TS. Khiêm Nguyễn – Startup trẻ với đam mê trồng người
Thầy giáo, doanh nhân trẻ Khiêm Nguyễn – Giám đốc đào tạo Công ty NLP Power – quan niệm, thước đo giá trị của startup không chỉ là tài sản, tiền bạc mà còn là sự cho đi trong cuộc sống, sự đóng góp cho cộng đồng, xã hội…
“Nếu bạn mô phỏng một người xuất sắc, bạn sẽ là cái bóng của họ. Nhưng nếu bạn mô phỏng nhiều người xuất sắc đó là phiên bản ưu tú của bạn… Tôi đam mê truyền cảm hứng và gợi ý cho bạn. Hãy để tôi trở thành viên gạch lót trên con đường thành công của bạn”. Đó là chia sẻ của TS. Khiêm Nguyễn – Giám đốc đào tạo Công ty NLP Power và là Đại diện tổ chức từ thiện Build a School Foundation (BaSF) với mục tiêu xây 100 trường cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa Việt Nam.
TS. Khiêm Nguyễn “gieo mầm” cho hàng chục ngàn thế hệ học trò.
TS. Khiêm Nguyễn từng là giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng, sau đó nhận được học bổng liên kết của Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Đài Loan và Trường Sư phạm quốc gia Đài Loan (học bổng cao cấp nhất Đài Loan) để làm nghiên cứu sinh ngành Tiến hóa và đa dạng sinh học.
Hiện nay, Nguyễn Minh Khiêm là tiến sĩ ngành tiến Hóa và đa dạng Sinh học, CEO NLP Power, NLP Trainer, NLP Master Coach, ICF Coach. Ngoài công việc nghiên cứu, giảng dạy, TS. Khiêm Nguyễn còn tích cực đào tạo kỹ năng mềm để gây quỹ xây trường. Đến nay, TS. Khiêm Nguyễn đã cùng BaSF xây dựng được gần 80 ngôi trường ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. Mục tiêu của tiến sĩ trẻ này là đến năm 2025 sẽ xây 100 ngôi trường trên khắp cả nước.
Video đang HOT
TS. Khiêm Nguyễn dành một phần thu nhập để đóng góp quỹ xây dựng trường học ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
Chia sẻ về điều nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu và các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, TS. Khiêm Nguyễn cho biết: Ngành tiến hóa là một cơ hội được nhìn lại toàn bộ lịch sử phát triển và tiến hóa của sinh vật, trong đó có con người. Là quá trình diễn sinh thái của sinh vật để thích nghi với môi trường thay đổi. Ngoài khía cạnh khoa học của nó, ngành này góp phần cho người học có cơ hội được hiểu thêm về sụ thay đổi về hành vi, tâm lý và phản ứng của con người trong những bối cảnh thay đổi của loài người.
Với kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của mình, TS. Khiêm Nguyễn đã đào tạo cho hơn 50.000 học viên, 250 doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn đa ngành và nhận được nhiều phản hồi và chuyển đổi tích cực trong công việc, phát triển cá nhân và kinh doanh.
TS. Khiêm Nguyễn và các khóa đào tạo “truyền lửa” cho các bạn trẻ.
Các lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động của TS. Khiêm Nguyễn bao gồm: Hành vi con người; truyền cảm hứng; nghệ thuật lãnh đạo; phát triển bản thân; nghệ thuật nói chuyện trước đám đông; kiến tạo cuộc sống thịnh vượng; tầm nhìn, sứ mệnh và đam mê để phụng sự trong doanh nghiệp; quản lý tài chính và đầu tư…
TS. Khiêm Nguyễn cho rằng, giá trị của mỗi doanh nghiệp không chỉ nằm ở con số tiền bạc và tài sản mà còn là sự đóng góp của họ vào sự phát triển cộng đồng, xã hội. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội ngày càng được đề cao, và sự lan tỏa giá trị trong cộng đồng của doanh nghiệp chính là tài sản vô hình mang lại lợi ích cho khách hàng và cho toàn xã hội./.
Năm trường đại học của Việt Nam lọt bảng xếp hạng các trường hàng đầu thế giới- THE-WUR 2022
Sáng 2/9, Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education) công bố kết quả xếp hạng đại học hàng đầu thế giới năm 2022 (THE-WUR 2021), Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục đại học xuất hiện trong bảng xếp hạng lần này.
Trong bảng xếp hạng THE-WUR 2022 xuất hiện 6 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam gồm: trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Duy Tân, ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và ĐH Đà Nẵng.
THE-WUR 2022 xếp hạng hơn 1.600 cơ sở giáo dục đại học trên 99 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây cũng là lần xếp hạng có nhiều và đa dạng các loại hình cơ sở giáo dục đại học nhất từ trước tới nay. Theo THE, kết quả xếp hạng cho thấy, đại dịch đã tác động khiến cho giáo dục đại học thay đổi.
Các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong báo cáo xếp hạng của THE-WUR 2022
Theo kết quả xếp hạng THE-WUR 2022, 2 trường ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Duy Tân được xếp trong nhóm 401-500; ĐH Quốc gia Hà Nội xếp trong nhóm 1001-1200; 2 trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM xếp trong nhóm 1201 ; ĐH Đà Nẵng xuất hiện trong bảng xếp hạng dưới dạng "báo cáo viên", một hình thức mới như một sự khuyến khích dành cho các cơ sở giáo dục tích cực tham gia các đánh giá nhưng chưa được xếp hạng chính thức.
Cũng giống những lần xếp hạng trước, lần này, THE-WUR 2022 đánh giá các trường đại học trên toàn cầu dựa trên nghiên cứu những nhiệm vụ cốt lõi của một trường đại học, theo các bộ chỉ số đo lường tiêu chuẩn nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và công bằng.
Các xếp hạng của THE được sinh viên, học giả, các cơ sở giáo dục đại học, chính phủ cũng như giới học thuật tin tưởng. Căn cứ vào cơ sở dữ liệu khoa học SCOPUS (của Nhà xuất bản Elsevier) cung cấp, các khảo sát độc lập và dữ liệu của trường đại học cung cấp, việc tính điểm và xử lý dữ liệu của THE được PriceWaterHouseCoopers (PwC), một tổ chức kiểm toán độc lập, chuyên nghiệp, giám sát thực hiện.
Bảng xếp hạng THE-WUR là một trong những bảng xếp hạng giáo dục độc lập và có uy tín nhất thế giới, đánh giá các trường đại học, cao đẳng dựa trên 13 chỉ số trong 5 nhóm tiêu chí: Giảng dạy và đào tạo (chất lượng môi trường học tập và giảng dạy): 30%; Nghiên cứu (năng suất, thu nhập và danh tiếng): 30%; Trích dẫn khoa học (ảnh hưởng nghiên cứu): 30%; Triển vọng quốc tế (thu hút giảng viên, sinh viên và hợp tác nghiên cứu quốc tế): 7,5%; Thu nhập từ chuyển giao tri thức: 2,5%.
Hội đồng trường: Bao giờ được như kì vọng? Theo quy định, ngoài thành viên trong trường và thành viên đương nhiên, phải có tối thiểu 30% tổng số nhân sự của hội đồng trường là người ngoài. Tự chủ đại học, gắn với trách nhiệm giải trình của nhà trường. Ảnh minh họa: Internet Nhiều ý kiến cho rằng, một số thành viên này chỉ đứng tên cho đủ thành phần...