Truyền thông Australia: Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn giới đầu tư
Tờ The Australia Financial Review (ARF), nhật báo kinh tế hàng đầu ở Australia, và các chuyên gia kinh tế nước ngoài cho rằng Việt Nam sẽ phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19 và tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với giới đầu tư nước ngoài.
Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH điện tử Canon (Khu công nghiệp Phố nối A, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) có vốn đầu tư Nhật Bản. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, báo trên nhận định mặc dù các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đang được áp dụng ở TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam, và số các ca nhiễm biến thể Delta tăng cao đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất, câu chuyện toàn cảnh về việc Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ vẫn không thay đổi.
ARF nhấn mạnh trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã xuất sắc trong việc thu hút các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử, giày dép và quần áo. Chi phí lao động thấp, cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và thủ tục hành chính được đơn giản hóa là những yếu tố đã hấp dẫn được những công ty như Samsung, Foxconn, Nike, Adidas, Gap và Levis.
Video đang HOT
Trong những ngày qua khi nhiều tỉnh/ thành ở Việt Nam phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngăt để đối phó với sự bùng phát dịch COVID-19, nhiều nhà máy của các công ty này vẫn đang mở cửa hoạt động theo chính sách “3 trong 1″, theo đó các công nhân và nhân viên thực hiện ăn, ngủ và làm việc tại chỗ.
Trao đổi với tờ ARF, ông Simon Fraser, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Australia (AustCham) tại Việt Nam, nêu rõ trong khi một số người nước ngoài, đặc biệt là những người có con nhỏ không thể đi học trong nhiều tháng, đã rời khỏi Việt Nam, nhiều người khác đã tiếp tục ở lại, trong đó có các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư. Hầu hết họ không hoảng sợ và muốn ở lại Việt Nam để công ty của mình có thể phục hồi càng sớm càng tốt.
Bất chấp các khó khăn hiện nay do đại dịch COVID-19 gây ra, ARF đánh giá, câu chuyện toàn cảnh về việc Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ không thay đổi. Ngay cả khi các dự báo tăng trưởng bị giảm, các nhà kinh tế vẫn tin rằng Việt Nam sẽ phục hồi trở lại.
Ngân hàng HSBC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Việt Nam từ 6,1% xuống còn 5,1%. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Yun Liu của HSBC đánh giá: “Bất chấp những thách thức trước mắt, triển vọng phục hồi của Việt Nam vẫn rất khả quan với các yếu tố cơ bản vững chắc”.
Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay ở Việt Nam, ARF cho rằng mặc dù tỷ lệ số ca mắc mới COVID-19 tính trên 1 triệu dân ở Việt Nam hiện vẫn thấp hơn so với Malaysia hoặc Thái Lan, nhưng số ca mắc mới đang trong xu hướng tăng lên. Việt Nam cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 để tăng tỷ lệ người dân được tiêm chủng.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài
Trang mạng entrepreneur.com ngày 19/8 đăng bài viết phản ánh về sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, cùng đó là nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài bất chấp các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Bluecom Vina, 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, tại khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Bài viết đề cập đến việc Việt Nam trong vài năm gần đây đã thực hiện một số hiệp định thương mại với các nước và các chính sách linh hoạt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, cho rằng điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nhân vì ngành công nghiệp này đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo bài viết, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước xuất khẩu điện tử chủ lực, xếp thứ 12 trên thế giới. Xuất khẩu tăng ổn định với mức tăng trung bình 12 tỷ USD/năm, từ 47,3 tỷ USD lên 96,9 tỷ USD vào năm 2019. Từ năm 2015-2019, nhập khẩu các mặt hàng điện tử tăng gần 2 lần. Việt Nam có ngành công nghiệp điện tử đa dạng từ điện thoại di động, tivi, camera, thiết bị điện, mạch tích hợp điện tử...
Bài viết cũng đề cập đến lợi thế khi đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ giúp giảm thuế quan thương mại và thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam, giúp hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và hiệp định này sẽ giảm dần hầu hết các loại thuế quan, hàng rào quy định và các rào cản để tạo cơ hội kinh doanh cho cả hai bên.
Đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam đã khiến xã hội phải thực hiện giãn cách, hạn chế và làm gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa. Bất chấp các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến hàng đầu để thiết lập các nhà máy sản xuất điện tử.
Theo báo cáo gần đây của Fitch Solutions, ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng trong năm 2021 nhờ "triển khai tiêm chủng vaccine toàn cầu và nhu cầu đối với các ngành xuất khẩu chủ lực tăng mạnh". Ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ "sức mua, nhân khẩu học và xu hướng hiện đại hóa kinh tế, vốn giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến triển vọng trong khu vực khi các nhà cung ứng bắt đầu khai thác tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và dòng người mua lần đầu".
Với những diễn biến quan trọng gần đây của ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam là trung tâm sản xuất điện tử quan trọng trong khu vực, qua đó thu hút các nhà đầu tư và doanh nhân nên không bao giờ là quá muộn để tận dụng tối đa thị trường tiềm năng của Việt Nam.
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Ấn Độ Tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu là tiềm năng to lớn giúp tăng cường hơn nữa mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn được xem là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mỗi nước. Dây chuyền sản xuất...