Truyền lửa cho trò qua những tiết Ngữ văn sáng tạo
Thầy giáo Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP.HCM) đã “biến hoá” đầy sáng tạo bài giảng của mình để mang đến cho trò những bài học thú vị, hấp dẫn và hiệu quả.
Thầy Đỗ Đức Anh trong buổi ra mắt cuốn sách Có thư trên bậu cửa. Ảnh: Quyên Nguyễn
Dạy học theo dự án
Đam mê Văn học từ nhỏ, trước khi đặt chân vào giảng đường ĐH, cậu học trò Đỗ Đức Anh đã có rất nhiều truyện ngắn, tác phẩm được đăng tải trên báo Hoa Học trò, là CTV của Đài tiếng nói Nhân dân TP.HCM ở mục Văn, thơ. Năm 2008, Đức Anh cho ra đời tập truyện ngắn đầu tay Không phải ma đâu do NXB Kim Đồng xuất bản.
Như một lẽ thường tình, với niềm say mê dành cho văn chương, tốt nghiệp THPT, Đức Anh thi vào khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM để bắt đầu hành trì cho nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Thầy Đức Anh và học trò trao đổi sau giờ học
Thầy Đức Anh chia sẻ, “tôi sẽ không bao giờ “li hôn” nghề giáo và tâm niệm “sẽ dạy học sinh những bài học cho các em học sinh không chỉ muốn nghe mà còn muốn gìn giữ”.
Với tâm niệm ấy, trong quá trình giảng dạy của mình, thầy Đức Anh luôn chủ động, linh hoạt và đầy sáng tạo.
Từ những trăn trở về việc có không it học sinh cảm thấy không hứng thú với môn Văn, các em cảm nhận tác phẩm văn học khá máy móc, hời hợt. Năm 2014-2015, thầy Đức Anh đã triển khai dự án Học văn từ cuộc sống với chủ đề Sài Gòn những góc nhìn trẻ.
Qua dự án, thầy Đức Anh mong muốn học sinh có được những cảm nhận riêng về cuộc sống, về những mảnh đời xung quanh mình. Từ đó, các em có. những cảm nhận tác phẩm văn học từ trái tim, chân thật sinh động nhưng đơn giản theo cách riêng mình.
Sau thời gian phát động dự án nhận được 12 đề tài về những góc nhìn xung quanh cuộc sống đời thực của Sài Gòn như Lách cách Sài Gòn, Có một phố cổ giữa Sài Gòn, Sài Gòn-những mảnh đời đêm hay Người đàn bà đi nhặt mặt trời…
Theo đó, để tham gia dự án, học sinh được chia theo nhóm, đã cùng nhau tự thâm nhập vào thực tế, trực tiếp ghi hình, lấy tin, chụp ảnh, phỏng vấn. Qua đó, học sinh được trang bị nhiều kỹ năng mềm, có thêm nhiều kiến thức từ cuộc sống, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, xử lý các tình huống… và đặc biệt các em đã trưởng thành hơn sau dự án.
Dự án đã nhận được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, các thành viên trong tổ Ngữ văn, lãnh đạo nhà trường và là nguồn động viên rất lớn để “thầy giáo soái ca” triển khai dự án tiếp theo với chủ đề “Lớn lên cùng sách” và dự án trải nghiệm “Lều chõng đi thi”.
Thầy Đức Anh giao lưu cùng nhà văn trẻ Anh Khang trong chuyên đề Hẹn hò cùng sách của học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân
Video đang HOT
Thầy Đỗ Đức Anh chia sẻ, dạy học theo dự án đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức, thời gian của cả thầy và trò, thậm chí là cả kinh phí. May mắn của thầy và trò chính là nhận được sự ủng hộ của quý phụ huynh, lãnh đạo trường. “Dù cực một chút, nhưng khi nhìn thấy học trò trưởng thành, thấy các con có thêm kiến thức, thêm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết rình, biết ứng dụng kiến thức vào thực tiễn… là điều thầy cô hạnh phúc nhất” – thầy Đức Anh nói.
Cũng theo thầy Đức Anh, quan trọng hơn hết, từ những trải nghiệm của cuộc sống, chính các em đã tự mình lắng lại, cảm nhận cuộc sống bằng chính trái tim mình. Những cảm xúc chân thật ấy đã giúp học trò đến gần hơn với môn Văn, cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm và đầy hứng thú với bộ môn này.
Cùng trò xuất bản sách…
Tiếp nối thành công của các dự án trước, năm học 2018-2019, thầy Đức Anh cùng cô giáo Lê Cúc Anh (tổ Ngữ văn của Trường Bùi Thị Xuân) đã triển khai dựu án Có thư ngoài cửa.
Theo đó, tham gia dự án học sinh được chia theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 8 – 10 em. Mỗi người sẽ tự viết một lá thư tay cho những người mình ấn tượng, có nhiều tình cảm, hoặc mình ngưỡng mộ.
Từ những lá thư tay được viết rất nắn nót ấy, học sinh bắt đầu chia nhau đi phỏng vấn nhân vật chính trong thư của mình. Sau đó, mỗi nhóm chọn ra một nhân vật mà nhóm tâm đắc nhất, để làm thành những thước phim sống động, chân thật về nhân vật đó để chiếu trong buổi tổng kết dự án.
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân tham gia thực hiện dự án Có thư ngoài cửa trong buổi ra mắt sách
Bên cạnh đó, mỗi lớp sẽ có một Trạm thư chờ ở cửa lớp và trên trang fanpage của dự án để nhận những lá thư chia sẻ của các bạn học sinh muốn gửi gắm đến những người mà mình yêu thương, ngưỡng mộ, quý mến… hay chỉ là những lá thư giãi bày tâm tư tình cảm của mình. Khi có thư, các bạn trong nhóm sẽ hồi đáp lại bằng thư tay cho những lá thư gửi đến.
Từ những lá thư của học sinh tham gia dự án viết và lá thư ở Trạm thư chờ, các giáo viên và học sinh thực hiện dự án đã cho ra mắt cuốn sách Có thư trên bậu cửa.
“Qua thực hiện dự án, tôi luôn mong muốn học trò của mình có được những trải nghiệm về cuộc sống, hiểu hơn về hơi thở của xã hội ngoài kia. Từ đó các em sẽ rút ra được bài học cho mình, các em đi để cảm nhận, đi để yêu cuộc đời hơn, để biết san sẻ với những người xung quanh mình”, thầy Đỗ Đức Anh cho hay.
Thầy Đức Anh bày tỏ mong muốn, khi áp dụng môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cách dạy học này sẽ phát huy tối đa năng lực của người học, giáo viên được chủ động, linh hoạt theo chương trình. Theo đó, các dự án dạy học cũng sẽ được thực hiện nhiều hơn, thay vì một năm 1 dự án như hiện nay.
Và những bài tập đặc biệt
Bên cạnh những dự án dạy học ý nghĩa, thầy Đức Anh luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo trong quá trình dạy học của mình. Đó là cho học sinh học tập các tác phẩm bằng hình thức họp báo, chiếu phim, thuyết trình…
Đó là một bài tập về nhà đặc biệt cho học trò của mình được gửi vào những lá thư cho phụ huynh trong buổi họp cha mẹ học sinh cuối năm học.
Bài tập về nhà đặc biệt của học trò
Đó là buổi tổng kết năm hoc ý nghĩa năm học 2019-2020 khi học sinh tham gia trò chơi “Người ấy là ai”.
Cụ thể, với sự hỗ trợ của phụ huynh, thầy Đức Anh đã chuẩn bị những hình ảnh ngộ nghĩnh lúc bé, hay bức ảnh gia đình của các học sinh trong lớp và trình chiếu để cả lớp đoán xem đây là bạn nào.
Sau phần đoán hình ấy, với giọng đọc trầm ấm trên nền nhạc trầm lắng, thầy giáo thay lời ba mẹ của các em, đọc những bức thư mà họ viết cho các em sau một năm học tập, kèm theo những tình cảm, điều muốn nói…
Thầy giáo hi vọng rằng, sau buổi lễ hôm nay, các em về tới nhà hãy dành cho ba mẹ những cái ôm thật chặt như để bày tỏ tình cảm, lời cảm ơn… Và trước khi khép lại buổi tổng kết, học sinh của lớp do thầy chủ nhiệm (lớp 10A9) tiếp tục nhận được một “bài kiểm tra” cuối cùng môn Ngữ văn đặc biệt.
Thầy Đức Anh từng xuất hiện trong chương trình Cất Cánh của VTV về chủ đề Thầy-trò và cuộc sống 4.0. Ảnh nhân vật cung cấp
Thầy Đức Anh yêu cầu học sinh của mình làm bài kiểm tra cuối cùng của môn Ngữ văn. Với yêu cầu điền vào chỗ trống của 3 câu hỏi: “Con cảm ơn… Con xin lỗi…. Con ước mong…”. , và nộp lại cho thầy để gửi tới phụ huynh của các em trong buổi họp phụ huynh cuối năm sắp tới.
Ngoài đứng trên bục giảng, thầy Đức Anh còn là thầy giáo được nhiều học trò yêu quý và theo dõi trên mạng xã hội. Bởi ba năm gần đây, cứ gần đến mùa thi, dù công việc giảng dạy bận rộn nhưng thầy đều dành buổi tối livestream “Học văn không ngoan mà không gian nan với thầy Đức Anh” về các bài học để hướng dẫn học trò mọi miền ôn thi.
Thầy Đức Anh và học trò cùng tham gia một hoạt động thiện nguyện. Ảnh Nhân vật cung cấp
Chia sẻ về người thầy của mình,Nguyễn Dũng Phương Vy, học sinh lớp 10A4 (Trường THPT Bùi Thị Xuân) cho hay, “những tiết học của thầy Đức Anh rất hấp dẫn, thú vị và khiến cho chúng em yêu thích môn Văn hơn. Không chỉ học tập về mặt kiến thức mà chúng em có thêm những trải nghiệm rất ý nghĩa, bổ ích, khơi gợi những cảm xúc văn chương. Với em, thầy vừa là người thầy, vừa là người bạn lớn, thầy rất thân thiện, lăn xả vì học trò và sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với chúng em nhiều điều hay trong cuộc sống”.
Học sinh bắt đầu 'chiến dịch' ôn tập cho các kỳ thi năm 2021
Từ đầu tháng 1, khi học kỳ 2 bắt đầu, các trường THPT triển khai kế hoạch học và ôn theo phương án 'thi gì học nấy' để giúp học sinh lớp 12 có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Học sinh lớp 12 bắt đầu bước vào học kỳ 2, vừa học vừa ôn tập - ĐÀO NGỌC THẠCH
Học ôn theo hình thức thi
Theo chia sẻ của hiệu trưởng các trường THPT tại TP.HCM, với học sinh (HS) lớp 12, hình thức thi sẽ quyết định phương án học và định hướng ôn tập.
Vào đầu năm học, các trường tổ chức cho HS học và củng cố kiến thức đều 6 môn thi. Chẳng hạn những HS có dự tính chọn bài thi tự nhiên sẽ củng cố 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ cùng 3 môn vật lý, hóa học, sinh học. Còn HS có xu hướng chọn bài thi xã hội thì ngoài 3 môn bắt buộc, sẽ ôn đều kiến thức 3 môn địa lý, lịch sử, giáo dục công dân.
"Việc ôn như vậy để nếu Bộ có quyết định lấy một đầu điểm của bài thi tổng hợp thì kết quả bài thi tự chọn các em sẽ không bị ảnh hưởng. Còn nếu quy định 3 đầu điểm của 3 môn thi trong bài thi tổ hợp thì các em cũng đã có sự chuẩn bị hệ thống kiến thức để bước vào học kỳ 2 ôn nâng cao tập trung những môn thuộc tổ hợp xét tuyển mà mình hướng đến", ông Nguyễn Hùng Khương, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho hay.
Năm 2021 kỳ thi tốt nghiệp THPT được Bộ giữ nguyên như năm trước nên công tác tổ chức ôn tập cho HS và định hướng xét tuyển ĐH cơ bản ổn định. Ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức), cho hay về kế hoạch ôn tập, hiện nay trường đã hoàn tất cho HS chọn tổ hợp môn thi.
Năm nay tỷ lệ học sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên vẫn chiếm ưu thế. Với lợi thế phân ban theo khối xét tuyển ĐH từ năm lớp 10 nên các HS được định hướng sớm và nâng cao các môn trong tổ hợp xét tuyển...
Sau khi hoàn tất kiểm tra học kỳ 2, nhà trường sẽ phân lớp theo năng lực học và dựa trên khối thi cũng như tổ hợp môn xét tuyển để giúp HS tập trung ôn tập nâng cao các môn chính của khối xét tuyển. Bên cạnh việc triển khai ôn tập, trường cũng tăng cường luyện tập để giúp HS rèn luyện và thích nghi với hình thức thi 3 môn liên tục trong bài thi tổ hợp.
Còn ông Trần Minh, Hiệu phó Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), cho biết nhà trường đã bắt đầu tiến hành ôn tập cho khối 12. Là trường ngoài công lập nên ban ngày HS học theo thời khóa biểu hoàn thành chương trình.
Còn các buổi chiều tối trong tuần từ 18 giờ đến 19 giờ, HS sẽ ôn tập các môn thuộc bài thi, tổ hợp xét tuyển đã chọn. Thêm vào đó, thầy Minh cho biết trong kế hoạch của trường có lưu ý do dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng, vì vậy nhà trường cũng có kế hoạch tập huấn nội bộ cho giáo viên các phần mềm dạy trực tuyến, các phần mềm làm bài tập, ra đề kiểm tra online.
Việc trang bị ứng dụng công nghệ này cũng để thầy cô và HS có thể trao đổi bài tập, kiến thức sau giờ học hoặc vào những ngày cuối tuần không lên lớp. Đồng thời giúp HS luôn có tinh thần chủ động trong học tập và ôn tập trong quá trình chuẩn bị cho các kỳ thi.
Luyện tập kỹ năng làm bài thi đánh giá năng lực
Về công tác chuẩn bị cho xét tuyển ĐH và xây dựng kế hoạch ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2021, lãnh đạo Trường THPT Ngô Quyền (Q.7) cho biết căn cứ vào những lựa chọn của HS, nhà trường sẽ xếp lớp học vào buổi thứ 2 với định hướng hệ thống và nâng cao kiến thức.
Lãnh đạo trường này cho hay, ngoài tham khảo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, giáo viên còn phải nghiên cứu định dạng đề thi đánh giá năng lực của các trường ĐH để xây dựng các chuyên đề ôn tập đáp ứng theo mục tiêu của các kỳ thi. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy, giáo viên có bổ sung thêm các tình huống thực tế tập cho HS kỹ năng làm bài thi đánh giá năng lực.
Hỗ trợ học sinh làm hồ sơ xét tuyển
Song song với kế hoạch ôn tập thì các trường cũng hỗ trợ HS đăng ký xét tuyển.
Ông Phạm Phương Bình thông tin, trường đã liên hệ và nắm thông tin về phương thức tuyển sinh. Nhà trường tổ chức nhiều buổi hướng nghiệp chuyên sâu và giới thiệu cụ thể các phương án để HS tìm hiểu.
Đặc biệt ông Bình còn chỉ ra rằng điểm mới trong năm nay là ngoài đánh giá HS bằng điểm số, giáo viên bộ môn còn đánh giá bằng nhận xét. Như vậy các trường ĐH sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về kết quả học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động học tập của từng HS ở các môn xét tuyển.
Bộ phận học vụ của trường sẽ là đầu mối nhận và chuyển hồ sơ xét tuyển tránh để HS tự đi nộp. Với những em HS đạt các danh hiệu, thành tích HS giỏi và đạt các giải thưởng có thể được ưu tiên, trường sẽ viết thư giới thiệu và tư vấn hướng dẫn HS để tăng khả năng trúng tuyển vào các trường ĐH.
Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp và kiểm tra, đánh giá HS. Mỗi HS được cung cấp một tài khoản cá nhân mang tính bảo mật. Khi tham gia khảo sát hướng nghiệp, HS trả lời hơn 100 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 40 - 50 phút về sở thích, tính cách, mục tiêu cá nhân, để từ đó phần mềm khảo sát cho ra một số ngành nghề gợi ý ở nhiều lĩnh vực.
Trong đó cung cấp đầy đủ thông tin về mức lương, môi trường làm việc, nhu cầu thị trường, yêu cầu bằng cấp... để là một trong những kênh tham khảo trước khi đăng ký hồ sơ xét tuyển.
Vụ hai nam sinh đặt máy quay lén nữ sinh: Không nên đình chỉ học 1 năm Hội đồng kỷ luật Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM) thống nhất mức kỷ luật đình chỉ học tập 1 năm học với 2 nam sinh đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh nữ (Tuổi Trẻ ngày 9-12). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức kỷ luật trên quá nặng. - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân (phó viện trưởng phụ...