TS Nguyễn Hồng Vũ: Cơ quan y tế quyền lực nhất thế giới chưa công nhận liệu pháp tế bào gốc chữa bệnh tự kỷ
Các kết quả nghiên cứu ban đầu về dùng tế bào gốc chữa bệnh tự kỷ vẫn còn đang được tranh cãi rất nhiều về hiệu quả thật sự mà nó có thể mang lại được cho bệnh nhân tự kỷ.
Gần đây, tôi nhận được nhiều câu hỏi về một số thông tin mô tả kết quả của một công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học danh tiếng “Stem cell translational medicine” về dùng tế bào gốc tự thân liều cao phối hợp can thiệp giáo dục cho trẻ bị tự kỷ.
Khỏi phải nói, những gia đình có trẻ tự kỷ quan tâm đến thông tin này như thế nào.
Các câu hỏi xoay quanh hai vấn đề chính:
1. Tế bào gốc có thực sự điều trị được bệnh tự kỷ hay không?
2. Người thân của trẻ tự kỷ có nên tự bỏ ra một số tiền lớn để theo điều trị theo phương pháp này cho con cháu của họ hay không?
Do đây là căn bệnh mà nguyên nhân và cơ chế gây bệnh vẫn còn chưa được làm sáng tỏ, còn nhiều điểm mờ chưa được nghiên cứu rõ ràng nên việc phát triển các phương pháp điều trị bệnh này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ hiện nay bao gồm dùng thuốc giúp giảm sự cáu kỉnh (irritability), liệu pháp hành vi (behavioral therapy), liệu pháp nghề nghiệp (occupational therapy) và liệu pháp ngôn ngữ (speech therapy).
Can thiệp sớm có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng tự kỷ, tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn bị ảnh hưởng. Do vậy, việc tìm kiếm các phương pháp mới và hiệu quả hơn cho căn bệnh này là điều cấp thiết.
Video đang HOT
Minh họa: Lilli Carré (The Nee York Times)
Trong những năm gần đây một trong những liệu pháp mới đang được nghiên cứu để điều trị căn bệnh này là liệu pháp sử dụng tế bào gốc. Liệu pháp này được phát triển dựa trên giả thuyết cho rằng các tế bào gốc có khả năng điều chỉnh hệ thống miễn dịch bị kích hoạt bất thường, từ đó cải thiện chức năng tế bào thần kinh. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu ban đầu vẫn còn đang được tranh cãi rất nhiều về hiệu quả thật sự mà nó có thể mang lại được cho bệnh nhân tự kỷ.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học đến hiện nay, xin đưa ra câu trả lời cho câu hỏi số 1.
Đó là: KHÔNG rõ ràng, CHƯA có bằng chứng vững chắc.
Đọc kỹ bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành nói trên, chúng ta sẽ thấy trong thí nghiệm lâm sàng này các nhà khoa học đã bỏ quên một điểm rất quan trọng trong nghiên cứu, đó là nhóm đối chứng.
Việc thiếu “nhóm đối chứng” (thường là nhóm sử dụng giả dược) trong nghiên cứu sẽ làm cho việc đánh giá kết quả khó chính xác được. Trong nghiên cứu này, việc thiếu nhóm đối chứng đã khiến không thể kết luận được rõ ràng sự tiến bộ của các bé trong quá trình điều trị là kết quả của cấy ghép tế bào gốc tủy xương hay của biện pháp giáo dục can thiệp!
Một sự việc tương tự từng xảy ra vào năm 2017, khi nhóm các nhà khoa học của TS Kurtzberg và Dawson ở Trung tâm nghiên cứu Y Học của Đại Học Duke (North Carolina, Hoa Kỳ) công bố kết quả nghiên cứu sử dụng tế bào gốc cuống rốn để điều trị trẻ bị bệnh tự kỷ. Công trình trên đăng trên tạp chí “Stem cell translational medicine”, đã nhận được sự chỉ trích và nghi ngờ của nhiều nhà khoa học về khả năng chữa bệnh tự kỷ của tế bào gốc trong nghiên cứu. Sai lầm của nhóm cũng là không thiết kế nhóm đối chứng.
Đến năm 2018, một nhóm nhà khoa học của TS Michael Carroll ở Viện nghiên cứu Y Học Sutter, California (Hoa Kỳ) đã có một thí nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc từ cuống rốn để điều trị bệnh tự kỷ.
Dự án này có nhóm đối chứng được thiết kế một cách khắt khe dựa trên việc phân nhóm ngẫu nhiên (randomized), người thực hiện thí nghiệm trực tiếp và bệnh nhân không biết mình thuộc nhóm nào (gọi là “mù” – blinded) thì cho kết quả là KHÔNG CÓ SỰ KHÁC NHAU ĐÁNG KỂ giữa nhóm điều trị bằng tế bào gốc và giả dược.
Điều này cho thấy rằng, trên khía cạnh khoa học thì việc sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh tự kỷ vẫn còn thiếu bằng chứng rõ ràng để chứng minh tính hiệu quả của phương pháp. Do vậy, hiện nay trên thế giới, không có tổ chức y tế chính phủ nào trên thế giới (như FDA của Mỹ) chấp nhận nó trở thành một phương pháp điều trị chính thống.
Vậy câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi số 2 “có nên tự bỏ ra một số tiền lớn để chạy theo điều trị theo phương pháp này cho con của họ hay không?”, thì người viết bài này cho rằng cho độc giả cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Bệnh rối loạn phổ tự kỷ (tiếng Anh là Autism Spectrum Disorder) hay được gọi tắt là bệnh tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh dẫn đến các triệu chứng bao gồm sự khiếm khuyết trong giao tiếp, ngôn ngữ cũng như sự tương tác xã hội và các hành vi kiểu như tự kích thích hoặc thiếu sự tập trung, kiên nhẫn. Bệnh này đang ảnh hưởng phần lớn các trẻ em trong giai đoạn phát triển đầu đời với tỉ lệ ở Mỹ là 1:68 (68 trẻ thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng).
Nguyên nhân của căn bệnh tự kỷ vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà khoa học. Tuy chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng dựa trên các kết quả nghiên cứu cho đến nay các nhà khoa học cho rằng căn bệnh này là do rối loạn không đồng nhất (heterogeneous disorder), bao gồm nhiều yếu tố nguy cơ như di truyền, tiếp xúc với môi trường không thuận lợi trước khi sinh hoặc sau khi sinh, và rối loạn điều hòa miễn dịch. Cấu trúc não và các kết nối thần kinh ở người mắc bệnh tự kỷ cũng có thể bất thường. Các phân tử tín hiệu tế bào (cytokine) liên quan đến phản ứng viêm (inflammation) cũng được cho thấy biểu hiện ở các tế bào thần kinh não ở người bệnh tự kỷ cao hơn bình thường.
Tài liệu tham khảo:
Dawson G, Sun JM, Davlantis KS, et al. Autologous Cord Blood Infusions Are Safe and Feasible in Young Children with Autism Spectrum Disorder: Results of a Single-Center Phase I Open-Label Trial. Stem Cells Transl Med. 2017;6(5):1332-1339.
Chez M, Lepage C, Parise C, Dang-Chu A, Hankins A, Carroll M. Safety and Observations from a Placebo-Controlled, Crossover Study to Assess Use of Autologous Umbilical Cord Blood Stem Cells to Improve Symptoms in Children with Autism. Stem Cells Transl Med. 2018;7(4):333-341.
Nguyen Thanh, L, Nguyen, HP, Ngo, MD, et al. Outcomes of bone marrow mononuclear cell transplantation combined with interventional education for autism spectrum disorder. Stem Cells Transl Med. 2020; 1- 13.
https://www.spectrumnews.org/features/deep-dive/false-hope-autism-stem-cell-underground/
Thử nghiệm sử dụng tế bào gốc chữa cho bệnh nhân Covid-19 thể nặng
Cụ thể, các tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ sẽ được nuôi cấy và tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân Covid-19.
Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào tháng 8/2020, Công ty Dược phẩm Rohto của Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có các triệu chứng nghiêm trọng.
Theo TTXVN, hãng dược phẩm có trụ sở tại thành phố Osaka này dự định sẽ kiểm tra hiệu quả của phương pháp điều trị trên cho đến cuối năm 2021 với mục tiêu đưa phương pháp này vào sử dụng trong thực tế vào năm 2022 hoặc sau đó.
Cụ thể, các tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ sẽ được nuôi cấy và tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân Covid-19. Rohto hy vọng phương pháp này sẽ giúp hạn chế phản ứng miễn dịch quá mức và tình trạng viêm nhiễm thường hay gặp phải ở các bệnh nhân nặng.
Trong một diễn biến khác liên quan dịch Covid-19, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng thành lập cơ quan ứng phó với dịch Covid-19 theo mô hình Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, trong bối cảnh công tác ứng phó với dịch bệnh này ở Nhật Bản thời gian qua tỏ ra thiếu hiệu quả do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan của chính phủ.
Theo tờ Nikkei Asia Review, LDP dự định sẽ đệ trình đề xuất thành lập cơ quan trên vào đầu tháng 7 tới.
Ngoài ra, Nhật Bản đã có một hệ thống siêu máy tính nhanh nhất thế giới và hiện hệ thống này đang được sử dụng để nghiên cứu sự lây lan và điều trị Covid-19.
Viện nghiên cứu Riken cho biết, hiện siêu máy tính Fugaku đang được sử dụng để nghiên cứu về dịch Covid-19, bao gồm việc chẩn đoán, trị liệu và mô phỏng sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, hệ thống này còn được sử dụng trong việc truy vết người nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản và Fugaku cũng đang nghiên cứu nhằm tìm ra các loại thuốc có khả năng chống lại dịch bệnh. Siêu máy tính này dự kiến sẽ được hoạt động hết công suất vào đầu năm tới.
Siêu máy tính Fugaku được xây dựng trên cấu trúc ARM thế hệ mới nhất, đây là lần đầu tiên một hệ thống siêu máy tính dùng chip ARM đứng đầu danh sách Top 500 trên toàn cầu.
Thực hiện thành công ca ghép tủy cho bệnh nhi 8 tuổi bị ung thư Chiều 14/9, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin vừa thực hiện thành công ca ghép tủy cho bệnh nhi 8 tuổi bị ung thư. Theo đó, bệnh nhi Trần Nguyễn Tú Q. (8 tuổi, trú tại ấp Tân Thành, Tân Hiệp, Kiên Giang) được chẩn đoán u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Sau khi đã được điều trị hóa chất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại thực phẩm rẻ tiền ăn thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết

Phòng bệnh dại khi thời tiết nắng nóng

70 bệnh nhân được phẫu thuật mắt miễn phí

Cập nhật chẩn đoán, điều trị các bệnh lý mạch máu não và đột quỵ

Hội chứng Eisenmenger và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lupus ban đỏ

Căn bệnh hiểm khiến bé gái 14 tuổi bỗng la hét, tự cắn lưỡi và bóp cổ mình

Có thể chữa khỏi COPD không?

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Hoại tử vô mạch dùng thuốc gì?

Bệnh giun rồng là gì?

Bệnh loạn sản sụn xương có cần chế độ ăn đặc biệt?
Có thể bạn quan tâm

Xác minh clip bé trai bán hàng rong bị người phụ nữ tát liên tục
Netizen
15:25:25 03/04/2025
Hot TikToker "đu trend" băng keo muộn, clip quá trình cực sốc, hút triệu view
Trào lưu quấn băng keo quanh người tạo thành những bộ cánh đẹp mắt, quyến rũ không còn xa lạ với dân tình. Mới đây, trend này lại một lần nữa viral trở lại bởi một nữ TikToker.
Cách Chu Thanh Huyền "chắn bão" drama: "Xả" content Quang Hải và cậu quý tử, không lộ mặt cũng dễ dàng lấy lại thiện cảm
Sao thể thao
15:21:04 03/04/2025
Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở
Thế giới
15:18:30 03/04/2025
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
15:05:21 03/04/2025
"Nữ quái" mua thịt với lệnh chuyển khoản giả để chiếm đoạt tiền
Pháp luật
15:00:27 03/04/2025
Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may
Nhạc quốc tế
14:57:44 03/04/2025
Điều tra vụ thi thể phân hủy trên sân thượng chung cư Khang Gia
Tin nổi bật
14:55:07 03/04/2025
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
Sao châu á
14:44:59 03/04/2025
Chỉ 1 câu nói, Á hậu Vbiz để lộ tình trạng hôn nhân với chồng Việt kiều giữa lúc gây hoang mang vì loạt động thái lạ
Sao việt
14:41:57 03/04/2025