TS Alan Phan: Thế giới sẽ thuộc về những con người thiện tâm
TS Alan Phan nói rằng, lúc hết tiền cũng như có tiền, ông thấy không có gì khác nhau lắm. Tài sản lớn nhất đối với ông là những đứa con trai.
Dạy con phụ thuộc… hên xui
TS Alan Phan là người cha của hai thanh niên có thể gọi là rất thành công – người con lớn là công tố viên cho tiểu bang Califorlia; con thứ hai làm khoa học gia cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
TS Alan Phan trong một buổi trò chuyện về dạy con. Ảnh: VietNamNet.
Ông từng chia sẻ rằng: “Các con tôi đã chọn các nghề mà chúng thích đó là một điều mà tôi rất hãnh diện. Dù là các con tôi không làm doanh nhân, không kiếm được nhiều tiền nhưng chúng rất hạnh phúc với sự lựa chọn đó”.
Tuy nhiên, theo TS Alan Phan, kinh nghiêm ca nhân của ông cho thấy vân đê day con va con minh trơ thanh ngươi thê nao phu thuôc rât nhiêu vao sư may măn, chư không phải do ky năng dạy con cua minh, hay đao tao theo phương phap nao.
Môi đưa con co tinh khi va sư phat triên nội tai khac nhau. Các yêu tô môi trương, xã hội, văn hoa, gia đình và ban be anh hương lơn nhât đên con cai.
“Nuôi con kho gâp nhiêu lân điêu hanh doanh nghiêp. Với môt doanh nghiêp, minh co thê đưng tach rơi đê nhin va quyết định môt cach khach quan va nêu lam sai thi lam lai, nhưng day con thi không thê lam lai đươc, không thể khách quan, vi thê, quyêt đinh cua minh kho sang suôt.
Qua trinh nuôi con thi không phai luc nao cung suôn se, êm đêm như minh nghi, ma co luc đây bao tô, dù tình trạng ‘vĩ mô’ rất ổn định”.
Nhin lai qua trinh nuôi con, TS Alan Phan cho rằng: “Co le cai tôi đa lam đươc la luôn bay to tinh yêu thương đôi vơi con minh. Minh yêu con du bât cư thê nao. Yêu ở đây la sư trao gửi toan diên, cho đi hoan toan. Khi con tôi nổi loạn va gây cho tôi đau khô, tôi vân yêu no tha thiết. Tôi nghi, đo co thê la môt điêu giúp nó khi lầm lạc, vì nó vẫn thấy bao quanh mình là một tình yêu vô điều kiện từ cha mẹ. Tinh yêu cua cha me danh cho con cai cang nhiêu thi đưa con cang co nhiêu cơ hôi trơ thanh ngươi tôt”.
Một điều nưa là “tôi hanh diên vơi tât ca nhưng gi con lam, cho du đo la điêu tôi không thich”.
Video đang HOT
“Vao năm cuôi trung hoc, cac con hoi y kiên tôi vê đinh hương nghê nghiêp. Tôi bao cac con cư lam điêu gi cac con thich. Hoi ky trong long xem thich nhât điêu gi. Nêu vai ba năm nưa ma không thich nưa thi chuyên đổi cung chăng sao. Đừng bao giờ hỏi cha mẹ thích con làm gì. Đây là đời sống của con”.
“Con cái không thích nghe “giảng đạo” nhiều, mà thích nhìn và coi tấm gương. Ngay từ nhỏ, hai đứa con cũng hay phê bình tôi, và nếu chúng có lý, thì tôi cũng công nhận mọi sai lầm chứ không chối hay giấu. Tôi không làm một đằng, nói một nẻo. Gia đình tôi có truyền thống rất dân chủ, cởi mở, minh bạch và không trốn tránh trách nhiệm”.
Alan Phan với người trẻ
Thế hệ trẻ nhận được sự quan tâm đặc biệt của vị doanh nhân này. Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã dành nhiều thời gian tới nói chuyện với sinh viên các trường đại học, cũng như có những bài viết, trả lời phỏng vấn chưa sẻ kinh nghiệm với giới trẻ.
“Đừng sợ thất bại” là lời khuyên mà ông gửi đến thế hệ trẻ trên con đường tìm kiếm sự thành công.
“Mẫu số chung giữa thời tuổi trẻ của tôi và các bạn trẻ bây giờ đó là có năng lực tràn trề, những suy nghĩ khá ngây ngô và nhiều lý tưởng rất ‘hoang tưởng’. Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất mà ở mọi thời thế đều có là cơ hội dành cho các bạn trẻ luôn hiện diện ở khắp mọi nơi, vấn đề là họ có nhìn thấy và nắm bắt được nó hay không”.
“Còn cái khác biệt là thời bây giờ, con người ít phải âu lo về những chuyện no, đói hay chiến tranh. Thêm vào đó, cuộc cách mạng Internet đã giúp người trẻ có được những kho tàng kiến thức 24/7 với tốc độ của ánh sáng”- ông nhìn nhận.
TS Alan Phan cho rằng: “Mình có thể đổ lỗi cho ngày hôm qua nhưng không thể đổ lỗi cho ngày hôm nay và tương lai. Có thể người trẻ chưa được hưởng một nền giáo dục tốt, họ sinh ra trong một môi trường mà sự vô cảm càng ngày càng gia tăng và đôi khi thiếu cả sự dạy dỗ đúng đắn của gia đình nhưng đó là những chuyện đã qua”.
“Ngày hôm nay là một ngày mới. Những việc mình làm hôm nay và trong tương lai hoàn toàn nằm trong tay mình, cái tư duy mới của mình phải bắt đầu từ ngay bây giờ. Và bắt đầu như thế nào thì thực tình nền giáo dục qua Internet ngày nay phong phú vô cùng. Vấn đề là lựa chọn những gì mình thích và ứng dụng triệt để trên con đường mình đã chọn”.
“Cốt lõi của vấn đề là khả năng chọn lựa và chấp nhận của các bạn. Đừng đổ thừa cho giáo dục hay cho quá khứ”.
Ông khẳng định, “cái đích đến của mỗi cá nhân đều từ bản chất riêng. Bạn muốn đi đến đâu, làm cái gì thì bạn phải tự suy xét, định đoạt và chấp nhận hậu quả. Sự thay đổi theo chiều hướng nào, việc muốn loại thải hay thu nạp cái gì thì mỗi người phải tự biết. Không ai có thể nói hay làm thay bạn được”.
“Gọi tên” 3 điểm yếu của sinh viên Việt Nam
“Lười biếng” là tính xấu đầu tiên. Ông cho rằng, rất nhiều sinh viên hiện nay biếng học, lười tư duy, muốn nhận được những thứ có sẵn chứ ít khi tìm tòi.
Điểm yếu thứ hai được TS Alan Phan đề cập là “ỷ lại và đổ thừa”. Trông chờ phụ huynh xin việc cho, hoặc khi gặp vấn đề trong công việc, cuộc sống thì hay đổ thừa do số phận, do hoàn cảnh… là những biểu hiện của điểm yếu này.
Một điểm yếu nữa của sinh viên hiện nay là “hay bỏ cuộc, thiếu kiên nhẫn”. TS Alan Phan nhận định, đây là điểm yếu nhất trong 3 điểm được chỉ ra. Với cách tư duy và thực hiện nửa vời, dễ nản lòng, những người trẻ khó có thể đạt thành tựu nào đáng kể.
Từ những nhận định đó, TS Alan Phan đưa ra những lời khuyên cho sinh viên, mà theo ông “thiết lập mục tiêu cụ thể” chính là việc đầu tiên cần làm, đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp. Tiếp đó là việc “lập kế hoạch cụ thể và dài hạn”. Và cuối cùng là “Tranh thủ những cơ hội tốt để vượt lên”.
Lý giải về việc bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc để đi diễn thuyết trước các bạn trẻ, ông cho biết bởi vì “tôi muốn giới trẻ có những góc nhìn mới, thay đổi về tư duy mới. Trong quá khứ, không ít những bậc tiền bối, ông cha họ đã kiếm được tài sản, khấm khá nhờ làm quan. Nhưng trong một thị trường mới, kinh tế toàn cầu dựa trên kiến thức thì con đường duy nhất để làm giàu cho đất nước và bản thân đó là tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và người dân.
Cá nhân tôi tin tưởng thế hệ trẻ chắc chắn sẽ hiểu ra và vượt qua được những người đi trước. Điều mà tôi muốn làm là thúc đẩy quá trình đó nhanh hơn”.
Giáo dục là kênh đầu tư số 1
Trong 8 kênh đầu tư theo lời khuyên của TS Alan Phan, kênh đầu tư vào Giáo dục được ông xếp hàng đầu. Ông lý giải cho điều này như sau: “Một tài sản mà chúng ta không thể mất được khi còn sống là tài sản trí tuệ. Một đầu tư vào giáo dục sẽ đem lại cho bạn, gia đình bạn hay những người thân yêu một tỉ lệ hoàn trái (ROI – return on investment) khoảng 67% mỗi năm, liên tục trong vài chục năm khi bạn có tài sản này. Không một kênh đầu tư có thể qua mặt con số ROI này trong bất cứ tình trạng kinh tế nào.
Tại Việt Nam, vì kinh tế còn dựa vào nông nghiệp vả sản xuất gia công, thay vì vào dịch vụ và công nghệ, nên ROI co thể ít hơn. Nhưng đây là hướng đi bắt buộc của mọi nền kinh tế trong các thập kỷ tới. Ngay cả những khóa học bổ túc kéo dài chỉ vài ba tuần cũng đem lại kết quả rất khả quan cho tài chính cũng như công việc, nhờ có thêm kỹ năng quản lý và chuyên nghiệp chuyên sâu hơn”- đây là lời khuyên của ông với giả định: “Nếu tôi là chủ một gia đình trung lưu, có dư chút tiền mặt trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam”.
Còn đối với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh, ông có lời khuyên như sau: “Với những bạn kém may mắn đang đấu tranh vất vả đề tìm sự nghiệp hay cơ hội kinh doanh, hãy tin vào con người thực và định mệnh của mình. Phải kiên trì, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí”.
“Với những bạn nhiều may mắn, có đầy đủ vật chất và phương tiện, hãy cố gắng hơn nữa với trí tuệ sáng tạo và tinh thần thanh cao. Nghĩ đến những người kém may mắn, tập cách chia sẻ và hành xử mọi chuyện với chuẩn mực đạo đức và văn minh. Những kẻ xấu có thể đang thắng, nhưng cuối cùng, thế giới sẽ thuộc về những con người thiện tâm và hài hòa”.
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
Vụ bé gái bị nhốt trong chùa: Trụ trì chùa nói nhốt vì cháu ăn cắp
Theo trụ trì chùa Thiên Tâm ở Hưng Yên, do cháu Vũ Thị P. ăn cắp nên sư thầy nhốt lại đề phòng nhà chùa bị mất cắp, còn thương tích là do cháu vấp ngã.
Sáng 15/10, Đại tá Nguyễn Minh Hiền, Trưởng công an huyện Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên), thông tin, công an huyện này đã đưa cháu Vũ Thị P. (SN 2005, tiểu của chùa Thiên Tâm ở thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ) lên Hà Nội để giám định về thương tích tại nơi Viện Khoa học Hình sự giới thiệu.
Trong khi đó, giải thích về lý do nhốt cháu Vũ Thị P. trong căn nhà cấp 4 của chùa, thầy Thích Diệu Tĩnh trụ trì chùa Thiên Tâm cho biết: "Gần đây P. thường xuyên ăn cắp vặt đồ ở trong chùa. Thậm chí, tháng 3 vừa rồi, P. còn dẫn người lạ vào chùa 2 lần, lấy trộm mâm đồng, đôi nến đồng và một xe máy của nhà chùa".
Căn nhà cấp 4 trong chùa, nơi cháu Vũ Thị P. bị nhốt
Theo thầy Thích Diệu Tĩnh, mấy ngày gần đây thầy có đi công việc ở xa nên lo sợ ở nhà cháu P. lại ăn cắp đồ trong chùa. Nên thầy đã nhốt P. vào trong phòng và đưa chìa khóa cửa cho một người phụ nữ tên H. trong làng, nhờ người này đến bữa mang cơm cho P.
Trước câu hỏi tại sao lại nhốt cháu bé vào căn nhà không chăn, không chiếu như vậy, thầy Thích Diệu Tĩnh cho hay: "Trước khi đi tôi đã đưa chìa khóa cửa cho bà H. và dặn tối đến mở cửa cho cháu P. rồi 2 bà cháu hãy ngủ lại trên chùa. Hoặc bà H. có thể dẫn cháu P. về nhà mình ngủ, nhưng sáng hôm sau lại phải đưa cháu về căn nhà cũ. Đến khi mọi người thông báo về sự việc trên, tôi có gọi điện về cho bà H. thì bà ấy bảo làm mất chìa khóa từ chiều 10/10".
Thầy Thích Diệu Tĩnh giải thích thêm mọi ngày, cháu P. ngủ ở tầng một của chùa. Còn nguyên nhân dẫn đến sự việc chau P. bị nhốt là do bà H. làm mất chìa khóa nhưng lại không thông báo lại cho thầy nên mới xảy ra cơ sự.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đoàn, Trưởng thôn Lạc Cầu, cho biết từ đầu năm 2015 đã nhiều lần được người dân phản ánh rằng cháu P. trên người có nhiều thương tích và bầm tím nghi ngờ là do bị bạo hành. "Chúng tôi đã phối hợp với ban ngành đoàn thể ít nhất 3 lần ra chùa Thiên Tâm để tìm hiểu vết thương trên người cháu P. là do đâu mà có. Ra chùa được thầy Thích Diệu Tĩnh giải thích rằng cháu P. do vấp ngã mà bị thương như thế. Chúng tôi yêu cầu nhà chùa đưa cháu ra viện để khám chữa thì thầy trụ trì nói để cháu ở lại chùa để thầy tự chăm sóc cho cháu P." - ông Đoàn nói.
Ông Đoàn cũng thông tin thêm khi cháu P. xuất viện ngày 13/10 về một gia đình trong xóm để ở nhờ, mọi người có gặng hỏi thì cháu nói cũng có thỉnh thoảng lấy trộm tiền và xôi oản trong chùa nhưng nhiều nhất chỉ 6.000 đồng. Mọi người hỏi sao lại đi ăn trộm, cháu P. nói: "Do cháu đói".
Trước đó, như đã đưa tin, sáng 12/10 chính quyền xã Giai Phạm, cùng người dân thôn Lạc Cầu đã giải cứu cháu bé Vũ Thị P. (SN 2005, tiểu của chùa Thiên Tâm) mình nhiều thương tích khỏi căn nhà cấp 4 trong khuôn viên chùa Thiên Tâm khiến dư luận rất bất bình./.
Theo Nguyễn Hưởng
Theo_VOV
Công an đưa bé gái bị nhốt ở chùa đi giám định Hiện bé gái bị nhốt ở chùa với đầy thương tích trên người đã được công an huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) đưa đi giám định thương tích. Vụ việc cháu Vũ Thị P. (SN 2005, tiểu của chùa Thiên Tâm, xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên) bị nhốt trong căn phòng trống ở chùa Thiên Tâm gây phẫn nộ dư luận...