Truyền thông Triều Tiên gọi Nhật Bản là thế lực nguy hiểm nhất
Truyền thông Triều Tiên gọi Nhật Bản là thế lực nguy hiểm nhất Truyền thông nhà nước Triều Tiên chỉ trích việc Nhật Bản thúc đẩy sửa lại hiến pháp phản đối chiến tranh, cho rằng rằng Tokyo là mối nguy hiểm lớn.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA.
“Nhật Bản là thế lực nguy hiểm nhất đe dọa hòa bình và an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, KCNA hôm nay tuyên bố trong một bài xã luận.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người vừa tái đắc cử chủ tịch đảng cầm quyền, từ lâu đã nỗ lực sửa đổi hiến pháp nhằm giúp các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) được chính thức công nhận, động thái mà giới quan sát lo ngại sẽ giúp Tokyo mở rộng ảnh hưởng quân sự. Điều 9 của hiến pháp hiện nay cấm Nhật tiến hành chiến tranh và sở hữu những vật liệu chiến tranh tiềm năng.
Video đang HOT
Hãng thông tấn của Triều Tiên cho rằng việc hiến pháp Nhật công nhận SDF phản ánh rõ “tham vọng của chính quyền Thủ tướng Abe” về việc phát động một cuộc chiến tranh xâm lược.
Tuyên bố của KCNA được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay đến Tokyo để hội đàm với Thủ tướng Abe cùng các quan chức Nhật Bản trước khi có chuyến thăm thứ 4 tới Triều Tiên trong năm nay và đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa với lãnh đạo Kim Jong-un.
Dù Triều Tiên đã cam kết giải giáp hạt nhân trên bán đảo, Nhật Bản với tư cách là đồng minh then chốt của Mỹ ở châu Á hiện vẫn coi Bình Nhưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng và đang thúc đẩy kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore có khả năng bắn hạ các mục tiêu từ vũ trụ.
NGUYỄN HOÀNG
Theo vnexpress.net
Triều Tiên tiếp tục ra điều kiện về phi hạt nhân hóa
Triều Tiên ngày 2/10 loại trừ khả năng dỡ bỏ kho hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In gặp mặt tại Triều Tiên hôm 20/9. Ảnh: Reuters/Zing
Theo AFP, tại Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ở Bình Nhưỡng hồi tháng trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề nghị đóng cửa khu hạt nhân Yongbyon nếu Mỹ có biện pháp tương xứng.
Theo truyền thông Triều Tiên, một số chuyên gia của Mỹ đã đề nghị đổi việc tuyên bố kết thúc chiến tranh lấy phi hạt nhân hóa. Song, Triều Tiên cho rằng việc tuyên bố kết thúc chiến tranh chỉ là tiến trình cơ bản để khôi phục quan hệ giữa các bên chứ không phải là vấn đề để đổi chác.
"Kết thúc chiến tranh không phải là món quà của người này cho người khác. Việc này cũng không bao giờ nên là con bài mặc cả để đổi lấy phi hạt nhân hóa Triều Tiên", Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên tuyên bố.
Hãng tin của Triều Tiên cũng nhắc lại tuyên bố sẵn sàng dỡ bỏ cơ sở hạt nhân nếu Mỹ có biện pháp tương ứng nhưng không nói là biện pháp gì. Theo một nhà phân tích Hàn Quốc, động thái của Triều Tiên có thể là nhằm tạo áp lực với Mỹ trước các cuộc đàm phán tới đây.
Tuệ Minh
Theo baophapluat
Truyền thông Triều Tiên kêu gọi tái thống nhất hai miền Truyền thông Triều Tiên ngày 21/9 đã có nhiều bài xã luận nhận định tích cực về các kết quả của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đồng thời kêu gọi xem đây là "bước ngoặt dẫn tới tái thống nhất" trên bán đảo Triều...