Truyền thông Mỹ đối mặt ‘đêm bầu cử hỗn loạn’
AP đã công bố người chiến thắng vào ngày bầu cử Mỹ hơn 170 năm qua, nhưng đây là năm đầu tiên hãng tin này phải chuẩn bị kịch bản đêm bầu cử không rõ kết quả.
“Chúng tôi đã suy nghĩ về kịch bản này rất nhiều”, Sally Buzbee, tổng biên tập AP, nói và cho biết hãng tin này sẵn sàng thách thức Tổng thống Donald Trump hoặc ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden nếu một trong hai người tuyên bố chiến thắng trước khi AP xác định ai là người giành được đa số phiếu đại cử tri.
“Chúng tôi sẽ trình bày rõ cả trên báo chí lẫn truyền hình lý do toán học mà chúng tôi chưa thể công bố người chiến thắng”, Buzbee nói. “Chống lại thông tin không đúng sự thật là một phần quan trọng trong những gì chúng tôi đang nỗ lực làm năm nay”.
Nhân viên bầu cử thiết lập bốt bỏ phiếu tại Oklahoma ngày 28/10. Ảnh: AP.
Truyền thông Mỹ đóng vai trò lớn trong đêm bầu cử hơn nhiều so với các nền dân chủ khác. Trong suốt tối bầu cử, khi các hãng truyền thông xác định một ứng viên đã dẫn trước ở một bang với khoảng cách đủ lớn để khiến ứng viên còn lại không có cơ hội gỡ hòa, họ sẽ kết luận ứng viên đó đã chiến thắng ở bang này, dù chưa có kết quả chính thức cuối cùng vì phiếu chưa được kiểm hết.
Các hãng tin làm vậy dựa trên dữ liệu thăm dò hậu bỏ phiếu (hỏi cử tri sau khi họ đã bỏ phiếu xong) kết hợp với kết quả kiểm phiếu đang diễn ra được cập nhật liên tục.
Với số lượng phiếu bầu qua thư và bỏ phiếu sớm chưa từng có vì Covid-19, nước Mỹ có thể mất vài ngày, thậm chí vài tuần, để định đoạt kết quả bầu cử. Người ủng hộ đảng Dân chủ có xu hướng bỏ phiếu qua thư nhiều hơn đảng Cộng hòa.
Arnon Mishkin, giám đốc “tổ quyết định” của Fox News, người chịu trách nhiệm xác định ứng viên chiến thắng cho hãng này, dự đoán rằng ở Pennsylvania, bang chiến trường không kiểm phiếu sớm trước Ngày Bầu cử, kết quả kiểm phiếu ban đầu sẽ “nghiêng về Trump hơn rất nhiều so với con số thực tế cuối cùng” vì phiếu bầu trực tiếp được kiểm trước phiếu bầu qua thư.
Điều ngược lại có thể xảy ra ở Florida, nơi bắt đầu kiểm phiếu sớm trước ngày 3/11. Kết quả ban đầu có thể nghiêng về Biden trước khi tất cả phiếu bầu trực tiếp được kiểm đếm.
Mishkin, đảng viên Dân chủ đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton năm 2016, cho biết Fox News đã ra chỉ dẫn cho các phóng viên: không vội vàng đưa ra kết luận nếu thấy một ứng viên dẫn trước theo mô hình không khớp với kết quả thăm dò trước bầu cử.
“ Mức độ không chắc chắn của cuộc bầu cử này là chưa từng có. Nhưng nó chỉ làm chậm quá trình. Chúng tôi phải lên kế hoạch để chuẩn bị cho kịch bản không thể xác định người chiến thắng ngay trong đêm bầu cử”, James Goldston, chủ tịch của ABC News, cho biết.
Các hãng truyền thông đều nhấn mạnh một điểm: việc kiểm phiếu kéo dài không đồng nghĩa với gian lận.
Các hãng truyền thông Mỹ đã vướng vào rắc rối trong mùa bầu cử năm 2000 giữa ứng viên đảng Cộng hòa George W. Bush và ứng viên đảng Dân chủ Al Gore.
Kết quả chung cuộc của cuộc đua được định đoạt bởi 25 phiếu đại cử tri của Florida. Các hãng tin ban đầu cho rằng Gore chiến thắng ở Florida, nhưng sau đó lại xác định George W. Bush mới là người có nhiều phiếu phổ thông hơn, khiến Al Gore nhận thua.
Video đang HOT
Nhưng trong vài giờ ngắn ngủi của sáng hôm sau, kết quả bỏ phiếu cho thấy khoảng cách dẫn trước của ông Bush bị thu hẹp, khiến ông Gore rút lại lời nhận thua.
Chiến dịch của Gore đã yêu cầu các quan chức tại 4 trong số các hạt lớn nhất của Florida kiểm lại phiếu bằng tay. Những lá phiếu được bỏ theo hình thức cử tri đục vào lỗ bên cạnh tên ứng viên. Ba tuần sau Ngày bầu cử, Florida tuyên bố Bush đã thắng với cách biệt 537 phiếu.
Gore nghi ngờ về con số đó và tòa án cấp cao nhất của bang đã ra lệnh kiểm lại hàng nghìn lá phiếu đã bị máy đếm từ chối vì chúng không được đục lỗ hoàn toàn, vẫn còn mẩu giấy nhỏ dính vào lá phiếu. Tòa án Tối cao Mỹ ra lệnh dừng việc kiểm phiếu này vào ngày 12/12, 6 ngày trước khi cử tri đoàn họp. Tòa ra phán quyết rằng hiến pháp đã bị vi phạm bởi các hạt sử dụng các tiêu chuẩn kiểm phiếu khác nhau. Cuối cùng, sau một tháng lùm xùm, Gore quyết định nhận thua, nói rằng mình “không muốn gây thêm chia rẽ”, và Bush trở thành tổng thống thứ 43 của Mỹ.
Kể từ đó, các hãng truyền thông đã thận trọng hơn trong công bố kết quả kiểm phiếu. Năm 2004, một ngày sau ngày bầu cử, họ mới tuyên bố người chiến thắng.
Tuy nhiên, cũng có những cuộc bầu cử mà người chiến thắng được xác định rất nhanh. Năm 2008 và 2012, người chiến thắng được tuyên bố vào lần lượt 23h và 23h15 giờ miền đông Mỹ ngày bầu cử.
Năm 2016, khi ứng viên Donald Trump được xác định thắng ở Pennsylvania, các hãng truyền thông mới chắc chắn ông đã đánh bại Hillary Clinton vào 1h35 giờ miền đông Mỹ hôm sau ngày bầu cử (13h35 giờ Hà Nội).
Susan Zirinsky, người đứng đầu CBS News, dự đoán đêm bầu cử năm nay “sẽ rất bất thường”.
Một thay đổi lớn trong năm nay là sẽ có hai nhóm khác nhau tập hợp dữ liệu thăm dò ý kiến hậu bỏ phiếu. Các hãng truyền thông lớn trước đây đều dựa vào Nhóm Bầu cử Quốc gia, nhưng sau cuộc đua năm 2016, AP và Fox đã xây dựng một khảo sát cử tri mới, tập trung tiếp cận nhiều hơn vào những cử tri bầu cử sớm.
Do có nguy cơ hai bộ dữ liệu cho kết quả khác nhau, Zirinsky cảnh báo: “Vào đêm bầu cử, một số hãng tin có thể xác định ứng viên đã chiến thắng ở một số bang, trong khi những hãng khác thì không”.
Theo dự án Bầu cử Mỹ, hơn 70 triệu người đã đi bỏ phiếu sớm, hình thức bầu cử không phải mới lạ ở Mỹ. Khoảng 40% người Mỹ đã bỏ phiếu trước ngày bầu cử vào năm 2016, thông qua phiếu bầu qua thư, phiếu vắng mặt hoặc bỏ phiếu trực tiếp sớm. Con số đó dự kiến tăng lên 60% vào năm nay vì đại dịch.
“Khoảng một nửa số bang chiến trường có rất nhiều kinh nghiệm kiểm phiếu bầu sớm và gửi qua thư”, Noah Oppenheim, người đứng đầu NBC News, cho biết.
Biden đã duy trì thế thượng phong trước Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia vài tháng qua, mặc dù khoảng cách giữa hai người sít sao hơn ở các bang chiến trường. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ đang rất thận trọng vì bài học từ mùa bầu cử năm 2016, khi các cuộc thăm dò trước bầu cử cho thấy Clinton dẫn trước Trump.
“Rất nhiều người trong chúng tôi đã sai lầm”, Chris Wallace, người dẫn chương trình của Fox News, nói.
Wallace hy vọng Biden hoặc Trump có thể chiến thắng áp đảo đối thủ trong đêm bầu cử. “Dù là Biden hay Trump, chúng tôi muốn ứng viên giành chiến thắng thuyết phục để không thể có bất kỳ nghi vấn nào về gian lận lá phiếu hay đe dọa cử tri. Và chúng tôi có thể dõng dạc tuyên bố: đây là tổng thống của Mỹ”.
Thế giới tăng gần nửa triệu ca nCoV một ngày
Hơn 473.000 ca nCoV mới được ghi nhận trên thế giới trong 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm lên gần 43 triệu, trong đó hơn 1,1 triệu người đã chết.
Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, khi mùa đông đang tới. Thế giới ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng có, với 473.278 người nhiễm nCoV được báo cáo trong 24 giờ qua, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Thêm 5.786 ca tử vong vì Covid-19 được báo cáo, nâng tổng số người chết trong đại dịch lên 1.154.278, trong tổng số 42.912.914 người đã nhiễm virus. Gần 31, 7 triệu người đã bình phục sau khi nhiễm nCoV.
Nhân viên y tế chuẩn bị mẫu xét nghiệm nCoV tại phòng thí nghiệm ở Le Peage-de-Roussillon, Pháp, ngày 22/9. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 8.823.429 ca nhiễm và 230.043 người chết, tăng lần lượt 76.146 và 759 ca so với một ngày trước đó.
6 bang ghi nhận ca nhiễm mới cao kỷ lục trong tuần này gồm Wisconsin, Kentucky, Nam Dakota, Oklahoma, Kansas và Wyoming. Hơn 2/3 tổng số bang Mỹ, được xác định là vùng nguy hiểm với hơn 100 ca nhiễm mới trên 100.000 cư dân trong tuần qua. Số lượng người nhập viện do nhiễm nCoV tăng 40% trong tuần qua.
Trong khi Tổng thống Donald Trump khẳng định đang kiểm soát tốt đại dịch, tiến sĩ Anthony S. Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của nước này, ngày 23/10 cho rằng Mỹ nên xem xét lần đầu tiên áp đặt lệnh đeo khẩu trang bắt buộc trên toàn quốc, giúp kiểm soát làn sóng lây nhiễm đang gia tăng khắp cả nước.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 50.224 ca nhiễm và 575 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 7.863.892 và 118.567. Giới chuyên gia dự đoán Ấn Độ có thể vượt Mỹ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 20/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo chính phủ đang nỗ lực để đảm bảo cung cấp vaccine Covid-19 cho mọi người khi sẵn sàng. Modi kêu gọi người dân tiếp tục đeo khẩu trang và tuân thủ cách biệt cộng đồng nhằm ngăn chặn virus lây lan mạnh hơn trong mùa lễ hội sắp tới.
Giới chức cho biết ngày 23/10 rằng Ấn Độ đang khẩn trương chuẩn bị một cơ sở dữ liệu tất cả các nhân viên y tế để nhanh chóng tiêm chủng cho họ ngay khi vaccine sẵn sàng.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 398 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 156.926. Số người nhiễm nCoV tăng 25.574 trong 24 giờ qua, lên 5.381.224.
Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi giữa năm. Dù vậy, quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên.
Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa ngày 23/10 cho phép Viện Butantan của Sao Paulo nhập khẩu 6 triệu liều vaccine của công ty Trung Quốc Sinovac, mặc dù Tổng thống Bolsonaro hồi giữa tuần nói rằng Brazil sẽ không mua vaccine Trung Quốc. Vaccine của Sinovac đang thử nghiệm giai đoạn ba. Butantan sẽ sản xuất vaccine này nếu nó được chứng minh là có hiệu quả.
Nga ghi nhận thêm 296 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 25.821, trong khi số ca nhiễm tăng 16.521, lên 1.497.167. Giống nhiều quốc gia ở châu Âu, Nga đang chứng kiến ca nhiễm tăng khi thời tiết lạnh trở lại.
Dù tình hình dịch bệnh có chiều hướng phức tạp, giới chức Nga vẫn loại bỏ khả năng tái áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như hồi đầu năm. Các chuyên gia y tế cấp cao Nga cảnh báo số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày của nước này sẽ chạm ngưỡng 20.000 trước khi ổn định trở lại và giảm xuống trong hai tuần tới.
Tổng ca nhiễm mới ở châu Âu tăng gấp hai lần trong 10 ngày qua, vượt mức 200.000 ca nhiễm mới một ngày hôm 22/10. Các bệnh viện trên khắp châu Âu đang trong tình trạng căng thẳng. Mặc dù vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm 6 tháng trước, tỷ lệ người nhiễm nCoV phải nhập viện đang tăng trở lại.
Pháp ghi nhận thêm 45.422 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 1.086.497 ca, trong đó 34.645 người chết, tăng 137. Đây là nước thứ hai trong EU và là nước thứ bảy trên thế giới báo cáo ca nhiễm vượt một triệu.
Tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh giới nghiêm ở Paris và 8 thành phố lớn khác trong 6 tuần, bắt đầu từ 17/10. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 21h đến 6h sáng hôm sau. Dân chúng được phép đi lại vì mục đích thiết yếu vào khung giờ này. Người vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ bị phạt 135 EUR (gần 160 USD). Thủ tướng Jean Castex ngày 22/10 tuyên bố mở rộng lệnh giới nghiêm ra với hơn 2/3 dân số Pháp.
Anh ghi nhận 854.010 ca nhiễm và 44.745 ca tử vong, tăng lần lượt 23.012 và 174 trường hợp. Anh là nước ghi nhận số người chết vì nCoV nhiều nhất châu Âu. Hàng triệu người ở Anh đang phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ hơn.
Khoảng 3,1 triệu người ở xứ Wales phải ở nhà từ 18h trong 17 ngày, bắt đầu từ 23/10. Các cửa hàng bán lẻ không bán thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng, quán rượu và khách sạn phải đóng cửa.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước cho biết một đợt phong tỏa toàn quốc mới sẽ là "thảm họa", song không loại bỏ khả năng này khi tình hình dịch diễn biến ngày càng phức tạp.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 714.246 ca nhiễm và 18.944 ca tử vong, tăng lần lượt 1.834 và 53 ca. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.
Chính phủ Nam Phi quyết định mở biên với hầu hết quốc gia từ ngày 1/10, đồng thời dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hàng đầu thế giới, trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Hành khách đến Nam Phi cần xuất trình kết quả âm tính nCoV được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành, hoặc chịu cách ly bắt buộc và tự trả phí.
Số ca nhiễm tăng mạnh ở tỉnh Tây Cape trong hai tuần qua. Bộ Y tế nước này có thể báo cáo tình hình lên Hội đồng Covid-19 Quốc gia để đưa ra biện pháp kiềm chế dịch.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 32.320 người chết, tăng 335, trong khi tổng số ca nhiễm là 562.705, tăng 5.814. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với xu hướng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Iran đang lên kế hoạch áp hạn chế mới dư kiến kéo dài một tháng, bao gồm cho công chức làm việc ngày chẵn ngày lẻ ở thủ đô Tehran và đặt thời gian làm việc khác nhau cho các ngành nghề để giảm tình trạng đông người lưu thông trên đường.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 385.980 ca nhiễm, tăng 4.070 so với hôm trước, trong đó 13.205 người chết, tăng 128 ca.
Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ở thủ đô vài tuần sau tăng vọt. Hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai để thực thi các biện pháp hạn chế từng thường xuyên bị phớt lờ, nhưng việc buộc người dân tuân thủ vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế lao dốc.
Philippines báo cáo 367.819 ca nhiễm và 6.934 ca tử vong, tăng lần lượt 2.057 và 19 ca. Các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh sẽ kéo dài đến ngày 31/10. Nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ Philippines cho biết họ không thể lơ là, dù muốn thúc đẩy nền kinh tế. Philippines dỡ bỏ lệnh cấm người du lịch nước ngoài từ 21/10.
Hầu hết doanh nghiệp được tái mở cửa từ khi Manila kết thúc phong tỏa hôm 19/8. Tuy nhiên, người dân vẫn phải đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách an toàn, trong khi trẻ em, người già và phụ nữ mang thai được khuyến cáo ở nhà. Chính phủ đặt mục tiêu xét nghiệm 10 triệu người, tương đương 1/10 dân số, vào quý II năm sau.
Trump nói không khí ở Trung Quốc và Ấn Độ 'bẩn' Trump chỉ trích kế hoạch giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu của Biden, cho rằng không khí ở Trung Quốc và Ấn Độ "bẩn". Tại cuộc tranh luận cuối cùng với ứng viên đảng Dân chủ Joe Bieden tại Nashville ngày 22/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích hành động đối với biến đổi khí hậu không công bằng với...