Truyền kỳ về tướng cướp đa tình lừng lẫy đất Sài Gòn
Thập niên 60-70 thế kỷ trước, Sài Gòn có nhiều tướng cướp lừng danh, nhưng nổi danh nhất vẫn là “bộ tứ siêu phàm” Đại Cathay, Tín Mã Nàm, Bạch Hải Đường, Điền Khắc Kim.
Những nhân vật được mệnh danh là “đại ca của các đại ca” này đều nổi danh nhờ sự gan lì, tinh quái và có chút lãng tử.
So với ba “đồng sự”, Điền Khắc Kim dù ít được nhắc đến hơn nhưng cuộc đời và “sự nghiệp” của tướng cướp này lại có rất nhiều tình tiết không khác gì tiểu thuyết mà mãi về sau người đời mới có được cái nhìn trọn vẹn.
Từ mối hận tình đầu thành tướng cướp đa tình lừng lẫy
Điền Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh, sinh năm 1947 tại khu Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, trong một gia đình nghèo, đông con (12 anh em). Lúc đầu, Minh cũng là một thanh niên bình thường với vẻ ngoài thư sinh, hiền lành. Chính vẻ ngoài đẹp trai và lãng tử ấy đã khiến không ít thiếu nữ chết mê chết mệt vì anh. Tuy nhiên, Minh đã thương thầm nhớ trộm cô bé hàng xóm xinh đẹp tên Bé Năm. Tình đầu chưa kịp đơm hoa thì người đẹp đã sớm trở thành gái bán bar, đổi tên là Hélen Diễm. Dẫu vậy, Minh vẫn chôn chặt hình bóng cô vào tim và xem như đó là mối tình đầu tiên của đời mình.
Tướng cướp Điền Khắc Kim
Một biến cố khủng khiếp bất ngờ xảy ra đã làm thay đổi toàn bộ con người của chàng trai lãng tử: Hélen Diễm bị lính Mỹ hiếp chết, quăng xác ra đường. Hung tin khiến Minh đau đớn tột cùng đâm ra hận đời và căm thù lính Mỹ. Từ đó, Minh bắt đầu bước vào bóng tối với cái tên Điền Khắc Kim lừng lẫy giang hồ. Biệt danh “độc hành đại đạo hái hoa dâm tặc” xuất phát từ việc Kim hiếp dâm một loạt vợ sĩ quan Mỹ để trả thù cho mối tình đầu.
Khác với các đại ca lừng lẫy khác quy tụ nhiều đàn em, lập thành băng nhóm khuynh đảo các địa bàn, Kim chỉ đơn thương độc mã một mình nhưng lại nổi tiếng với những phi vụ “ xuất quỷ nhập thần”. Sau mỗi vụ cướp, hiếp chấn động, gã đều để lại mảnh giấy viết tắt tên mình bằng ba chữ “ĐKK” như để chứng minh tài xuất quỷ nhập thần. Tương truyền, tướng cướp Điền Khắc Kim gây ra nhiều tội lỗi nhưng cũng rất đa tình. Kim yêu nhiều phụ nữ và một khi yêu là hết mình, có thể sống chết với mối tình đó.
Khi mới thành danh trong chốn giang hồ, Điền Khắc Kim đã tranh giành một cô gái bán cà phê tên Hằng với một viên thiếu tá chế độ cũ. Hai bên gầm ghè nhau, viên thiếu tá ngồi giữa quán rút súng chĩa thẳng vào mặt tướng cướp dọa bắn “nát sọ”. Điền Khắc Kim im lặng, không chút sợ sệt. Gã nhìn thẳng vào họng súng nở một nụ cười bí hiểm. Ngay đêm hôm đó, viên thiếu tá được một phen hoảng hồn sau khi Kim đột nhập vào nhà riêng, trộm súng, quân phục, để lại mảnh giấy có ghi 3 chữ “ĐKK”. Viên thiếu tá chưa hết bàng hoàng thì vài hôm sau, gã lại đột nhập, trả lại súng và quân phục cùng mảnh giấy có 3 chữ “ĐKK”.
“Tài năng” xuất quỷ nhập thần khiến Kim nhanh chóng nổi tiếng trong giới giang hồ đất Sài Gòn. Cùng mối hận tình đầu găm sâu trong tâm khảm, Kim thực hiện một loạt vụ đột nhập cướp của, hiếp dâm vợ các quan chức Mỹ thời đó. Thậm chí có lần, gã bắt cóc luôn vợ của một sĩ quan Mỹ trẻ đẹp, đưa đến một khách sạn để hiếp dâm. Cái tên Điền Khắc Kim trở thành nỗi khiếp đảm của chính quyền chế độ cũ.
Đặc biệt, Kim không làm bậy với tất cả phụ nữ mà chỉ nhắm vào những cô vợ của sĩ quan Mỹ. Trong một vụ đột nhập nhà của một công chức chính quyền, hắn trói cô vợ xinh đẹp lại rồi ung dung lấy đồ quý giá bỏ gọn gàng vào bao. Cô vợ bé bỏng kia run lẩy bẩy, tưởng lấy xong hắn sẽ cưỡng bức mình. Kim tiến lại nhẹ nhàng cởi trói cho người đẹp, vỗ về: “Đứng sợ, tôi không làm gì cô đâu. Tôi chỉ làm với… vợ bọn Mỹ thôi” rồi ôm bao đồ đi ra cửa. Nạn nhân quá bất ngờ, hỏi: “Anh tên gì”, hắn quay trở lại, trả lời rất… dịu dàng: “Điền Khắc Kim” rồi biến mất vào đêm tối.
Video đang HOT
Báo chí Sài Gòn tung hê tên tuổi Điền Khắc Kim lên mây xanh, mô tả những pha xuất quỷ nhập thần của hắn như có bùa ngải và có “tinh thần dân tộc”. Với phụ nữ, hắn được gọi là “tướng cướp hào hoa, đa tình” và rất ga lăng, lãng mạn.
Thời điểm này Điền Khắc Kim được mô tả là một tên cướp khoảng 25 – 27 tuổi, nhỏ con, cao khoảng 1m60, gầy ốm, nước da trắng trẻo, để tóc dài phủ gáy, mô-đen hippy của giới trẻ chạy theo văn hóa Mỹ thời đó. Hắn ăn mặc cũng khá mô-đen, vẻ bạch diện thư sinh, mặt mũi không có gì là hầm hố kiểu tướng cướp. Đặc biệt, Điền Khắc Kim có đôi mắt sáng rực như hút hồn người khác. Đó là một ánh mắt có sức thôi miên làm tê liệt con mồi và khiến các mệnh phụ được hắn tha không thể nào quên.
Ngày tàn trong đơn độc
Khí phách lãng tử, đa tình chỉ là một yếu tố nhỏ khiến tên tuổi Điền Khắc Kim trở nên lừng danh. Thực chất, tên tuổi của Kim được so sánh với Bạch Hải Đường là vì gã cũng có khả năng xuất quỷ nhập thần, nhiều lần bị bắt nhưng thực hiện một loạt vụ vượt ngục kinh động.
Năm 1975, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thì Điền Khắc Kim đang ở tù Côn Đảo. Sau đó, gã được đưa về trại cải tạo ở Vị Thanh (Hậu Giang). Tại đây, Kim đã rủ một tù phạm vượt trại một cách ngoạn mục. Kim trốn về Sài Gòn, trở lại nghề cướp. Khu vực hoạt động của Điền Khắc Kim sau ngày giải phóng là chợ Dân Sinh ở quận 1. Hàng loạt vụ cướp giật, cướp có vũ trang, tống tiền lại xảy ra, nạn nhân hầu hết là người nước ngoài. Theo lời khai của các nạn nhân, hung thủ khoảng ngoài 30 tuổi, ăn mặc bảnh bao. Điền Khắc Kim bị đưa vào vòng ngắm, truy tìm.
Trung tuần tháng 11.1978, một người dân đến Công an Q.1 báo bị tống tiền với mẩu giấy có nội dung phải đem tiền đến khu vực Cô Bắc – Đề Thám giao nộp, bằng không đứa con gái 8 tuổi của họ sẽ bị giết. Ký tên: ĐKK. Ngay lập tức kế hoạch vây bắt kẻ tống tiền ĐKK được vạch ra, triển khai ngay.
Buổi trưa hôm đó, nắng gay gắt, một gã đàn ông mặc quần tây, áo sơ mi đội nón đen che kín nửa khuôn mặt ngồi trong quán cà phê. Bỗng dưng, hắn vội vàng đứng dậy, móc tiền trong túi để lên bàn rồi rảo bước đi nhanh ra hướng đường Trần Hưng Đạo. Đến ngã tư Đề Thám – Trần Hưng Đạo, một chiếc xe 3 bánh chạy ngang trước mặt gã đàn ông rồi xoay ngang ngã xuống.
Gã đàn ông bực bội, quát: “Mày chạy xe kiểu gì vậy?”. Lập tức 3 người thanh niên chạy ập đến. Một khẩu súng chĩa vào gã đàn ông: “Điền Khắc Kim, anh đã bị bắt!”. Gã đàn ông vùng dậy chạy nhưng đã bị 3 trinh sát giữ chặt, hắn la lên: “Giữa ban ngày ban mặt, các anh làm gì vậy? Ăn cướp à?”. Một chiếc xe chạy tới đưa hắn về trụ sở công an. Tại đây, hắn đành phải khai nhận là Lê Văn Minh – Điền Khắc Kim.
Hồ sơ kết thúc, Điền Khắc Kim được chuyển giao cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM. Đầu năm 1979, hắn được đưa lên trại Tống Lê Chân, Bình Long, Sông Bé (bây giờ là Bình Phước) để học tập cải tạo. Tại đây, Điền Khắc Kim mấy lần trốn trại nhưng không thoát. Sau đó, hắn được chuyển lên nông trường cao su Dầu Tiếng. Tại đây, hắn lại trốn mất.
Tháng 9.1985, Điền Khắc Kim dùng súng cướp hàng tại chân cầu chữ Y. Hắn bị lực lượng công an SBC vây bắt. Một trinh sát xông đến tiếp cận, Kim lạnh lùng chĩa khẩu súng colt 45 về phía người này bóp cò. Không may, đạn không nổ, hắn bị tóm ngay tại trận.
Tháng 11.1985, Cơ quan điều tra Công an TP.HCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can Điền Khắc Kim. Sau khi ra tòa, hắn bị đưa vào Trại giam Chí Hòa. Ở khám Chí Hòa, Điền Khắc Kim lại tìm cách vượt ngục nhưng sau vài lần bất thành, hắn “hết phép”, chấp nhận cuộc sống tù đày. Ở trong tù, ăn năn tội lỗi chồng chất cộng với viễn cảnh mất tự do khiến “Độc hành đại đạo hái hoa dâm tặc” hoàn toàn suy sụp. Điền Khắc Kim lừng danh thuở trước chỉ còn là đống da bọc xương tàn tạ, sầu héo.
Dù tuổi đời chưa đầy 40 nhưng những căn bệnh trong người y bột phát. Vết thương do bị quân cảnh và viên sĩ quan CIA bắn trúng trong những phi vụ trước 1975 hoành hành dữ dội. Cũng tại Chí Hòa, tướng cướp lừng lẫy nhận ra kết cục cay đắng nhất của đời mình, đó là sự cô đơn tận cùng. Từng có 12 anh em, 2 bà vợ, 7 đứa con, nhưng không ai ghé thăm lúc sa cơ thất thế.
Những tin tức chuyển vào cho y toàn là tin buồn thảm tận cùng của số phận: 2 bà vợ đã đi bước nữa, có bà còn sắp đẻ con cho chồng mới. Không biết những đứa con đang sống thế nào, có bị trôi giạt phương nào không? Tâm trạng những ngày cuối đời của Điền Khắc Kim thật bi thảm. Điền Khắc Kim trút hơi thở cuối cùng vào một đêm mưa tháng 11.1986 tại Trại giam Chí Hòa trong thi thể gầy còm, co rút vì bệnh tật hành hạ. Cuộc đời tướng cướp vĩnh viên khép lại từ ngày
Theo Dòng đời
Tướng cướp đa tình lừng lẫy đất Sài Gòn
Thập niên 60-70 thế kỷ trước, Sài Gòn có nhiều tướng cướp lừng danh, nhưng nổi danh nhất vẫn là "bộ tứ siêu phàm" Đại Cathay, Tín Mã Nàm, Bạch Hải Đường, Điền Khắc Kim.
Những nhân vật được mệnh danh là "đại ca của các đại ca" này đều nổi danh nhờ sự gan lì, tinh quái và có chút lãng tử.
So với ba "đồng sự", Điền Khắc Kim dù ít được nhắc đến hơn nhưng cuộc đời và "sự nghiệp" của tướng cướp này lại có rất nhiều tình tiết không khác gì tiểu thuyết mà mãi về sau người đời mới có được cái nhìn trọn vẹn.
Từ mối hận tình đầu thành tướng cướp đa tình lừng lẫy
Điền Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh, sinh năm 1947 tại khu Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, trong một gia đình nghèo, đông con (12 anh em). Lúc đầu, Minh cũng là một thanh niên bình thường với vẻ ngoài thư sinh, hiền lành. Chính vẻ ngoài đẹp trai và lãng tử ấy đã khiến không ít thiếu nữ chết mê chết mệt vì anh. Tuy nhiên, Minh đã thương thầm nhớ trộm cô bé hàng xóm xinh đẹp tên Bé Năm. Tình đầu chưa kịp đơm hoa thì người đẹp đã sớm trở thành gái bán bar, đổi tên là Hélen Diễm. Dẫu vậy, Minh vẫn chôn chặt hình bóng cô vào tim và xem như đó là mối tình đầu tiên của đời mình.
Tướng cướp Điền Khắc Kim
Một biến cố khủng khiếp bất ngờ xảy ra đã làm thay đổi toàn bộ con người của chàng trai lãng tử: Hélen Diễm bị lính Mỹ hiếp chết, quăng xác ra đường. Hung tin khiến Minh đau đớn tột cùng đâm ra hận đời và căm thù lính Mỹ. Từ đó, Minh bắt đầu bước vào bóng tối với cái tên Điền Khắc Kim lừng lẫy giang hồ. Biệt danh "độc hành đại đạo hái hoa dâm tặc" xuất phát từ việc Kim hiếp dâm một loạt vợ sĩ quan Mỹ để trả thù cho mối tình đầu.
Khác với các đại ca lừng lẫy khác quy tụ nhiều đàn em, lập thành băng nhóm khuynh đảo các địa bàn, Kim chỉ đơn thương độc mã một mình nhưng lại nổi tiếng với những phi vụ "xuất quỷ nhập thần". Sau mỗi vụ cướp, hiếp chấn động, gã đều để lại mảnh giấy viết tắt tên mình bằng ba chữ "ĐKK" như để chứng minh tài xuất quỷ nhập thần. Tương truyền, tướng cướp Điền Khắc Kim gây ra nhiều tội lỗi nhưng cũng rất đa tình. Kim yêu nhiều phụ nữ và một khi yêu là hết mình, có thể sống chết với mối tình đó.
Khi mới thành danh trong chốn giang hồ, Điền Khắc Kim đã tranh giành một cô gái bán cà phê tên Hằng với một viên thiếu tá chế độ cũ. Hai bên gầm ghè nhau, viên thiếu tá ngồi giữa quán rút súng chĩa thẳng vào mặt tướng cướp dọa bắn "nát sọ". Điền Khắc Kim im lặng, không chút sợ sệt. Gã nhìn thẳng vào họng súng nở một nụ cười bí hiểm. Ngay đêm hôm đó, viên thiếu tá được một phen hoảng hồn sau khi Kim đột nhập vào nhà riêng, trộm súng, quân phục, để lại mảnh giấy có ghi 3 chữ "ĐKK". Viên thiếu tá chưa hết bàng hoàng thì vài hôm sau, gã lại đột nhập, trả lại súng và quân phục cùng mảnh giấy có 3 chữ "ĐKK".
"Tài năng" xuất quỷ nhập thần khiến Kim nhanh chóng nổi tiếng trong giới giang hồ đất Sài Gòn. Cùng mối hận tình đầu găm sâu trong tâm khảm, Kim thực hiện một loạt vụ đột nhập cướp của, hiếp dâm vợ các quan chức Mỹ thời đó. Thậm chí có lần, gã bắt cóc luôn vợ của một sĩ quan Mỹ trẻ đẹp, đưa đến một khách sạn để hiếp dâm. Cái tên Điền Khắc Kim trở thành nỗi khiếp đảm của chính quyền chế độ cũ.
Đặc biệt, Kim không làm bậy với tất cả phụ nữ mà chỉ nhắm vào những cô vợ của sĩ quan Mỹ. Trong một vụ đột nhập nhà của một công chức chính quyền, hắn trói cô vợ xinh đẹp lại rồi ung dung lấy đồ quý giá bỏ gọn gàng vào bao. Cô vợ bé bỏng kia run lẩy bẩy, tưởng lấy xong hắn sẽ cưỡng bức mình. Kim tiến lại nhẹ nhàng cởi trói cho người đẹp, vỗ về: "Đứng sợ, tôi không làm gì cô đâu. Tôi chỉ làm với... vợ bọn Mỹ thôi" rồi ôm bao đồ đi ra cửa. Nạn nhân quá bất ngờ, hỏi: "Anh tên gì", hắn quay trở lại, trả lời rất... dịu dàng: "Điền Khắc Kim" rồi biến mất vào đêm tối.
Báo chí Sài Gòn tung hê tên tuổi Điền Khắc Kim lên mây xanh, mô tả những pha xuất quỷ nhập thần của hắn như có bùa ngải và có "tinh thần dân tộc". Với phụ nữ, hắn được gọi là "tướng cướp hào hoa, đa tình" và rất ga lăng, lãng mạn.
Thời điểm này Điền Khắc Kim được mô tả là một tên cướp khoảng 25 - 27 tuổi, nhỏ con, cao khoảng 1m60, gầy ốm, nước da trắng trẻo, để tóc dài phủ gáy, mô-đen hippy của giới trẻ chạy theo văn hóa Mỹ thời đó. Hắn ăn mặc cũng khá mô-đen, vẻ bạch diện thư sinh, mặt mũi không có gì là hầm hố kiểu tướng cướp. Đặc biệt, Điền Khắc Kim có đôi mắt sáng rực như hút hồn người khác. Đó là một ánh mắt có sức thôi miên làm tê liệt con mồi và khiến các mệnh phụ được hắn tha không thể nào quên.
Ngày tàn trong đơn độc
Khí phách lãng tử, đa tình chỉ là một yếu tố nhỏ khiến tên tuổi Điền Khắc Kim trở nên lừng danh. Thực chất, tên tuổi của Kim được so sánh với Bạch Hải Đường là vì gã cũng có khả năng xuất quỷ nhập thần, nhiều lần bị bắt nhưng thực hiện một loạt vụ vượt ngục kinh động.
Năm 1975, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thì Điền Khắc Kim đang ở tù Côn Đảo. Sau đó, gã được đưa về trại cải tạo ở Vị Thanh (Hậu Giang). Tại đây, Kim đã rủ một tù phạm vượt trại một cách ngoạn mục. Kim trốn về Sài Gòn, trở lại nghề cướp. Khu vực hoạt động của Điền Khắc Kim sau ngày giải phóng là chợ Dân Sinh ở quận 1. Hàng loạt vụ cướp giật, cướp có vũ trang, tống tiền lại xảy ra, nạn nhân hầu hết là người nước ngoài. Theo lời khai của các nạn nhân, hung thủ khoảng ngoài 30 tuổi, ăn mặc bảnh bao. Điền Khắc Kim bị đưa vào vòng ngắm, truy tìm.
Trung tuần tháng 11.1978, một người dân đến Công an Q.1 báo bị tống tiền với mẩu giấy có nội dung phải đem tiền đến khu vực Cô Bắc - Đề Thám giao nộp, bằng không đứa con gái 8 tuổi của họ sẽ bị giết. Ký tên: ĐKK. Ngay lập tức kế hoạch vây bắt kẻ tống tiền ĐKK được vạch ra, triển khai ngay.
Buổi trưa hôm đó, nắng gay gắt, một gã đàn ông mặc quần tây, áo sơ mi đội nón đen che kín nửa khuôn mặt ngồi trong quán cà phê. Bỗng dưng, hắn vội vàng đứng dậy, móc tiền trong túi để lên bàn rồi rảo bước đi nhanh ra hướng đường Trần Hưng Đạo. Đến ngã tư Đề Thám - Trần Hưng Đạo, một chiếc xe 3 bánh chạy ngang trước mặt gã đàn ông rồi xoay ngang ngã xuống.
Gã đàn ông bực bội, quát: "Mày chạy xe kiểu gì vậy?". Lập tức 3 người thanh niên chạy ập đến. Một khẩu súng chĩa vào gã đàn ông: "Điền Khắc Kim, anh đã bị bắt!". Gã đàn ông vùng dậy chạy nhưng đã bị 3 trinh sát giữ chặt, hắn la lên: "Giữa ban ngày ban mặt, các anh làm gì vậy? Ăn cướp à?". Một chiếc xe chạy tới đưa hắn về trụ sở công an. Tại đây, hắn đành phải khai nhận là Lê Văn Minh - Điền Khắc Kim.
Hồ sơ kết thúc, Điền Khắc Kim được chuyển giao cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM. Đầu năm 1979, hắn được đưa lên trại Tống Lê Chân, Bình Long, Sông Bé (bây giờ là Bình Phước) để học tập cải tạo. Tại đây, Điền Khắc Kim mấy lần trốn trại nhưng không thoát. Sau đó, hắn được chuyển lên nông trường cao su Dầu Tiếng. Tại đây, hắn lại trốn mất.
Tháng 9.1985, Điền Khắc Kim dùng súng cướp hàng tại chân cầu chữ Y. Hắn bị lực lượng công an SBC vây bắt. Một trinh sát xông đến tiếp cận, Kim lạnh lùng chĩa khẩu súng colt 45 về phía người này bóp cò. Không may, đạn không nổ, hắn bị tóm ngay tại trận.
Tháng 11.1985, Cơ quan điều tra Công an TP.HCM khởi tố vụ án, khởi tố bị can Điền Khắc Kim. Sau khi ra tòa, hắn bị đưa vào Trại giam Chí Hòa. Ở khám Chí Hòa, Điền Khắc Kim lại tìm cách vượt ngục nhưng sau vài lần bất thành, hắn "hết phép", chấp nhận cuộc sống tù đày. Ở trong tù, ăn năn tội lỗi chồng chất cộng với viễn cảnh mất tự do khiến "Độc hành đại đạo hái hoa dâm tặc" hoàn toàn suy sụp. Điền Khắc Kim lừng danh thuở trước chỉ còn là đống da bọc xương tàn tạ, sầu héo.
Dù tuổi đời chưa đầy 40 nhưng những căn bệnh trong người y bột phát. Vết thương do bị quân cảnh và viên sĩ quan CIA bắn trúng trong những phi vụ trước 1975 hoành hành dữ dội. Cũng tại Chí Hòa, tướng cướp lừng lẫy nhận ra kết cục cay đắng nhất của đời mình, đó là sự cô đơn tận cùng. Từng có 12 anh em, 2 bà vợ, 7 đứa con, nhưng không ai ghé thăm lúc sa cơ thất thế.
Những tin tức chuyển vào cho y toàn là tin buồn thảm tận cùng của số phận: 2 bà vợ đã đi bước nữa, có bà còn sắp đẻ con cho chồng mới. Không biết những đứa con đang sống thế nào, có bị trôi giạt phương nào không? Tâm trạng những ngày cuối đời của Điền Khắc Kim thật bi thảm. Điền Khắc Kim trút hơi thở cuối cùng vào một đêm mưa tháng 11.1986 tại Trại giam Chí Hòa trong thi thể gầy còm, co rút vì bệnh tật hành hạ. Cuộc đời tướng cướp vĩnh viên khép lại từ ngày ây.
Theo Kiến Giang (Dân việt/Dòng Đời)
SBC bắt sống tướng cướp Điềm Khắc Kim Tướng cướp Điềm Khắc Kim đã "thành danh" từ những năm 1960 - 1970, được giới giang hồ Sài Gòn xếp vào hạng "Đại ca của các đại ca", ngang hàng cùng Đại Cathay, Tín Mã Nàm, Bạch Hải Đường... Tuy nhiên, khác với những "đại ca của các đại ca", gã tướng cướp này chỉ đơn thương độc mã một mình, không...