển khai thông qua việc hình thành mỗi trường có 1 Câu lạc bộ khởi nghiệp, giao cho Đoàn trường phụ trách. Tổ chức hoạt động định kỳ hàng tuần trong câu lạc bộ để học sinh tự nguyện tham gia. Kết hợp tích hợp các hoạt động tự đào tạo kỹ năng, văn nghệ,.... tùy vào tình hình thực tế của từng trường.
Đặc biệt, hàng tháng cần tổ chức trải nghiệm thực tiễn, đưa học sinh đi tham quan trải nghiệm các trường Đại học, Cao đẳng, các Doanh nghiệp khác nhau.
Ông Bùi Tiến Dũng - Vụ Giáo dục Chính trị & Công tác HSSV.
Nhấn mạnh vai trò của Nhà trường đối với việc hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của học sinh THPT, ông Bùi Tiến Dũng - Vụ Giáo dục Chính trị & Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho rằng, các nhà trường cần tăng cường truyền thông về khởi nghiệp. Hình thành lý tưởng sống cho học sinh.
Đồng thời, thúc đẩy hoạt động câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, giáo dục STEM; hỗ trợ học sinh các khóa đào tạo về khởi nghiệp; Tạo điều kiện cho học sinh tham quan tại các doanh nghiệp; Hỗ trợ học sinh tham gia các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp.
Mục tiêu Đề án hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025:
- 100% các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp;
- 100% các đại học, học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Minh Phong
Theo GDTĐ
Cần sớm hoàn thiện các quy định để phát triển KHCN trong trường đại học Ngày 11/4, tiếp tục chuyến công tác phía Nam, đoan công tac do GS Tạ Ngọc Đôn - Vụ trưởng Vu Khoa hoc, Công nghê va Môi trương (KHCN&MT, Bô GD&ĐT) dẫn đầu đã làm việc với Trường ĐH Nông Lâm TPHCM và Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nhằm lấy ý kiến để hoàn thiện các dự thảo thúc đẩy sự phát triển...