TS Ngữ Văn Trịnh Thu Tuyết góp một cách nhìn về sách Tiếng Việt lớp 1 – bộ Cánh Diều
Hai vấn đề nóng nhất xung quanh cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 – bộ Cánh Diều, theo TS Trịnh Thu Tuyết, là cách thức tuyển chọn ngữ liệu và việc sử dụng ngôn từ trong các bài đọc.
Theo TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An – Hà Nội), những người quan tâm tới giáo dục không thể thờ ơ, hoặc tỏ ra ngạo mạn thờ ơ với bộ sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều đang “gây bão” trên mạng xã hội.
TS Tuyết cho hay, sau khi được người bạn gửi tặng trọn bô, bà đã đọc rất nhanh cuốn Tiếng Việt lớp 1, tập 1, tập 2, với tâm thế sẽ lý giải được thấu đáo căn nguyên cơn giận dữ chính đáng của dư luận. Sau đó, bà thấy hơi bất ngờ, vì về cơ bản, hai cuốn sách ấy lại thuyết phục được mình.
Cụ thể, TS Thu Tuyết đã “đọc” được triết lý giáo dục từ hai cuốn sách, thấy quan niệm “mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” đã không chỉ dừng lại là quan niệm mà hiện hữu trong từng thao tác, từng công đoạn, từng phần mục của mỗi bài. Nếu thầy trò tương tác tốt thì hai cuốn sách sẽ thực sự giúp phát triển những phẩm chất và năng lực phù hợp với lứa tuổi các em.
Dưới đây là những phân tích cụ thể của TS Trịnh Thu Tuyết về sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều tập 1 và 2:
Hai vấn đề nóng nhất xung quanh cuốn sách Tiếng Việt là cách thức tuyển chọn ngữ liệu và việc sử dụng ngôn từ trong các bài đọc.
Sau mỗi bài học về một âm, một vần, một thanh mới, sách lại cung cấp những mẩu chuyện nho nhỏ, từ Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích của các tác giả nước ngoài, hoặc những đoạn văn/thơ ngắn đề cập tới người, vật, đồ vật, con vật, sự việc… quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em.
Tôi nhận thấy với những ngữ liệu này, các tác giả sách giáo khoa đã khá công phu khi lựa chọn trích nguyên văn hay phỏng theo nguyên tác, luôn tuân thủ mấy nguyên tắc chính:
Thứ nhất, bài đọc phải đáp ứng yêu cầu cho trẻ được tiếp xúc, nhận biết và luyện nghe, nói, đọc, viết… các âm, các vần, các tiếng trong bài học.
Thứ hai, dung lượng và các đơn vị ngôn ngữ trong bài đọc phù hợp với tiết học và nhất là tầm đón nhận của học trò, phải soạn đúng với những yếu tố ngôn ngữ các em đã biết.
Thứ ba, bài đọc phải góp phần giúp hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò.
Nguyên tắc thứ nhất và thứ hai chính là lý do khiến nhiều truyện ngụ ngôn đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam và các tác giả nước ngoài như Lev Tolstoy, La Fontaine, Aesop… phải được soạn/kể lại, giản lược và phù hợp hơn, khiến câu chuyện nổi tiếng “Ve và kiến” trở thành “Ve và gà”; bài Tập đọc “Thỏ thua rùa” (trang 61, tập 1), câu chuyện quen thuộc đã phải thay từ “nhai” bằng “nhá”; hoặc rất nhiều bài Tập đọc khác chưa thể dùng các từ phủ định “không/ chẳng…” mà phải dùng từ “chả” – và sự lặp lại với tần suất khá cao của từ “chả” ít nhiều gây cảm giác khó chịu, bức xúc.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, 35 bài học đầu của tập 1, các em mới chỉ được nhận diện và ghi nhớ các tiếng có bộ phận vần là một âm chính như a,o, ô, ơ, e, ê, u, ư và các nguyên âm đôi như ia, ua, ưa…. Từ bài số 36 mới được học các tiếng có bộ phận vần gồm hai âm như am, ap, ăm, ăp, âm, âp… Vì thế, lời ngỏ ý của Ve với Gà: “Chị… cho ve tí gì nhé” từng thấy khá phản cảm, nhưng khi đọc lại trong hệ thống bài học thấy câu nói phải sử dụng một lượng hạn hẹp từ vựng cho phù hợp với tầm đón nhận của các em.
Nếu nhìn ở góc độ cốt truyện, cũng thấy: Nếu gạt bỏ sự liên tưởng tới thái độ ỡm ờ chỉ có ở thế giới người lớn, các em sẽ thấy lời ngỏ ý này thể hiện rất đúng tâm lý ngập ngừng xấu hổ của chú ve lười biếng khi đói quá, buộc phải mở lời xin ăn.
Nương theo hai nguyên tắc này, có bài đọc đã thể hiện rất đúng tình huống và năng lực giao tiếp của nhân vật, khi một em bé đang bập bẹ học nói, chỉ có thể diễn đạt ý: “Dì Kế giã giò” bằng hai tiếng “Dì… giò…” ( Bé kể, tr.35, tập 1), chi tiết “bi bô” này chắc chắn sẽ được các bé lớp 1 chia sẻ.
Như đã nói ở trên, từ “chả” phải mang đồng thời cả chức năng biểu đạt cho ý nghĩa phủ định cùng chức năng thay thế cho hàng loạt các từ phủ định mà các bé có thể nghe rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng lại chưa được nhận diện trong bài học; Tuy nhiên, từ này dù mang khá đậm sắc thái biểu cảm, nhưng không phải là phương ngữ khi xuất hiện trong Từ điển phổ thông và được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng.
Thậm chí có trường hợp như trong bài “Nụ hôn của mẹ” (trang 127, tập 1), từ “chả” đã thể hiện sắc thái biểu cảm rất phù hợp, khi một em bé sung sướng và nũng nịu đón nhận tình yêu thương trìu mến của mẹ, đang thiêm thiếp sốt, được mẹ hôn lên trán, bé thì thầm: “Mẹ à, con chả ốm nữa”!
Cũng ở lĩnh vực từ vựng, một số từ có thể gây hiệu ứng tiêu cực như “tợp, chén, cuỗm…”, hoặc những từ ít gặp như “khổ mỡ”…, theo tôi cũng nên cung cấp có mức độ cho học sinh. Thế giới phẳng khiến các cháu được/phải tiếp xúc với khá nhiều hiện tượng ngôn ngữ khác nhau, nếu không giúp học trò hiểu ngữ cảnh sử dụng phù hợp với mỗi hiện tượng ngôn ngữ, các em sẽ lúng túng trong giao tiếp thực tế.
Ví dụ trong bài đọc “Quạ và chó” ( trang 99, tập 1), từ “cuỗm” và “tợp” là hai từ mang sắc thái biểu cảm tiêu cực sẽ rất phù hợp với chó, một kẻ tham lam lừa đảo.
Việc tuyển chọn, sử dụng ngữ liệu cho các bài đọc cũng phải đảm bảo nguyên tắc thứ ba, đó là góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò. Đây cũng là vấn đề gây nhiều hiệu ứng trái chiều trong dư luận.
Có lẽ, không cần nhắc lại hiện tượng những bài đọc phải ngắt làm hai tiết cho phù hợp với yêu cầu tiết học và tâm sinh lý lứa tuổi học trò lớp 1. Chỉ nên đặt lại vấn đề: Các bài học phổ thông có nên đề cập tới những hiện tượng tiêu cực hay không?
Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện về hai con dê qua cầu với bài học: nếu không chịu nhường nhịn nhau, cả hai sẽ phải chịu hậu quả đáng tiếc; Hay câu chuyện về bộ lông của quạ và công với lời nhắc: nếu tham lam, nóng vội sẽ khó có được kết quả tốt đẹp; Hay bài thơ Mèo con đi học khiến qua tuổi đi học mà bao người lớn cũng vẫn phải mỉm cười vì sự ngộ nghĩnh trong bài học nhẹ nhàng về đức tính chăm chỉ, không được nói dối…!
Những bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 (vốn là những truyện ngụ ngôn có giá trị giáo dục sâu sắc về ứng xử, về cách sống, cách nghĩ…) nếu đề cập tới cái xấu như sự lười biếng, thói tráo trở, sự lừa lọc, khôn lỏi… đều đưa tới bài học giản dị và tích cực: Những người có thói hư, tật xấu sẽ gặp hậu quả thích đáng, những người cả tin cũng nhận được bài học về sự cảnh giác để tỉnh táo hơn trong cuộc sống…
Đó là trường hợp những bài đọc như “Ve và gà” ( trang 69, tập 1) dạy các em bài học chăm chỉ; “Sẻ và cò” (trang 79, tập 1) giúp các em hiểu một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng: không nên chê bai người khác chỉ vì sự khác biệt của họ so với mình.
“Lừa và ngựa” (trang 85, tập1), “Hai con ngựa” (trang 157, tập 1) chỉ ra hậu quả của thói ích kỉ; “Quạ và chó” (trang 99, tập 1), “Cua, cò và đàn cá” (trang 115, tập 1) nhắc các em phải biết phân biệt những lời yêu thương chân thành với những lời nịnh nọt hoặc dối trá; “Chuột út” ( trang 135, tập 1) dạy các em kỹ năng phân biệt người tốt xấu xung quanh mình…
Đặc biệt, với hàng loạt các đoạn thơ/văn ngắn được soạn hoặc tuyển chọn, học trò được tiếp xúc với cả một thế giới gần gũi, quen thuộc, thân thiết của gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em (Nụ hôn của mẹ, trang 127, tập 1; Về quê ăn Tết, tr 113, tập1; Chủ nhật, tr.109, tập1; Cả nhà thương nhau, tr138, tập 2; Em nhà mình là nhất, tr.139, tập 2…); của nhà trường với thầy cô, bạn bè ( Tiết tập viết, tr. 119, tập 1; Quyển vở của em, tr.122, tập 2; Thầy giáo, tr 92, tập 2…); của xã hội với bác lao công quét rác ( Xe rác, tr. 147, tập 1), với những phố nghề (Phố Lò Rèn, tr 111, tập 1); của thiên nhiên, môi trường (Bỏ nghề, tr.145, tập 1; Chuyện trong vườn, tr.103, tập 2; )…, bồi dưỡng thêm cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp, nhân ái, yêu thương…, học được cách ứng xử văn minh, tử tế trong cộng đồng.
Những bài đọc gắn với một thời xưa cũ của ông bà, cha mẹ đã được soạn lại với một hệ thống các câu hỏi, bài tập, bài luyện… theo hướng rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực… khá hiện đại như Quạ và công, tr.153, tập1, Ong và bướm, tr. 17, tập 2; Mời vào, tr.78, tập 2; Cô bé quàng khăn đỏ, tr.89, tập 2; Đi học, tr.95, tập 2; Mèo con đi học, Gửi lời chào lớp một, tr.161, tập 2…
Khó có thể phủ nhận những hiện tượng ngôn ngữ gây phản cảm, cần điều chỉnh, ví dụ bài Ngỗng, trang 136, tập 2, là bài đọc sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh, giới thiệu những đặc điểm của loài ngỗng, nhưng lại đưa vào cách diễn đạt của văn nói, trong câu kết:
“Bị mổ liên tiếp, kẻ trộm cũng phải “choáng váng” và “chạy mất dép”, các bạn nhỉ?” – trong đó, “chạy mất dép” là khẩu ngữ khá suồng sã, không phù hợp với văn bản học đường.
Do đó, đánh giá một cuốn sách cũng như nhìn nhận một con người, không nên chỉ xem vài bức ảnh.
GS Trần Đình Sử: HĐ thẩm định có phần nể nang, không kiên quyết yêu cầu sửa chữa SGK Tiếng Việt lớp 1
GS Trần Đình Sử khẳng định, những vấn đề dư luận nêu ra đối với SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều đã được Hội đồng thẩm định chỉ rõ nhưng chủ biên sách xin bảo lưu.
Trao đổi với PV vào sáng 13/10, GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 cho biết, hiện Hội đồng đang tiến hành làm việc để rà soát lại nội dung SGK Tiếng Việt 1 - bộ sách Cánh Diều theo đề nghị của Bộ GD&ĐT.
GS Sử cho hay, ông hiểu sự lo lắng của dư luận xã hội, các bậc phụ huynh có con đang học lớp 1 khi tiếp nhận những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong SGK mới.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, mọi người cần nhìn nhận một cách khách quan, góp ý, phản biện có trách nhiệm, không nên đưa những thông tin thiếu kiểm chứng, gây ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Đối với quá trình thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều cũng như 4 bộ SGK khác, GS Sử nhấn mạnh, Hội đồng thẩm định đã làm việc một cách rất nghiêm túc, cẩn trọng, khách quan, công tâm.
" Ở đây, không có chuyện Hội đồng không biết gì, không phát hiện các vấn đề được dư luận đặt ra. Chúng tôi khi thẩm định sách đều chỉ rõ các vấn đề và đề cập với tác giả.
Hội đồng luôn đưa ra hai mức, trong đó, mức cao nhất bắt buộc phải sửa, phải thay, đó là những nội dung không đúng quy định, không chuẩn đạo đức, có vấn đề về tri thức, tư tưởng chưa nổi bật...
Mức thứ hai khuyến nghị, tức là không bắt buộc khi văn bản, ngữ liệu không sai, nhưng chưa hay chưa tốt nên Hội đồng khuyến nghị tác giả sửa chữa, thay đổi cho hay hơn, tốt hơn", GS Sử nói.
Truyện hai con ngựa trong cuốn sách.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định khẳng định, cả 5 bộ sách, trong đó, có SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều không có gì sai và nếu có sai, các tác giả đều đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng.
Những vấn đề mà gần đây phụ huynh bức xúc như truyện "Hai con ngựa; Cua, cò và đàn cá..., GS Sử nêu, nội dung bài đọc không có gì sai, phản cảm hay dạy trẻ khôn lỏi như một số người nêu mà đều có tính giáo dục và chỉ cần giáo viên khi giảng nói, dạy thêm thì trẻ sẽ hiểu.
Tuy nhiên, khi chia làm hai phần người đọc chưa rõ ngay được tư tưởng, do đó, Hội đồng đã yêu cầu thay.
Đối với việc sử dụng văn bản, ngữ liệu như từ "nhá" thay cho từ "nhai" hay "chả" thay cho "chẳng", "không", viết tiếng quạ kêu là "quạ" chứ không phải "quà, quà" theo GS Sử, Hội đồng cũng đã yêu cầu sửa lại.
Tuy nhiên, do tác giả giải thích sử dụng từ "nhá" chứ không sử dụng từ "nhai" là vì đến thời điểm có bài tập đọc này, học sinh chưa học đến vần "ai", nên sử dụng từ "nhá".
Hay sử dụng từ "chả" thay cho các từ "không" hoặc "chẳng" vì đến giai đoạn này, học sinh chưa được học các vần "ông", "ăng", do đó, chủ biên sách xin bảo lưu.
Về từ "quạ", chủ biên sách viện cớ rằng các nhà văn Ma Văn Kháng, Nguyễn Phan Hách khi tả về quạ đều cho quạ kêu là "quà, quà" và đưa ra nhiều dẫn chứng, nên Hội đồng chấp nhận.
" Ở đây, Văn học không phải như Toán mà 1 1=2, mà mỗi người có cách hiểu khác nhau. Với những điểm không sai Hội đồng đã chỉ ra, khuyến cáo tác giả nhưng Hội đồng cũng có phần nể nang nên không kiên quyết yêu cầu thay thế, sửa chữa và điều này chính là làm hại sách.
Khuyết điểm của Hội đồng cũng chính là ở điểm này. Tuy vậy, với những khuyến cáo của Hội đồng chỉ ra mà tác giả không sửa chữa, thay thế thì trách nhiệm thuộc về tác giả", GS Sử nêu rõ.
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp vào chiều 12/10 nhấn mạnh, việc nhiều ý kiến góp ý về một cuốn SGK mới, được biên soạn theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu.
Ông nói, các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GDT&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học.
Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục.
Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.
Cần làm rõ 5 câu hỏi về sách Tiếng Việt 1 Sau một tháng được triển khai, sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều nhận phản hồi tiêu cực. Điều này đặt ra câu hỏi về việc biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa đối với cuốn sách này. Những nội dung ở sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều bị chỉ trích gồm việc sử dụng những từ ngữ khó hiểu,...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hamas tố Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn khi hoãn thả tù nhân Palestine
Thế giới
09:50:25 23/02/2025
Thần Tài gõ cửa: Con giáp nào "đếm tiền mỏi tay", sự nghiệp "lên hương" trong tuần mới?
Trắc nghiệm
09:41:44 23/02/2025
Tạm giữ hình sự lái xe ô tô đâm xe máy kéo dài 10km ở Vĩnh Phúc
Pháp luật
09:26:43 23/02/2025
Làn da của người lười bôi kem chống nắng
Làm đẹp
09:23:16 23/02/2025
Sao Hàn 23/2: Chồng Từ Hy Viên dừng sự nghiệp, Sunmi bị tố lừa đảo
Sao châu á
09:20:14 23/02/2025
Bị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con út
Góc tâm tình
09:10:07 23/02/2025
Chiếc áo khoác sang trọng, đa năng đáng sắm nhất mùa nắng là đây
Thời trang
09:09:22 23/02/2025
Thực phẩm hồi phục sức khỏe
Sức khỏe
08:35:03 23/02/2025
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp
Sao việt
08:19:46 23/02/2025
SOOBIN ngồi "ghế nóng" chương trình tìm kiếm nhóm nhạc mới
Tv show
08:17:28 23/02/2025