TS Lê Thẩm Dương, 1977 Vlog chia sẻ tại ‘Trường học hay Trường đời’
Hàng nghìn bạn trẻ đã hào hứng chào đón và tạo không khí sôi nổi trong chương trình Chào tân sinh viên 2020 và ra mắt sách “ Trường học hay Trường đời 2″ – cuốn sách có nội dung gắn với các vấn đề thời sự, cùng sự tham gia nhiều nhân vật “hot” như TS Lê Thẩm Dương, nhóm 1977 Vlog.
Báo Tiền Phong và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình Chào tân sinh viên 2020 và ra mắt đặc san “Trường học hay Trường đời 2″. Dự chương trình có anh Bùi Minh Tuấn – Phó Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; anh Nguyễn Hữu Ngọc – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.
Nhà báo Lê Xuân Sơn giao lưu với các bạn sinh viên trong chương trình. Ảnh: Dương Triều
Nhà báo Lê Xuân Sơn – Tổng biên tập báo Tiền Phong bày tỏ ấn tượng trước không khí sôi nổi chào đón chương trình của đông đảo sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nhà báo Lê Xuân Sơn cho biết, Chương trình Chào Tân Sinh viên là của báo Sinh viên Việt Nam trước đây và hiện nay báo Sinh viên Việt Nam theo đề án sắp xếp quy hoạch sáp nhập báo Tiền Phong. Chương trình tổ chức cùng với ra mắt cuốn đặc san “Trường học hay Trường đời 2″.
Ấn phẩm đặc san “Trường học hay trường đời 2″ là những chia sẻ, định hướng dành cho học sinh phổ thông và sinh viên để có hướng đi đúng đắn, phương pháp kĩ năng học tập, khởi nghiệp; tránh sự lạc lối, tốn thời gian mà không thành công trong học tập và cuộc sống.
Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vũ Ngọc Huyên phát biểu tại chương trình. Ảnh: Dương Triều
Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vũ Ngọc Huyên cho biết, năm học mới Học viện đón gần 5.000 tân sinh viên khóa K65; cảm ơn báo Tiền Phong quan tâm, đồng hành mang tới hoạt động hữu ích, khí thế đến sinh viên.
Nhân dịp này Học viện Nông nghiệp Việt Nam trao 18 suất học bổng cho tân sinh viên K65, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng.
Anh Bùi Minh Tuấn – Phó Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam và anh Nguyễn Hữu Ngọc – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn trao tặng học bổng cho sinh viên. Ảnh: Dương Triều
Chương trình đã nhiều phần giao lưu trẻ trung, chia sẻ nhiều thông tin hữu ích dành cho sinh viên. TS Lê Thẩm Dương – là một trong những tác giả của “Trường học hay Trường đời 2″ đã một giờ đồng hồ nói chuyện về chủ đề “Tinh thần khởi nghiệp” tới tân sinh viên.
TS Lê Thẩm Dương nêu rõ tinh thần “ dám nghĩ dám làm” là điều rất quan trọng; cần học tập không ngừng để có nền tảng kiến thức, cần biết tạo động lực cho bản thân; cần phải nỗ lực vượt ngưỡng – giới hạn bản thân… Đồng thời, ông khuyên các bạn sinh viên cần xác định, ưu tiên những việc quan trọng để đầu tư thực hiện; chọn việc đúng, rồi mới tiếp tục xác định về hiệu quả, năng suất; kĩ thuật khởi nghiệp.
TS. Lê Thẩm Dương truyền “lửa” cho các bạn sinh viên về tinh thần khởi nghiệp – tinh thần hành động dám nghĩ dám làm. Ảnh; Dương Triều
Nhiều vấn đề thời sự và nhân vật “hot”
Trong hành trình học tập của mỗi người, thời học sinh, sinh viên là tiếp thu kiến thức mới nhanh nhất. Do đó, mỗi người không chỉ học những kiến thức thầy cô giảng trên lớp mà cần soi rọi, chiêm nghiệm, thực hành ở nhiều góc độ trong cuộc sống; chứ không chờ học xong ra trường mới tìm hiểu và thích nghi.
Học tập là một hành trình suốt đời nhưng trong hành trình đó, thời học sinh, sinh viên, thanh niên là thời điểm để tăng tốc.
Đặc san “Trường học hay Trường đời 2″ là một ấn phẩm hỗ trợ các bạn đi nhanh và đi đúng hướng trên hành trình chinh phục kiến thức nghề nghiệp và cuộc sống với sự tư vấn, đồng hành của nhiều nhân vật uy tín trong các lĩnh vực: Hướng nghiệp, Khởi nghiệp, Kỹ năng nghề nghiệp…
Nhà báo Phùng Công Sưởng – Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong và nhà báo Nguyễn Huy Lộc – Ủy viên Ban Biên tập báo Tiền Phong tặng hoa chúc mừng nhóm tác giả sách. (Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh đứng thứ hai từ trái sang) Ảnh: Dương Triều
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Phụ trách biên soạn nội dung cho biết nội dung “Trường học hay Trường đời 2″ khác biệt nhiều so với cuốn số 1 vì nội dung gắn với các vấn đề thời sự (CMCN 4.0, COVID-19…) và có sự tham gia của nhiều nhân vật đang được học sinh, sinh viên yêu thích như TS Lê Thẩm Dương, 1977 Vlog…
Đặc biệt, nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới cũng xuất hiện trong cuốn đặc san với tư cách những người truyền cảm hứng cho giới trẻ: Bill Gates, Jack Ma, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg, Larry Page, Elon Musk…
TS. Lê Thẩm Dương kí tặng sách các bạn sinh viên. Ảnh: Dương Triều
“Trường học hay Trường đời 2″ gồm 4 phần với nhiều nội dung: Hướng nghiệp chuẩn 4.0; Kỹ năng nghề nghiệp và tình thần khởi nghiệp; Những điều trường học không dạy bạn; Bài học từ những người giàu nhất thế giới; Lúc 20 tuổi tôi đã nghĩ…, 20 năm sau tôi thấy mình đã sai!
Tham gia cuốn sách với tư cách tác giả và khách mời có nhiều nhân vật uy tín: NGƯT-TS. Nguyễn Hữu Độ (Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo); TS Lê Thẩm Dương (diễn giả hàng đầu Việt Nam, tác giả sách best-seller); Nhóm 1977 Vlog; Ông Vũ Tú Thành (Phó Chủ tịch hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN khu vực Đông Nam Á); bà Mai Trang Thanh (Chủ tịch tập đoàn đa quốc gia Honeywell khu vực Đông Dương); Thạc sĩ Vũ Tuấn Anh (Chuyên gia nghề nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo); Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh (Chuyên gia chấp bút cho người nổi tiếng)…
Sách được khuyên đọc bởi 3 thương hiệu uy tín: Báo Tiền Phong, chuyên trang Sinh Viên Việt Nam và chuyên trang Hoa Học Trò.
Đặc san khổ 13×20 cm, gồm bìa cứng, bìa áo và hơn 250 trang ruột, được phát hành vào đầu tháng 10/2020 trên toàn quốc tại hệ thống các nhà sách FAHASA, Nhà sách Phương Nam, Tiki… Giá bìa: 150.000 đồng.
Quảng Bình: Trường học vùng rốn lũ dọn vệ sinh để sớm đón học sinh trở lại
Sau khi lũ rút, thầy, cô giáo tại "rốn lũ" Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) và các anh bộ đội, đoàn viên thanh niên tất bật lau dọn bùn đất, dọn dẹp vệ sinh môi trường để sớm đón học sinh trở lại.
Tập trung lau dọn trường lớp để đón học sinh trở lại lớp.
Nhằm khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ cũng như sớm đưa học sinh trở lại trường, ngay sau khi lũ rút, các trường học tại "rốn lũ" Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã tập trung nhân lực, đồng thời nhờ sự giúp đỡ của các lực lượng bộ đội, đoàn viên thanh niên để lau dọn trường lớp.
Các trường học tại Tân Hóa chủ động dọn vệ sinh sau khi lũ rút.
Với phương châm, nước rút đến đâu vệ sinh đến đó, trong 2 ngày qua, các trường đã tiến hành lau dọn bàn ghế, phòng học, sắp xếp lại trang thiết bị, đồ dùng và đẩy các lớp bùn ra ngoài.
Theo chia sẻ của các trường học tại Tân Hóa, trước khi nước lũ dâng, các thầy, cô đã chủ động đưa toàn bộ sổ sách, giáo án và các dụng cụ học tập dễ bị ướt, hư hỏng lên cao nên không có thiệt hại đáng kể nào về tài sản. Tuy nhiên, bùn đất đã bám chặt từng ngõ ngách khuôn viên, tường nhà, bàn ghế... nên việc dọn dẹp rất vất vả, khó khăn.
Bàn ghế phủ đầy bùn nên lau rửa hết sức khó khăn.
Thầy Hoàng Ngọc Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hóa cho biết, trong trận lũ vừa qua, ngôi trường đã bị ngập sâu 2m. Khi nước rút, trường bị phủ bùn non, rác rưởi bị trôi dạt ùn ứ về.
Khi nước lũ bắt đầu rút, nhà trường phải huy động tổng lực giáo viên, dọn dẹp. Do toàn bộ bàn, ghế bị ngập sâu hơn 2m nên dính đầy bùn, chùi rửa rất vất vả. Nhiều thầy cô giáo nhà cửa bị ngập lũ còn chưa thể dọn dẹp nhưng với tinh thần sớm đón học sinh nên đã đến trường làm vệ sinh trước.
Các cô giáo Trường Mầm non Tân Hóa khẩn trương dọn bùn đất.
Cũng theo thầy Anh, Trường THCS Tân Hóa hiện có 238 học sinh, nhưng có 80 em ở thôn 5 của xã này vẫn đang bị mắc kẹt do nước ngầm tràn vẫn còn cao, chưa thể qua lại. Nếu trời không mưa, nước không còn dâng thì học sinh toàn trường mới có thể trở lại học cho kịp chương trình đào tạo. Tuy nhiên hiện nay dự báo sẽ có mưa lớn nên sợ rằng việc học tiếp tục phải tạm hoãn.
Không chỉ Trường THCS Tân Hóa, trong ngày 12/10, giáo viên Trường Mầm non Tân Hóa cùng với sự giúp đỡ của lực lượng đoàn viên, bộ đội cũng đang tất bật, tập trung lau dọn trường chính và các điểm trường lẻ.
Lực lượng bộ đội hỗ trợ các trường dọn vệ sinh, lau chùi bàn ghế.
Ngôi trường này có 4 điểm trường đều nằm ở vùng trũng. Nước lũ dâng lên, 1 số điểm trường ngập tới 3m, chỉ còn trơ lại nóc. Khi nước rút, toàn bộ khuôn viên, lớp học đều dính đầy bùn đất, rác phủ vây tứ phía trường học. Bên trong các lớp học, bàn ghế trôi nằm chỏng chơ, nhiều thiết bị dạy học, giáo án, sách vở ướt sạch.
"Khổ nhất là các sân chơi thiếu nhi ngoài trời của nhà trường, tất cả đều dính đầy bùn, các cô phải cõng từng xô nước vào rửa. Cũng may có sự giúp đỡ của bộ đội và các bạn thanh niên nếu không chỉ các cô giáo nhà trường thì không biết dọn bao giờ mới xong.
Đến nay việc vệ sinh trường lớp cũng đã cơ bản hoàn thành, chúng tôi cũng đã tiến hành khử trùng lớp học. Hy vọng trời sẽ giảm mưa để công tác giảng dạy có thể sớm ổn định trở lại", cô Đinh Thi Thương Hoành, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tân Hóa chia sẻ.
Các đoàn viên thanh niên cũng được huy động để hỗ trợ giáo viên các trường ở Tân Hóa.
Đến thời điểm hiện tại, vùng "rốn lũ" Tân Hóa nói riêng và nhiều trường học tại huyện Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn đã hết ngập, nhiều trường đã đón học sinh trở lại lớp trong sáng 11/10.
Trong khi đó, tại 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, là địa phương có nhiều trường học đang bị ngập nước nhiều nhất tỉnh Quảng Bình. Dù mưa đã ngưng, nước đã rút nhưng một số xã vẫn bị ngập nhẹ nên học sinh cũng chưa thể trở lại lớp.
Tại huyện Quảng Ninh, nhiều trường vẫn còn bị ngập nước.
Một số trường nước đã rút thì thầy cô, phụ huynh và các cơ quan chức năng đã khẩn trương tổ chức dọn dẹp vệ sinh, sớm đón học sinh trở lại. Ở những địa bàn ngập lụt nhẹ hoặc đường đi ít bị chia cắt, giáo viên và phụ huynh học sinh cùng các đoàn viên thanh niên tiến hành dọn dẹp các tuyến đường, lau rửa bàn ghế.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Bình, hiệu trưởng các trường đã được giao quyền chủ động việc cho nghỉ hoặc dạy học trở lại song quan trọng nhất là phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về trường lớp, đường đi học cho học sinh mới tổ chức dạy học sau mưa lũ. Thống kê của Sở GD&ĐT, tính đến 17h ngày 12/10, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 122 trường với hơn 62.000 học sinh đang phải nghỉ học do ảnh hưởng của lũ lụt.
Mở đường đưa di sản Thăng Long - Hà Nội vào trường học Hà Nội có rất nhiều cụm di sản được UNESCO vinh danh. Nơi đây cũng có nhiều di sản được Bộ VH,TT&DL công nhận cấp quốc gia. Tuy nhiên, số lượng học sinh Thủ đô biết tới các địa danh này còn rất hạn chế và hành trình đưa di sản Hà Nội đến gần hơn với thế hệ trẻ còn nhiều gian...