TS Lê Hồng Sơn: Nên đóng cửa hay bán trường chuyên?

Theo dõi VGT trên

Người ta còn chạy chọt làm đẹp học bạ cho con ngay từ khi học tiểu học; khi tuyển vào trường chuyên, yếu tố tiêu cực không phải là hiếm.

Đó là quan điểm của TS Lê Hồng Sơn – nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp trước đề xuất đóng cửa hoặc bán trường Amsterdam Hà Nội.

Để rộng đường dư luận, báo Đất Việt xin đăng tải bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

TS Lê Hồng Sơn: Nên đóng cửa hay bán trường chuyên? - Hình 1

Trường Amsterdam là một trong 19 trường tăng học phí năm học cao hơn 400.000 đồng so với năm học 2019-2020.

Sau khi được biết ý kiến của TS Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam và một số ý kiến khác về những bất cập, hạn chế của hệ thống trường chuyên ở Việt Nam hiện nay, bản thân tôi cũng giật mình, suy ngẫm khá nhiều điều về vấn đề này.

Quả thật, tôi là dân trường chuyên. Trong gia đình tôi có hai người là học sinh trường chuyên là tôi và cậu em ruột của tôi. Vì thế mà chúng tôi đã có một tình cảm khá sâu đậm với trường chuyên, đó là niềm tự hào và là một dấu ấn rất đặc biệt của thời học sinh cấp 3 của chúng tôi.

Cá nhân tôi cũng đã nhận thấy trong một số năm gần đây những biến tướng, tiêu cực xuất hiện khá phổ biến trong hệ thống các trường chuyên trên toàn quốc. Đấy là một thực tế khó phủ nhận. Những tiêu cực, biến tướng, lạm dụng ít hay nhiều đều tồn tại ở hệ thống trường chuyên của các tỉnh. Không chỉ ở trường chuyên Amsterdam Hà Nội như vài ý kiến đã nêu. Có thể nói trường chuyên ngày xưa khi chúng tôi còn theo học với trường chuyên bây giờ có khá nhiều điểm khác nhau khá cơ bản.

Nhìn nhận đ.ánh giá thế nào về vai trò của trường chuyên phải có cái nhìn khách quan, toàn diện chứ không thể đơn thuần phủ nhận, xổ toẹt những cống hiến, đóng góp của trường chuyên cho hệ thống giáo dục – đào tạo, vườn ươm cho những người có năng khiếu, có tố chất vượt trội của t.uổi học trò trong thời kỳ trước đây, và đặc biệt là cơ chế và giải pháp nào cho hệ thống trường chuyên hiện nay? Tôi muốn góp tiếng nói của mình trong dòng các quan điểm đ.ánh giá và cũng mong muốn đưa ra giải pháp về trường chuyên hiện nay với tư cách là một cựu học sinh trường chuyên.

Thứ nhất, mô hình trường chuyên hiện nay chỉ là một trong khá nhiều vấn đề cần phải xem xét lại trong ngành giáo dục – đào tạo của Việt Nam. Nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện trong hệ thống giáo dục – đào tạo của Việt Nam hiện nay, lâu nay dư luận đã đặt vấn đề, nêu lên khá nhiều những bất cập, thậm chí nhiều tiêu cực, hạn chế. Vậy bàn mãi, nói mãi tới giờ mà vẫn chưa có được giải pháp căn cơ, giải quyết tận gốc rễ của vấn đề.

Thậm chí có một số vấn đề khá cơ bản được coi như những căn bệnh mãn tính, khó khắc phục. Chỉ cần nói đến thế thì mọi người sẽ nhớ đến hàng loạt những ý kiến nêu ra những bất cập, hạn chế, thậm chí yếu kém, tiêu cực trong hệ thống giáo dục – đào tạo của Việt Nam trong một số năm gần đây.

Theo nhìn nhận và đ.ánh giá của tôi cũng như của nhiều người mà tôi biết, đáng tiếc là hàng loạt vấn đề nêu trên dù được nói đến từ rất lâu rồi, nhưng những biện pháp để khắc phục, hạn chế, để giải quyết những bất cập, thiếu sót chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thậm chí có những hạn chế, thiếu sót ngày càng trầm trọng hơn đặc biệt là tiêu cực, tham nhũng vặt trong hệ thống giáo dục – đào tạo ở nước ta.

Tôi có cảm giác như nó là cả hệ thống có sự cấu kết, liên hệ khá chặt chẽ, buộc những người trong cuộc bị lôi kéo ngay vào trong cơ chế tiêu cực đó. Nếu không sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Vấn đề này tôi không cần phải nói nhiều, các phụ huynh, học sinh đều đã hiểu và thấm cơ chế tiêu cực, cơ chế tham nhũng vặt trong hệ thống giáo dục đào tạo. Đặc biệt có một vấn đề lớn đó là chuẩn đầu vào và chất lượng đầu ra của các nhánh trong hệ thống giáo dục, đào tạo hiện cũng là vấn đề lớn, gây nhức nhối, bất bình trong xã hội.

Chuẩn đầu vào đang bị nhiều tác động tiêu cực và nhiều sức ép làm cho chuẩn này ngày càng bị hạ thấp. Nhiều trường hợp trúng tuyển vào để được đào tạo có tiêu chuẩn thấp đến đáng quan ngại. Đặc biệt, chất lượng đầu ra theo nhìn nhận của tôi và của nhiều người, ngày càng bị hạ thấp ở một số nơi, một số trường.

Những tiêu cực, hạn chế, thiếu sót này từ đâu ra, phải nói thẳng là có nguyên nhân từ cả hệ thống, từ tất cả các yếu tố, các nhân tố tham gia vào đây, bao gồm từ nhận thức của xã hội, của các nhà quản lý, của người học, gia đình người học, nhà trường và cả giáo viên “những kỹ sư tâm hồn” trong hệ thống đào tạo này. Một số người coi nhà trường, nơi đào tạo như bát cơm, manh áo để tồn tại, kiếm sống. Đặc biệt chuẩn đầu ra hiện nay còn gần như đã vào được là không khó khăn lắm cũng ra được và cũng có tấm bằng như ai. Mặc dù tiêu chuẩn chất lượng của một bộ phận không nhỏ những người đang sở hữu những tấm bằng đó đang bị hạ thấp một cách đáng sợ, đáng lo lắng.

Video đang HOT

Vấn đề kiểm định, đ.ánh giá chất lượng đầu ra của các hệ thống giáo dục – đào tạo cũng đang là một nỗi băn khoăn, day dứt lớn của cả xã hội mà từ khá lâu rồi chúng ta chưa nâng cao được, chưa khắc phục được. Ở góc độ tổng thể, tôi thấy, một trong những nguyên nhân rất cơ bản là chúng ta lúng túng trong việc xác định cơ chế chuyển đổi từ tập trung – bao cấp trước đây sang cơ chế thị trường định hướng XHCN trong hệ thống giáo dục – đào tạo. Rất rõ ràng là sau bao nhiêu năm trăn trở tìm các giải pháp, thì hiện nay vấn đề chất lượng và cơ chế đào tạo trong hệ thống giáo dục- đào tạo vẫn là một nút thắt chưa giải quyết được một cách thấu đáo, triệt để theo chủ trương, mong muốn của những người lãnh đạo cũng như mong muốn của cả xã hội.

Theo tôi, chủ trương và quan điểm đã khá rõ nhưng giải pháp thì vẫn lúng túng như “gà mắc tóc”. Trong hệ thống giáo dục- đào tạo của nước ta cũng phải thừa nhận rằng có một số điểm sáng, điểm tích cực nhưng những điểm sáng, điểm tích cực đó còn khá hạn chế, khá cá biệt. Trong tổng thể đó, thì hệ thống trường chuyên của Việt Nam tồn tại từ mấy mươi năm nay, cũng phải được đặt ra để thảo luận, phân tích, đ.ánh giá kỹ lưỡng một cách thật khách quan, toàn diện để đề ra giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay là vấn đề rất đáng quan tâm. Cá nhân tôi rất hoan nghênh ý kiến của TS Nguyễn Đức Thành và GS.TS Phạm Tất Dong cũng như một số ý kiến khác.

Thứ hai, thật khách quan và trung thực mà nói, thì đã có thời kỳ hệ thống trường chuyên, đặc biệt là hệ thống trường chuyên tại các tỉnh phía Bắc trong thời kỳ xây dựng miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chủ trương xây dựng và duy trì hệ thống trường chuyên trong những năm đó là hoàn toàn đúng đắn, giữ vai trò rất tích cực trong phát hiện, đào tạo những học sinh có “năng khiếu”, có tố chất vượt trội cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cả xã hội đều ghi nhận và thừa nhận vai trò của hệ thống trường chuyên trong thời kỳ này.

Nhìn rộng ra, cũng giống như việc Đảng và Nhà nước xây dựng hệ thống trường để nuôi dạy và giáo dục con em cán bộ miền Nam trên đất Bắc, việc xây dựng các trường mang tên Nguyễn Văn Trỗi ở trên một số tỉnh miền Bắc cũng như gửi sang một số nước bạn để nuôi dạy, giáo dục đào tạo con em cán bộ miền Nam và một số những trường chuyên chuyên biệt khác nhằm đào tạo một lực lượng kế cận phục vụ cho sự nghiệp xây dựng miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một thành công đáng ghi nhận.

Có thể nói, nhờ có hệ thống này mà nhà nước ta đã nuôi dạy, đào tạo được một lực lượng không nhỏ cán bộ tương lai phục vụ cho sự nghiệp chung. Riêng trong hệ thống trường chuyên, ngay trong trường chuyên của tỉnh tôi mà tôi là một học sinh, một thực tế rất đáng ghi nhận, là học sinh của các trường cấp 2, cấp 3 khi được tuyển chọn đều là những học sinh có năng khiếu, có tố chất vượt trội để tham gia thi học sinh giỏi ở huyện, tỉnh và toàn miền Bắc. Đây là cơ chế được thực hiện một cách rất tự nhiên và khách quan,trung thực nhằm lựa chọn những học sinh có năng khiếu, có tố chất vượt trội để tham gia vào các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi. Đặc biệt là lựa chọn học sinh giỏi của tỉnh và của toàn miền Bắc trong thời kỳ đó.

Theo nhìn nhận của cá nhân tôi, thời kỳ này không có những yếu tố tiêu cực, những tác động vì lợi ích cá nhân trong việc tuyển chọn, lựa chọn những học sinh có năng khiếu, có tố chất vượt trội vào hệ thống trường chuyên hay đi thi học sinh giỏi. Những yếu tố “nhân tạo”, những tác động tiêu cực vì lợi ích cá nhân thì hầu như cả xã hội lúc đó không quan tâm đến và cũng không thực hiện trên thực tế.

Chúng tôi tham gia thi học sinh giỏi và được lựa chọn, triệu tập học vào các trường chuyên một cách hết sức tự nhiên từ chất lượng của từng học sinh một. Tôi nhớ khi đó, đi thi học sinh giỏi huyện hay học sinh giỏi tỉnh, thậm chí thi học sinh giỏi toàn miền Bắc, việc học thêm, luyện thêm cũng rất hạn chế. Thầy giáo bộ môn chỉ gọi các học sinh trong đội tuyển đến nhà để bồi dưỡng một số buổi. Thầy không hề lấy một đồng xu nào của người học. Thậm chí gia đình thầy còn luộc những rổ khoai, sắn cho học sinh ăn cho đỡ đói khi cùng thầy luyện thi.

Chỉ đến khi tham gia vào đội tuyển của tỉnh để thi học sinh giỏi toàn miền Bắc (toàn quốc bây giờ) thì chúng tôi mới được tỉnh tập trung để luyện thi trong một thời gian khá ngắn. Việc lựa chọn người tham gia vào đội tuyển thi học sinh giỏi ở cấp độ cao nhất ấy cũng rất vô tư, khách quan, rất tự nhiên theo tố chất thật sự của từng học sinh. Đấy là những kỷ niệm rất đẹp, rất trong sáng của chúng tôi khi tham gia vào đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp của thời kỳ đó.

Xin khẳng định lại là cơ chế tuyển chọn, luyện thi của các học sinh trong đội tuyển của nhà trường, của huyện, của tỉnh đều rất trong sáng, rất tự nhiên, rất trung thực, rất vô tư kể cả thầy lẫn trò.

Những năm gần đây thì tình hình lại khác rồi. Hiện tượng người ta chạy chọt, lo cho con để được tham gia thi học sinh giỏi, người ta chạy chọt, lo cho con đoạt giải là một thực tế không thể phủ nhận. Thậm chí người ta còn chạy chọt lo cho con làm đẹp học bạ ngay từ khi học tiểu học, khi được tuyển vào trường chuyên thì yếu tố “nhân tạo”, yếu tố tiêu cực cũng không phải là hiện tượng cá biệt. Tôi được biết, con em một số nhân vật có quyền, một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, người ta quan tâm để bằng mọi cách được tuyển chọn vào trường chuyên. Hậu quả là, ngay trong trường chuyên, vẫn tồn tại những học sinh có tố chất bình thường, không có năng lực vượt trội gì cả.

Thậm chí, dư luận còn nói nhiều đến việc, người ta đã đặt giá cụ thể cho các trường hợp vào trường chuyên A, chuyên B, chuyên C, kể cả lớp chọn 1, chọn 2, hay chọn 3 thì có giá như thế nào? Giá cả được công khai ở mức độ nhất định, phần lớn xã hội đều biết, phần lớn phụ huynh đều biết và những ai muốn được tham gia vào cơ chế đó thì chỉ cần bỏ t.iền ra, chỉ cần sử dụng một số mối quan hệ đặc biệt sẽ được đáp ứng. Nói không quá và cũng không ngoa rằng cơ chế tuyển chọn trường chuyên với khá nhiều trường hợp cũng giống như món hàng mua bán ở chợ, bị thị trường hóa.

Tôi biết khá nhiều trường hợp cụ thể như thế này. Với tư cách là cựu học sinh trường chuyên cấp tỉnh thời kỳ trước đây, tôi khá băn khoăn và cũng khá buồn. Xã hội thì người ta nói hiện tượng này như một chuyện hài và một thực tế đương nhiên phải chấp nhận theo cơ chế thị trường khi muốn đưa con em vào trường chuyên.

Thứ ba, những ý kiến phản ánh của cả TS Nguyễn Đức Thành và GS.TS Phạm Tất Dong khá thuyết phục, theo tôi nguyên nhân chính là ở chỗ tình hình, điều kiện đã có những thay đổi cơ bản, cần xem lại mô hình này. Sự thay đổi của cơ chế đã được đọc vị, nhưng đây là một quá trình, một thời đoạn mang tính lịch sử để chuyển đổi từ cơ chế “xã hội chủ nghĩa bao cấp” sang “cơ chế thị trường định hướng XHCN”. Cần một thời gian khá dài để thay đổi trong phạm vi tổng thể và toàn diện của cả xã hội, trong đó lĩnh vực giáo dục – đào tạo và đặc biệt cơ chế với trường chuyên.

Trường chuyên thời chúng tôi còn theo học khác với trường chuyên bây giờ khi mà bị cơ chế thị trường, những tác động tiêu cực mang tính “nhân tạo” chi phối khá nhiều. Sự thay đổi này không phải một chốc, một lát mà là cả một quãng thời gian dai dẳng. Học sinh vào được trường chuyên như những năm 70, 80 của thế kỷ trước được tuyển chọn theo những tiêu chuẩn, yếu tố hình thành tố chất, năng lực tự nhiên. Việc tuyển chọn học sinh giỏi vào đội tuyển các kỳ thi học sinh giỏi các cấp cũng được các trường chuyên thực hiện một cách rất tự nhiên, trung thực, trong sáng.

Như tôi đã nói, thời chúng tôi còn theo học là một cơ chế hoàn toàn tự nhiên, rất đẹp đẽ, rất đáng tự hào đối với các học sinh trường chuyên. Còn bây giờ thì sao? Các ý kiến mà công luận đã phản ánh cho ta thấy một sự thay đổi khá cơ bản so với trước. Tích cực vẫn còn, trong sáng, tự nhiên vẫn còn nhưng việc chăm lo một cách “nhân tạo” cho học sinh có học bạ đẹp ngay từ cấp tiểu học, ngay trong quá trình học, ngay trong quá trình tham gia thi tuyển là một thực tế.

Như đã nói, việc xác lập những tiêu chí, tiêu chuẩn về thành tích học tập cũng như năng lực vượt trội của học sinh đã được chăm lo ngay từ trước khi vào trường chuyên và kể cả ngay trong thời gian học tại trường chuyên. Cơ chế gửi gắm, cơ chế ưu tiên đặc biệt cũng làm thay đổi bản chất của học sinh được lựa chọn vào trường chuyên. Cơ chế bao cấp vẫn tồn tại, nhưng bên cạnh đó những trường chuyên đã biết sử dụng các cơ chế riêng, đặt ra học phí cao làm cho những học sinh có tố chất thực sự, nhiều trường hợp dù muốn cũng không thể theo học một cách thuận lợi.

Cá biệt một số nơi, trường chuyên trở thành địa chỉ của con em gia đình giàu có, có điều kiện kinh tế, có quyền lực trong giới lãnh đạo của địa phương. Những trường hợp có tư chất thực sự, có nhân tố vượt trội thực sự chỉ còn là một bộ phận đan xen trong đó.

Nói như vậy để thấy rằng cơ chế và điều kiện đã thay đổi một cách cơ bản, từ cơ chế tập trung bao cấp phục vụ duy nhất một mục tiêu đó là: phục vụ Nhà nước và xã hội đơn thuần trước đây chuyển sang cơ chế thị trường có sự tác động kể cả tích cực lẫn tiêu cực từ khá nhiều lực lượng khác, thế lực khác trong xã hội vào hệ thống trường chuyên.

Như có ý kiến đã nói, mục tiêu, động lực học trường chuyên cũng khác xa ngày xưa. Phân tích ở trên cũng thấy, tình hình đã thay đổi một cách cơ bản về cơ chế, về phương thức quản lý cũng như động cơ, mục đích học trường chuyên của học sinh. Vậy, tại sao chúng ta vẫn duy trì cơ chế tồn tại từ mấy chục năm nay? Rõ ràng, cơ chế này không còn phù hợp và như có người đã nói là cơ chế này đã lạc hậu so với điều kiện mới.

Thứ tư, như trên đã nói, mục đích của trường chuyên, cơ chế quản lý, sự tác động của nhà nước theo cơ chế bao cấp đối với trường chuyên, động cơ và mục đích học trường chuyên của học sinh và gia đình học sinh theo học trường chuyên đã có những thay đổi cơ bản. Những mục đích ban đầu của trường chuyên hình thành từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước hiện không còn thích hợp, không còn có giá trị thực tế nữa. Thực chất, trường chuyên không còn là địa điểm chỉ được sử dụng để đào tạo những “nhân tài”, những học sinh có tố chất vượt trội, có năng lực đặc biệt nữa, mà đã bị khá nhiều các yếu tố khách quan, chủ quan chi phối vào đây. Không ít trường hợp lớp chuyên, trường chuyên chỉ còn là một tập hợp những tập thể học sinh có tố chất, năng lực khác nhau thậm chí có khi là “thượng vàng, hạ cám”.

Còn mục đích để bằng các thủ đoạn khác nhau được tuyển chọn theo học các trường chuyên đã khác trước khá nhiều. Nhiều học sinh được gia đình tạo điều kiện cho vào đây chỉ với mục đích duy nhất là hướng tới đi du học nước ngoài và sau đó, có mục đích rõ ràng là định cư, làm việc ở nước ngoài chứ không đơn thuần là phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân như mấy mươi năm trước đây.

Cá biệt có nhiều lớp 11, lớp 12 của trường chuyên, số học sinh theo học đã bị vãn đi, đã thiếu vắng khá nhiều do các học sinh đã được gia đình tạo điều kiện, đưa đi đào tạo tiếp ở các nước mà một trong những tiêu chuẩn để được lựa chọn, được chấp thuận đi đào tạo ở nước ngoài đó là “học sinh trường chuyên” có danh tiếng nào đó.

Tôi không phản đối và không có ý bài bác khi học sinh và gia đình học sinh có những mục đích như đã nói ở trên. Tuy nhiên, vấn đề là trước thực tế đó, Nhà nước cần phải suy nghĩ cơ chế quản lý và cơ chế ưu tiên, ưu đãi cho các trường chuyên nên như thế nào cho phù hợp? Trường chuyên không còn là những điển hình nhằm mục đích đào tạo nhân tài, đào tạo người có năng lực thực sự, có tố chất vượt trội một cách tự nhiên như thời kỳ đầu. Trên thực tế mấy năm gần đây, việc tuyển chọn học sinh vào trường chuyên đã bị nhiều cơ chế tiêu cực tác động. Những học sinh có tố chất vượt trội, có năng khiếu thực sự cũng không hề dễ có thể vào được trường chuyên do cơ chế tiêu cực đan xen, lấn át.

Bộ mặt của giáo dục tại các địa phương đối với một số trường chuyên đang bị nhạt nhòa, mất giá trị thực tế. Ý kiến cho rằng mục đích này của trường chuyên trở lên phù phiếm, học sinh có năng lực vượt trội, đặc biệt khó vào trong khi những học sinh trí tuệ bình thường, không có gì đặc biệt, vượt trội lại có thể lọt được vào học tại trường chuyên cũng là một thực tế. Ý kiến này rất xác đáng, rất đáng ghi nhận và suy ngẫm.

Tôi rất đồng tình với ý kiến rằng trong tình hình mới phải có cơ chế quản lý mới, chính sách tài chính mới cho các trường chuyên. Cơ chế đầu tiên mà tôi nghĩ tới là phải có lộ trình thích hợp bỏ cho được cơ chế bao cấp một cách vượt trội đối với các trường chuyên, có giải pháp thích hợp để đưa các trường chuyên về vị thế bình đẳng với các trường công lập khác trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay. Thứ năm, với những phân tích thực trạng như đã nêu trên, thì vấn đề suy nghĩ và tìm ra giải pháp phù hợp trong cơ chế quản lý, duy trì các trường chuyên như thế nào là một vấn đề không đơn giản. Ý kiến cho rằng nên giải tán hoặc bán trường chuyên cũng có nội dung hợp lý nhất định của nó. Tuy nhiên, tôi cho rằng ý kiến này khá nóng vội và cực đoan.

Đi theo cơ chế này, đương nhiên là phải tạo lập cơ chế tự lập, tự chủ đối với các trường chuyên, loại bỏ cho được cơ chế tài chính ưu ái đặc biệt bằng ngân sách nhà nước đối với các trường chuyên. Đương nhiên như tôi đã nói phương thức và lộ trình cần phải tính toán kỹ lưỡng, phù hợp. Nếu không có cơ chế và lộ trình phù hợp mà lại tạo ra những “cú sốc” đối với loại hình trường này là rất cần thận trọng, cần nghiên cứu kỹ làm sao để tránh cho được những “cú sốc”.

Đây là việc của các cơ quan và các nhà quản lý, hoạch định chính sách của Nhà nước ta. Cần phải làm thế nào để dần dần xóa cho được những “ốc đảo thiên đường” là các trường chuyên tại các địa phương như hiện nay để bị lợi dụng, lạm dụng và tác động tiêu cực là việc cần làm ngay.

Cần xác định cho được cơ chế chính sách trong điều kiện mới, bỏ bao cấp, khẳng định vai trò tự chủ, tự hạch toán, chống tiêu cực, chống nhận thức sai lệch trong xã hội, trong các phụ huynh học sinh và kể cả giáo viên “trường chuyên” đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách, cơ chế đồng bộ nhằm giúp giải quyết thực trạng bất cập, bất hợp lý của hệ thống trường chuyên hiện nay.

Giáo dục chuyên 'chưa bao giờ lỗi thời'

Anh Giang Nguyễn, Giám đốc The Ivy-League Vietnam, khẳng định trường chuyên chưa bao giờ lỗi thời, nhưng cần cải tổ, bỏ môn chuyên như Văn, Ngoại ngữ...

Anh Giang Nguyễn, từng tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Luật Boston (Mỹ), chia sẻ quan điểm sau đề xuất gây tranh cãi của TS Nguyễn Đức Thành về đóng cửa hoặc bán trường chuyên cho tư nhân.

Tôi muốn khẳng định giáo dục năng khiếu và tài năng (Gifted and Talented Education) chưa bao giờ là lỗi thời cả. Nếu muốn biết cụ thể, hãy học tập những gì Singapore, châu Âu, Mỹ, Hàn, và Nhật đã và đang làm. Nước Nhật trước kia không có mô hình giáo dục tài năng mà đề cao giáo dục đại đồng, tất cả học sinh nhận được sự giáo dục như nhau. Nhưng gần đây họ đã chú trọng.

Triết lý của giáo dục năng khiếu và tài năng (sau đây gọi là giáo dục chuyên) xuất phát từ luận điểm cho rằng những con người có khả năng đặc biệt cần môi trường đặc biệt để phát triển. Giáo dục chuyên ở các nước khác Việt Nam ở chỗ không chỉ đào tạo "gà nòi" để đi thi lấy thành tích cao mà đào tạo ra những con người có năng lực đặc biệt về một lĩnh vực nào đó có ích cho sự phát triển của xã hội.

Tôi không đi vào bàn chi tiết các mô hình giáo dục chuyên trên thế giới, nhưng một lần nữa muốn khẳng định rằng giáo dục chuyên chưa bao giờ lỗi thời. Những quan điểm hô hào xóa sổ hệ thống trường chuyên có lẽ đã nhìn nhận giáo dục chuyên một cách cực đoan chăng? Cá nhân tôi cho rằng không nên xóa hệ thống trường chuyên ở Việt Nam mà còn phải đầu tư mạnh hơn và cải tổ triệt để.

Giáo dục chuyên chưa bao giờ lỗi thời - Hình 1

Anh Giang Nguyễn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tôi có mấy đề xuất thế này:

Từ thượng tầng, chúng ta bỏ ngay việc đặt nặng thành tích huy chương quốc gia, quốc tế lên hàng đầu mà hãy thiết kế mô hình trường chuyên theo hướng đào tạo nhân tài thực thụ cho quốc gia, nhân loại. Bây giờ ai khoe nước tôi có bao nhiêu huy chương vàng toán mà nên khoe nước tôi có bao nhiêu bằng sáng chế. Khi xác định được triết lý vận hành của trường chuyên thì nghĩa là chúng ta đã cải cách được một nửa rồi, vì đó là phần hồn. Việc còn lại là cải cách cái thân xác.

Thứ nhất, các trường chuyên cần cải tổ ngay khâu tuyển sinh. Liệu chúng ta có chắc chắn hàng nghìn học sinh trúng tuyển vào các trường chuyên hàng năm thực sự có năng khiếu về môn chuyên đó? Hay chúng ta mới chỉ tuyển chọn dựa trên kết quả bài thi của những học sinh được ôn luyện? Các em học lò luyện thi chuyên chỉ chăm chăm giải bài tập qua ngày tháng hằn sâu vào não bộ rồi. Nhiều em vào được chuyên xong là lơ là ngay chính môn chuyên của mình, không còn đam mê với khoa học mà chỉ học mang tính đối phó. Các em vào học chuyên nhưng thực sự chỉ có lớp đội tuyển mới gọi là học chuyên, mới đáng được gọi là gà nòi, còn đa số học như bình thường thôi.

Như vậy nếu để trường chuyên thực sự là chuyên theo kịp với xu hướng nhân loại thì chúng ta cần cải tổ ngay từ khâu đầu vào. Làm sao để phát hiện năng khiếu thực sự là vấn đề nan giải. Năng khiếu con người cần được vun dưỡng qua thời gian nhưng cũng cần được giám sát. Các trường cần gạn lọc, loại trừ và tuyển mới nếu sau một thời gian học sinh chuyên đó không còn giữ được niềm đam mê với môn chuyên. Sẵn sàng loại bỏ những nhân tố thui chột để tuyển mới các em có đam mê thực sự là điểm đáng cân nhắc. Đã vào chuyên là phải có tài năng nổi bật về môn chuyên và khát khao kiến thức, chứ vào chuyên chỉ để khoác áo thì uổng phí đầu tư của nhà nước và gia đình.

Thứ hai, các trường chuyên cần cải tổ khâu đào tạo. Hãy xem xét các cháu trong trường chuyên học những gì? Và học như thế thì có xứng đáng gọi là chuyên không? Riêng tôi thì thấy 3 năm học chuyên của đại đa số học sinh chuyên đang thực sự lãng phí. Nếu đã gọi là vào chuyên thì phải học đúng cái chuyên đó. Môn chuyên phải thực sự giỏi. Các em phải học làm nghiên cứu khoa học về chuyên ngành của mình. Các thầy ngoài việc dạy lý thuyết trên lớp thì cũng nên giao đề tài, viết tiểu luận, đi sâu nghiên cứu theo từng chuyên đề, khuyến khích các em làm nghiên cứu độc lập.

Sang thăm các trường ở một số nước, tôi thấy học sinh cấp 3 của họ (không cần phải trường chuyên) đã làm việc trong phòng thí nghiệm như nhà nghiên cứu thực sự. Xét về kỹ năng giải bài tập có lẽ các em đó thua xa học sinh Việt Nam nhưng xét về tầm nhìn khoa học hay kiến thức phổ quát cũng như chuyên sâu có lẽ học sinh Việt Nam thua họ. Thua không phải vì học dở hay học sinh ta kém thông minh hơn họ, mà thua về phương pháp và triết lý giảng dạy: một bên là luyện đề còn một bên là luyện nghề.

Đã vào chuyên thì không tránh được học lệch. Rõ ràng môn chuyên phải chiếm phần lớn thời gian. Với phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo như hiện nay thì thực sự để phân bổ thời gian cho môn chuyên nhiều hơn là khó vì còn phải đảm bảo các môn còn lại. Tôi nói thật chứ chả có nước nào học 13 môn/học kỳ như ở Việt Nam cả. Học sinh ở các nước mà tôi biết chỉ học 3-4 môn mỗi học kỳ thôi. Các em được quyền lựa chọn môn học.

Vậy cải tổ chương trình với học sinh chuyên là để giúp các em thực sự có thời gian phát triển tài năng về lĩnh vực chuyên của mình là điều nên làm. Quỹ thời gian và sức tiếp thu của con người có hạn, làm sao tiếp thu nổi tất cả 13 thứ cùng một lúc đây.

Thứ ba, nhà nước nên cải tổ trường chuyên theo hướng cắt bớt môn chuyên. Chúng ta nên tập trung nguồn lực đào tạo các nhân tài về một số lĩnh vực toán và khoa học. Các trường chuyên không phải là dàn hợp xướng mà môn gì cũng chuyên cả. Tôi thấy trong khi điều kiện ngân sách chưa cho phép thì tập trung nguồn lực đào tạo các ngành chuyên khoa học cơ bản thôi. Đó mới là những gì đất nước cần. Các môn chuyên khác cũng rất cần cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội nhưng có lẽ không cần học chuyên. Có mấy cháu học chuyên văn mà thành nhà văn lỗi lạc đâu? Hay các ngành ngoại ngữ cũng nên bớt chuyên đi. Ngày nay học ngoại ngữ là tất yếu, phổ thông quá rồi đâu cần đào tạo chuyên.

Nếu làm được như thế thì ngân sách đầu tư cho trường chuyên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Học sinh tài năng sẽ được chăm bẵm xứng đáng.

Thứ tư, chính phụ huynh phải cải tổ tư duy và nhận thức về học chuyên. Tâm lý cho con vào trường chuyên bằng mọi giá dù con không có đam mê và tài năng là sai lầm. Nhiều người thấy con trượt chuyên Anh thì cho xuống chuyên Nga, chuyên Trung..., cố đ.ấm ăn xôi cho con vào chuyên bằng được. Tôi hiểu tâm lý phụ huynh là muốn con mình vào môi trường tốt để học tập cùng với các bạn có tư chất ngang hoặc hơn con mình từ đó khích lệ các cháu phát triển. Nhưng chính vì tư duy đó khiến trường chuyên cứ phình ra mà đón nhận, mở thêm môn này, hệ kia làm pha loãng cả mục đích nguyên thủy của trường chuyên.

Tôi vẫn khẳng định lại quan điểm không nên vì những điều bất cập của trường chuyên mà xóa đi cả một hệ thống lâu đời. Thay vì đạp đổ, chúng ta hãy cải tổ để trường chuyên đúng nghĩa là chuyên! Không thể cứ mãi vừa hồng vừa chuyên!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
Vợ cũ Bằng Kiều bỏ 10 nghìn đô đi du lịch với 3 con trai: Tiết lộ lý do 4 mẹ con ở chung một phòng
07:59:17 02/07/2024
Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng
07:38:24 02/07/2024
Sao nữ Vbiz vướng tin chia tay bạn trai Việt kiều sau gần 8 năm yêu
06:41:31 02/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"
08:03:01 02/07/2024
Nữ NSƯT kỳ cựu nhất nhì làng hài phía Bắc: U70 không lấy chồng sinh con, t.uổi xế chiều cô đơn nhưng lạc quan không ai bằng
08:02:07 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kỳ lạ loài hoa như mái tóc rối khiến khách hàng nữ lùng mua bằng được: Giá rẻ nhưng cắm lên bình "nghệ" vô cùng

Sáng tạo

11:22:55 02/07/2024
Ngay khi hình ảnh về loài hoa nhìn gần trông như mái tóc rối mà nhìn xa lại như làn khói đỏ khi được các tiệm hoa online đăng tải đã thu hút nhiều khách hàng. Rất nhiều người đã ngay lập tức tìm mua bằng được để về cắm.

Suối nước khoáng Lạc Sanh, Phú Yên

Du lịch

11:21:24 02/07/2024
Từ TP Tuy Hòa, chúng ta đi về phía tây nam theo tỉnh lộ 645 khoảng 35km sẽ đến xã Sơn Thành Tây. Từ đây, chúng ta tiếp tục đi trên con đường vừa kiên cố bằng bê tông về phía nam (khoảng 6km)

Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt

Hậu trường phim

11:20:59 02/07/2024
Theo 163, giới giải trí Hoa ngữ vẫn lưu truyền câu chuyện về việc nam diễn viên Trần Khôn từng ghét Lưu Diệc Phi như thế nào khi hợp tác trong phim Kim Phấn Thế Gia.

Đội trưởng Bruyne đau khổ giải nghệ sau trận thua Pháp tức tưởi

Sao thể thao

11:19:56 02/07/2024
Đội trưởng Bruyne của tuyển Bỉ quyết định về tương lai của mình vào cuối mùa hè này, sau khi bị Pháp đ.ánh bại ở vòng 16 đội tại Giải vô địch bóng đá châu Âu nhờ một pha đá phản lưới nhà của Vertonghen.

Tăng Thanh Hà công khai cận dung mạo của con trai út

Sao việt

11:18:30 02/07/2024
Tối 1/7, trên trang cá nhân, Tăng Thanh Hà gây chú ý khi đăng tải đoạn clip quay con trai út. Theo đó, quý tử nhà Louis Nguyễn đang tập trung chơi đàn piano, miệng thì ngân nga hát theo.

Tăng Thanh Hà U40 có làn da đẹp không tì vết nhờ cách hay đáng tham khảo

Làm đẹp

11:13:50 02/07/2024
Tăng Thanh Hà có làn da tươi trẻ mịn màng nhờ việc dùng dầu dưỡng, tập trung vào các dòng mỹ phẩm organic và quan trọng là chế độ ăn uống tốt bên trong đẹp bên ngoài.

Code Zenless Zone Zero mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:13:40 02/07/2024
Tiếp nối những thành công vang dội của Honkai Star Rail, HoYoverse tiếp tục ra mắt siêu phẩm gacha tiếp theo mang tên Zenless Zone Zero (viết tắt: ZZZ).

Trận chiến "đẫm m.áu": Anh Trai Say Hi đạt Top 1 YouTube thì Anh Trai Chông Gai "flex" hẳn Top 1 rating đài Quốc gia!

Tv show

11:13:19 02/07/2024
Không khó để thấy 2 chương trình quyết tâm rượt đuổi nhau đến cùng trên mọi nền tảng, kênh phát sóng và các chỉ số sau khi lên sóng.

Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng sợ trái cây, nhiều người mỉa mai "nhà giàu mới bị"

Netizen

11:12:36 02/07/2024
Nhắc đến Đoàn Di Băng, công chúng sẽ nghĩ ngay đến biệt danh nữ đại gia Quận 7 với sự nổi tiếng, giàu sang và mức độ chịu chơi khiến nhiều người phải nể phục.

Phan Đinh Tùng kể hậu trường làm nên bản hit sinh nhật "sống khỏe cả đời"

Nhạc việt

11:10:12 02/07/2024
Sau nhiều năm im ắng, gần đây Phan Đinh Tùng thu hút sự quan tâm của khán giả khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai .

Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu

Góc tâm tình

10:56:46 02/07/2024
Tôi muốn ép anh phải nói ra sự thật nên nói có người chụp được hình của anh và nhân tình, anh có muốn tôi up lên mạng không? Chồng tôi nghe thế thì hoảng hồn, đành phải nói hết sự thật.