Truyền thông Trung Quốc thận trọng trước thỏa thuận ‘đình chiến’ thương mại của Mỹ
Một thỏa thuận tạm ngừng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể giúp hai bên giải quyết những khác biệt, nhưng mối quan hệ có cải thiện lâu dài được hay không phụ thuộc vào sự chân thành của Mỹ, báo nhà nước Trung Quốc bình luận.
Sau cuộc họp kéo dài hai tiếng rưỡi hôm 1/12 tại Argentina, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý ngừng áp các chương trình thuế mới lên hàng hóa của nhau trong 90 ngày. Cuộc họp diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina, sau nhiều tháng leo thang căng thẳng thương mại và nhiều vấn đề mâu thuẫn giữa hai bên.
Theo thỏa thuận, Mỹ đồng ý không tăng thêm thuế với gói hàng 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 1/1/2019, trong khi Trung Quốc đồng ý mua các sản phẩm nông nghiệp từ nông dân Mỹ ngay lập tức. Hai bên cũng đồng ý bắt đầu thảo luận cách giải quyết những vấn đề quan tâm chung, bao gồm bảo vệ tài sản trí tuệ, rào cản thương mại phi thuế quan và an ninh mạng.
Mỹ – Trung đồng ý tạm ngừng cuộc chiến thương mại trong 90 ngày. (Đồ họa: Getty)
Dù vậy, China Daily cảnh báo không có phép màu nào có thể khiến những bất đồng giữa hai bên biến mất ngay lập tức, dù sự đồng thuận lần này giúp Mỹ – Trung tạm thời có “không gian để thở”, giải quyết những khác biệt của mình. “Xem xét sự tương tác phức tạp giữa hai nền kinh tế, có thể thấy thế giới vẫn cần nín thở một thời gian” – tờ báo viết.
Trong một bài viết khác, Tân Hoa Xã nói thỏa thuận ngày 1/12 cho thấy chỉ cần hai bên có sự chân thành, thì luôn luôn tìm được giải pháp cho mọi vấn đề. Bài viết kêu gọi Mỹ – Trung hành động ngay lập tức để giải quyết những khúc mắc và đưa mối quan hệ kinh tế, thương mại trở lại bình thường. Tân Hoa Xã cũng cảnh báo vẫn còn đường dài phải đi để đạt được bất cứ thay đổi nào đáng kể.
Hoàn Cầu thời báo, do báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo phát hành, cảnh báo người dân nên có những kỳ vọng thực tế. “Công chúng Trung Quốc cần nhớ rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung có lên có xuống. Với tầm nhìn cải cách và mở cửa, Trung Quốc nhận ra thế giới có những phương pháp khác biệt.” – báo viết.
Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ cũng thể hiện sự cẩn trọng không kém. William Zarit, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, nói kết quả cuộc gặp tốt như mong đợi nhưng vẫn còn những vấn đề lớn cần giải quyết. “Vấn đề thách thức nhất – các chính sách kinh tế phân biệt đối xử của Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ thị trường nội địa – cần được giải quyết để cải thiện sân chơi và hình thành mối quan hệ thương mại bền vững dựa trên sự công bằng.”
Video đang HOT
Ngày 1/12, Tổng thống Trump đã đồng ý không tăng mức thuế mới đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên mức 25% vào ngày 1/1/2019 như cảnh báo trước đó trong khi Trung Quốc đồng ý mua một số lượng lớn các mặt hàng nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp cùng nhiều mặt hàng khác từ Mỹ.
Nhà Trắng cũng cho biết Trung Quốc cũng để mở khả năng thông qua thỏa thuận mua lại hãng bán dẫn Hà Lan NXP Semiconductors của nhà sản xuất chip Mỹ Qualcomm. Thương vụ này từng bị gián đoạn sau khi Bắc Kinh tuyên bố không thông qua dù 8/9 các nhà quản lý toàn cầu đã gật đầu chấp thuận.
Trong tuyên bố, Nhà Trắng tiết lộ thêm rằng nếu cả 2 bên không đạt được thỏa thuận về các vấn đề thương mại bao gồm chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, an ninh mạng và nông nghiệp trong 90 ngày, Mỹ sẽ tăng mức thuế áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%.
(Nguồn: Channel News Asia)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nga-Ukraine, Mỹ-Trung Quốc đối mặt nguy cơ chiến tranh cận kề
Nguy cơ thế chiến 3 bùng nổ là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất đối với công chúng khi quan hệ giữa một số cường quốc trên thế giới đang đạt tới gần điểm mất kiểm soát. Nga-Ukraine, Mỹ-Trung Quốc hay Israel-Iran được cho là những cặp có nguy cơ chiến tranh với nhau nhất trong 5 năm tới.
Nga-Ukraine
Căng thẳng Nga-Ukraine là đáng chú ý nhất gần đây sau vụ Moscow nổ súng bắt giữ 3 tàu chiến và 24 thủy thủ của nước láng giềng ở eo biển Kerch nối Biển Đen với Biển Azoz, ngoài khơi bán đảo Crimea hôm 25.11.
Ukraine đã cáo buộc hành động của Nga là "gây hấn", trong khi Moscow tuyên bố chiến hạm láng giềng đã xâm phạm vùng biển của nước này bất hợp pháp.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố thiết quân luật trong ít nhất 30 ngày, nhằm giúp nước ông triển khai lực lượng vũ trang nhanh hơn trong tình huống chiến tranh với Nga bùng nổ đồng thời kêu gọi NATO hỗ trợ trong cuộc đối đầu với Nga.
Israel-Iran
Israel và Iran nằm trong số những nước đang lún sâu trong một cuộc xung đột ủy quyền với nhau.
Hai nước này lần đầu tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại sau cuộc cách mạng năm 1979 của Iran.
Iran còn cung cấp sự hỗ trợ chính trị và quân sự cho nhóm Palestine Hamas, vốn là kẻ thù không đội trời chung của Israel.
Nước này cũng hỗ trợ nhóm vũ trang Hezbollah, vốn đe dọa hủy diệt Israel.
Bị cáo buộc, Israel cũng đã ủng hộ Mujahedin của Iran, hy vọng sẽ lật đổ lãnh đạo Israel và đặt nhân vật của mình lên nắm quyền.
Về phần mình, Israel cũng tích cực hỗ trợ các nhóm đối lập có mục tiêu lật đổ giới lãnh đạo Iran.
Pakistan và Ấn Độ
Hai quốc gia này duy trì sự thù địch liên quan đến tranh chấp trong chủ quyền đối với lãnh thổ Kashmir. Tranh chấp Kashmir từng gây ra ba cuộc xung đột lớn giữa 2 quốc gia vào năm 1947, 1965 và 1999.
Hai bên ký thỏa thuận ngừng bắn kể từ năm 2003, nhưng vẫn xảy ra các vụ bắn phá xuyên biên giới lẫn nhau và các cuộc đụng độ nhỏ, lẻ tẻ giữa 2 nước vẫn tiếp tục, đặc biệt là trong năm 2016 và 2018, khiến hàng chục dân thường thương vong.
Mỹ và Trung Quốc
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng hơn bao giờ hết khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền.
Ông Trump từng cáo buộc sự nóng lên toàn cầu là một âm mưu của Trung Quốc và kiên quyết theo đuổi cuộc chiến thương mại khốc liệt với Bắc Kinh.
Tổng thống Trump đã ấn định mức thuế mới cho 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã đáp trả tương xứng khi tăng thuế đối với 113 USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Nếu Bắc Kinh tiếp tục ra tay, nó sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với vị thế kinh tế và chính trị của ông Trump. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa rơi vào cuộc xung đột toàn diện, nhưng những căng thẳng có thể tăng thêm.
Theo Danviet
Mỹ thề tiếp tục chiến tranh cho đến khi Trung Quốc chịu cúi đầu Trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, nước Mỹ sẽ không bao giờ lùi bước và còn có thể tăng thuế lần gấp đôi nếu Bắc Kinh không chịu đáp ưng với yêu cầu của Washington, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence vào hôm nay (17.11) cho hay. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh APEC....