Truyền thông châu Âu công kích Donald Trump
Trong khi truyền thông châu Âu liên tục chỉ trích và bày tỏ lo ngại nếu tỉ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, thực thi những chính sách “vĩ cuồng” của ông, truyền thông Nga tỏ ra ưu ái ông Trump hơn.
Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump (đảng Cộng hòa) đang bị truyền thông châu Âu đả kích – Ảnh: Reuters
Trong chuyến thăm Mỹ tuần này, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã lên tiếng cảnh báo về “nền chính trị tạo ra sợ hãi” trong chiến dịch tranh cử ở Mỹ, ám chỉ tỉ phú Trump, theo AFP ngày 3.3. Trong khi đó, truyền thông châu Âu liên tục đăng tải những bài viết đả kích ông Trump, phần lớn tập trung vào những phát ngôn gây tranh cãi của ông hơn là chiến dịch tranh cử của tỉ phú này nói chung.
Nhà báo Martin Wolf chuyên viết bình luận của tờ Financial Times (Anh) cảnh báo ông Trump nếu trở thành tổng thống Mỹ sẽ là “thảm họa toàn cầu”. Theo ông Wolf, ông Trump “không đủ tiêu chuẩn”, là “kẻ xúc tiến bệnh hoang tưởng, kẻ bài ngoại và người ngu dốt”.
Ông Wolf còn so sánh sự thành công hiện tại của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng giống sự trỗi dậy của trùm phát xít Đức Adolf Hitler năm xưa. Tỉ phú Donald Trump đã giành chiến thắng liên tục trong những vòng bầu cử sơ bộ.
Trong bài xã luận đăng trên trang nhất, nhật báo Le Figaro (Pháp) viết: “Ở Pháp, chúng tôi thích chế giễu Donald Trump với kiểu tóc điên rồ, những cô vợ đẹp toàn nhờ dao kéo, và những bài diễn văn rẻ tiền”.
Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) đăng bài viết với tựa đề Ác mộng tiếp diễn, chỉ trích những bình luận gây tranh cãi của ông Trump. Còn tuần san Der Spiegel (Đức) cho rằng trùm bất động sản Trump là “thủ lĩnh của phong trào đầy ngạo mạn”.
Người biểu tình phản đối ông Trump tập trung trước khu vực tổ chức phiên tranh luận của các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa ở thành phố Detroit, bang Michigan ngày 3.3.2016 – Ảnh: Reuters
Ông Jakob Nielsen, biên tập viên và cựu trưởng văn phòng đại diện của tờPolitiken (Đan Mạch) tại thủ đô Washington (Mỹ) nhận định: “Chúng tôi (giới truyền thông châu Âu) bị sốc sau khi theo dõi những cuộc tuần hành tranh cử với giọng điệu kiểu phát xít của ông Trump”.
Politiken cũng đã đăng tải một đoạn phim hoạt hình mỉa mai ông Trump trên website, clip mô tả một cặp vợ chồng ngồi sofa xem đài CNN đưa tin bầu cử Mỹ. Người chồng nói: “Chương trình này quá giả tạo. Tại sao vợ chồng mình không xem những thứ gì thực tế hơn như Star Wars?”.
Trong khi đó, tại Nga, đài Russia Today thể hiện sự ngưỡng mộ tài năng của ông Trump, đăng bài viết Những bí quyết công kích hàng đầu theo phong cách Trump, theo tờ The New York Times.
Ở Anh, Thủ tướng David Cameron từng chỉ trích những bình luận của ông Trump về phụ nữ, Hồi giáo, người nhập cư… là “gây chia rẽ, ngu ngốc và sai lầm”. Một đơn kiến nghị không cho phép ông Trump đến Anh đã thu hút hơn 580.000 chữ ký.
Tuy nhiên, cũng có một số lãnh đạo châu Âu là “người hâm mộ” ông Trump. Chẳng hạn ông Jean-Marie Le Pen, đồng sáng lập đảng Mặt trận Quốc gia Pháp thuộc phe cực hữu, đã lên tiếng ủng hộ ông Trump.
Video đang HOT
“Nếu tôi là người dân Mỹ, tôi sẽ bỏ phiếu cho Donald Trump… Cầu Chúa phù hộ ông”, ông Jean-Marie viết trên mạng xã hội Twitter. Ông Jean-Marie vừa mất chức lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia Pháp và chính con gái ông là bà Marine Le Pen đã khai trừ ông khỏi đảng, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thế giới sẽ ra sao khi Donald Trump làm tổng thống Mỹ
Nga - Mỹ xích lại gần nhau, Washington lạnh nhạt với Bắc Kinh, hay một trật tự NATO bị đảo lộn là những viễn cảnh có thể xảy ra nếu Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ.
Ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Liệu Donald Trump có thể lên làm tổng thống Mỹ hay không đến giờ vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ bởi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng mới chỉ bắt đầu. Và cơ hội để "tỷ phú bạo miệng" trở thành tổng tư lệnh của nước Mỹ vẫn rộng mở. Vậy mọi chuyện sẽ ra sao nếu Donald Trump thực sự ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất thế giới này?
Trump là một doanh nhân thành công, một tỷ phú thành đạt nhờ phát triển bất động sản, một ngôi sao truyền hình thực tế và một tác giả của nhiều đầu sách bán chạy. Nhưng ông chưa bao giờ giữ một chức vụ nào trong chính quyền và không tỏ ra quá quan tâm đến chính sách đối ngoại, theo CNN.
"Tôi không cho rằng ông ấy có chiều sâu kiến thức về những vấn đề của quốc gia", Christopher Hill, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, nhận xét. Trump "là một người rất bản năng và không hề dè dặt khi thể hiện những bản năng ấy".
Dù vậy, ông vẫn sở hữu một lượng lớn người ủng hộ. Trump hôm 1/3 giành chiến thắng tại 6 cuộc bỏ phiếu sơ bộ và họp kín của đảng Cộng hòa tổ chức tại các bang Arkansas, Texas, Georgia, Virginia, Alabama, Tennessee, Massachusetts.
Giới quan sát nhận định Trump đa phần nhận được sự ủng hộ từ những người da trắng ôm mối giận dữ với vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Họ lo sợ rằng mình sẽ phải nhường chỗ cho cộng đồng người thiểu số và di cư, đồng thời luyến tiếc về quá khứ vàng son của nước Mỹ.
Những người ủng hộ Donald Trump xuất thân từ đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp. Một cử tri nói rằng "thái độ của Trump cho thấy ông ấy dường như chẳng e ngại bất cứ điều gì".
Trump thề sẽ đấu tranh cho sức mạnh kinh tế và quyền lực quân sự của quốc gia "để khiến nước Mỹ tốt đẹp trở lại".
Mục tiêu của Trump rất rõ ràng. Ông muốn giành lấy sự chú ý từ những cử tri đang cảm thấy thất vọng và lo lắng về vị thế của Mỹ trên trường quốc tế bằng các tuyên ngôn gây sốc. Dù vậy, những việc Trump có thể làm có vẻ không được chắc chắn như những gì ông nói.
Dựng tường ngăn cách Mexico
Trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của Trump là kế hoạch dựng một bức tường chắn dài ở biên giới Mỹ - Mexico nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tội phạm và nạn buôn bán ma túy. Trump khăng khăng cho rằng Mexico phải chịu mọi phí tổn. Song phát ngôn viên tổng thống nước bạn tuyên bố chính quyền Mexico không bao giờ làm điều đó.
Dù nguồn kinh phí đến từ đâu đi chăng nữa thì kế hoạch trị giá hàng tỷ USD này cuối cùng cũng phải được Quốc hội thông qua. Các nhà lập pháp ở Washington hiện không mấy mặn mà với đề xuất trên.
Nga - Mỹ xích lại gần nhau
Trump là người duy nhất trong các ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng nói sẽ hoan nghênh việc Nga hỗ trợ quân sự Syria.
Vị tỷ phú từng nhiều lần lên tiếng ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hồi cuối năm ngoái, Trump còn nhận xét "Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đầy uy quyền. Ông ấy đại diện cho nước Nga và đã đem lại vinh quang cho đất nước mình".
Thái độ cũng như hành động của Trump cho thấy ông đang dành một tình cảm đặc biệt cho nước Nga. Vậy nên, nhiều chuyên gia nhận định nếu Trump thực sự lên làm tổng thống Mỹ, viễn cảnh Moscow và Washington xích lại gần nhau sẽ không phải là điều quá xa vời.
Mạnh tay với khủng bố
Trump từng thề sẽ "ném bom không ngừng nghỉ" để đánh bật Nhà nước Hồi giáo (IS) khỏi Iraq. Nhưng tại Syria, Trump lại nói sẽ nhường việc chống IS cho chính quyền Damascus.
Dưới sự lãnh đạo của Trump, Mỹ sẽ từ chối tiếp nhận người di cư từ Syria. Thay vào đó, ông đề xuất thiết lập một vùng an toàn bên trong Syria. Mỹ hỗ trợ nguồn tiền nhưng các quốc gia khác phải tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nó.
Trump đồng thời tuyên bố sẽ áp dụng trở lại biện pháp thẩm vấn dùng hình thức tra tấn "trấn nước" vốn bị thế giới lên án mạnh mẽ. Ông không quên thêm rằng cách tra tấn kiểu như thế "vẫn chưa đủ khắc nghiệt".
Theo Trump, tra tấn "lúc nào cũng phát huy tác dụng". Ngoài ra, ông sẽ không động đến nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt của Mỹ trên vịnh Guantanamo, Cuba, để tống thêm nhiều phạm nhân nữa vào đây.
Hạn chế hợp tác với Trung Quốc
Trump có một quan điểm cho rằng Mỹ đang bị các đối tác kinh doanh khai thác và ông sẽ đặc biệt dành cơn thịnh nộ của mình cho Trung Quốc.
Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ New York Times, Trump cho hay ông có kế hoạch áp đặt mức thuế 45% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đồng minh đảo lộn
Trump hiện tỏ ra vô cùng thất vọng với những chi phí mà Mỹ phải chịu để duy trì hiện diện quân sự ở châu Âu cũng như những áp lực đang đặt nặng lên Washington khi giữ vai trò dẫn dắt Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Nước Đức ở đâu? Các quốc gia hàng đầu châu Âu khác ở đâu? Tôi không ngại giúp đỡ họ. Tôi không ngại đứng phía sau họ", Trump nói.
Ông cũng muốn Hàn Quốc hỗ trợ Mỹ nhiều hơn trong việc chi trả những phí tổn cần thiết để Washington tiếp tục bảo vệ Seoul.
"Chúng ta chẳng được lợi gì từ việc này. Tôi không bảo rằng chúng ta sẽ để điều gì đó không hay xảy ra với họ. Nhưng họ phải giúp chúng ta chứ", Trump nói. Thực tế, Mỹ hàng năm nhận từ Hàn Quốc 800 triệu USD để thực hiện hoạt động này, theo Politifact.
Tương lai khó đoán định
Những người ủng hộ Donald Trump. Ảnh: BBC
"Tỷ phú bạo miệng" Donald Trump dường như là một ứng viên tổng thống có tính phân cực nhất tại Mỹ hiện nay. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi giới chuyên gia bất đồng về những điều mà Trump nói sẽ đem đến cho Nhà Trắng, cây bút Jonathan Mann từ CNN nhận xét.
"Dưới sự lãnh đạo của Trump, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ rất chắc chắn và chủ động. Nó sẽ giống với những năm tháng mà Reagan cầm quyền với nền hòa bình được xây dựng thông qua sức mạnh kinh tế và quân sự chứ không như Nhà Trắng hiện nay với sự do dự và những điểm yếu chết người", nhà kinh tế Peter Navarro từ Đại học California, Mỹ, đánh giá.
Nhưng theo ông Jamie Metzl, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, "thế giới là một hệ sinh thái phức tạp và sự hiếu chiến mà Donald Trump thể hiện trong cuộc đua vào Nhà Trắng là cực kỳ đáng lo ngại".
Ngay cả khi trở thành tổng thống Mỹ, Trump cũng không thể tự ý quyết định mọi việc. Quốc hội và tòa án có quyền ngăn cản mọi chính sách của bất kỳ tổng thống nào. Bên cạnh đó, các nhà hoạt động, ngành công nghiệp và vô số nhóm lợi ích khác nhau đều có tiếng nói của riêng mình. Áp lực từ công chúng là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới các chính sách của Mỹ trên toàn cầu.
Đặt danh hiệu "tỷ phú" cùng những chương trình truyền hình thực tế mà Donald Trump là nhân vật chính sang một bên, các phẩm chất của ứng viên tổng thống này vẫn chưa được kiểm tra thấu đáo. Với các bất ngờ mà Trump tạo ra những tháng gần đây, không ai đủ khả năng để tiên liệu điều gì đang chờ chúng ta phía trước, Mann bình luận.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Cựu ứng viên tổng thống Mỹ chỉ trích Donald Trump 'lừa đảo' Mitt Romney lên án tỷ phú Donald Trump, người đang nỗ lực kế tiếp ông trở thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa, là "giả dối và lừa đảo", xem người Mỹ như những "kẻ khờ khạo". Cựu ứng viên tổng thống Mỹ Mitt Romney. Ảnh: AP Theo Fox News, ông Romney dự kiến có bài phát biểu tại trường đại...