Truyện cổ Việt Nam qua những bộ phim chuyển thể
Có rất nhiều câu chuyện cổ Việt Nam đã được chuyển thể thành những bộ phim hấp dẫn.
Trong các thể loại phim thì dòng chuyển thể luôn giành được rất nhiều sự quan tâm của khán giả. Bởi, họ sự tò mò không biết những câu chuyện nổi tiếng được dựng lại trên màn ảnh như thế nào? Từ trào lưu trở lại của dòng phim cổ tích ở Hollywood, chúng ta cùng nhìn lại màn ảnh nước nhà qua các dự án chuyển thể từ truyện cổ Việt Nam nhé!
Câu chuyện cổ nổi tiếng kể về anh chàng đốn củi Thạch Sanh hiền lành, dũng cảm, sau này lấy được công chúa và lên làm vua. Nguyên tác được nhiều người yêu thích này từng được chuyển thể thành phim Thạch Sanh – Lý Thông.
Thạch Sanh
Thạch Sanh – Lý Thông có nội dung bám sát theo câu chuyện gốc, không hề có sự đổi mới nào. Tạo hình và diễn xuất của các nhân vật chính như Thạch Sanh, Lý Thông, mẹ Lý Thông khá tốt (đặc biệt là vai Lý Thông). Tuy các hiệu ứng hình ảnh còn sơ sài nhưng khán giả vẫn dành cho bộ phim này những tình cảm nhất định.
Mẹ con Lý Thông
Ngoài phim Thạch Sanh – Lý Thông thì mới đây, truyện còn được chuyển thể thành phim điện ảnh Thạch Sanh 3D, với hứa hẹn có tới 50% dung lượng phim sử dụng kỹ xảo. Thạch Sanh 3D thay đổi nhiều về phần nội dung, ví dụ như công chúa Quỳnh Nga mạnh mẽ, mê săn bắn như nam nhi. Trang phục của Thạch Sanh có nhiều điểm khác và mang màu sắc hiện đại hơn. Tất nhiên, bối cảnh, diễn viên quần chúng,… cũng được đầu tư gấp nhiều lần so với Thạch Sanh – Lý Thông.
Thạch Sanh hiện đại
Thạch Sanh 3D đang vào giai đoạn cuối thì nhận được tin dữ: Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu đột tử trong phòng dựng. Đây là một mất mát rất lớn của đoàn làm phim Thạch Sanh 3D. Tuy nhiên, bộ phim sẽ vẫn được hoàn thành để ra mắt khán giả.
Cùng với Thạch Sanh thì Tấm Cám là truyện cổ tích mà ai ai cũng biết. Truyện được chuyển thể thành phim cùng tên.
Tấm
Cũng như Thạch Sanh – Lý Thông, Tấm Cám khá trung thành với nguyên tác. Bên cạnh đó, phim thêm thắt nhiều tình huống hài hước như: mẹ con Cám ngồi xỉa răng cho nhau rồi đỏng đảnh trước gương làm dáng… Đây chính là điểm hơn của Tấm Cám so với Thạch Sanh – Lý Thông. Phim chỉ gây lấn cấn với khán giả khi diễn viên đóng vai dì ghẻ vẫn chưa đủ “ác” với nguyên mẫu trong truyện.
Video đang HOT
Mẹ con Cám
Phim Thằng Bờm ra mắt lần đầu vào năm 1987, phỏng theo truyện cười dân gian nổi tiếng về nhân vật cùng tên. Phim mang đến cho khán giả một thằng Bờm ngốc nghếch, chuyên làm những trò tức cười đầy sống động.
Vốn là phim hài nên Thằng Bờm có nhiều tình huống đem lại tiếng cười cho khán giả. Tuy vậy, ẩn đằng sau đó, các nhà làm phim gửi đến thông điệp sâu sa về những trò đùa xung quanh chúng ta. Phim cũng dựng nên một không gian làng quê Việt xưa với những sinh hoạt đời thường, cách ứng xử, các lễ hội và trò chơi dân gian.
Thằng Bờm
Và những bộ phim khác
Một số câu chuyện khác được chuyển thể thành phim là Ai mua hành tôi ( Lọ nước thần), Bụng làm dạ chịu, Ăn khế trả vàng, Người hóa dế. Các phim này đều được triển khai theo lối dẫn truyện với bà kể – cháu nghe và lột tả được cuộc sống bình dị của người Việt thuở xưa.
“Bụng làm dạ chịu”
Ngoài những tác phẩm được chuyển thể từ truyện cổ Việt Nam còn có phim lấy ý tưởng từ tác phẩm nước ngoài như Nhật ký Bạch Tuyết. Tuy nhiên, bộ phim này chỉ có cái tên là mang hơi hướng truyện cổ, còn nội dung thì hoàn toàn đổi mới. Phim kể về một cô nàng da đen mất trí tưởng mình là Bạch Tuyết. Không chỉ cô hoang tưởng mà bà mẹ cô cũng không kém phần. Bà thuê hoàng tử và 7 chú lùn giả về đóng kịch với Bạch Tuyết. Câu chuyện cổ tích hiện đại này chẳng thể chinh phục được khán giả bởi sự màu mè, phi lý và nhảm.
Nàng Bạch Tuyết hoang tưởng
Có thể nói, tất cả phim chuyển thể trên đều giữ nguyên cốt truyện mà không có nhiều sự phá cách nội dung (trừ Thạch Sanh 3D). So với những phim thuộc thể loại này trên thế giới, phim Việt còn cả chặng đường dài mới theo kịp. Hy vọng các nhà làm phim sẽ đầu tư hơn vào mảnh đất cổ tích màu mỡ và không thiếu ý tưởng hay này mà Thạch Sanh 3D rất có thể là cú “hit” mở đầu.
Theo TTVN
Cổ tích Thạch Sanh và phim chuyển thể
Cách đây nhiều năm, khi dòng phim hoạt hình Việt Nam còn đang chật vật để thu hút khán giả nhí trước cơn bão của hoạt hình ngoại đang tấn công vào thị trường nước nhà thì sự ra đời của dòng phim cổ tích như là một phần "đền bù" cho các bé thiếu nhi.
Cổ tích Thạch Sanh có lẽ là truyện tạo nên nhiều cảm hứng để các nhà làm phim chuyển thể.
Thạch Sanh
Có lẽ rất nhiều khán giả không quên bộ phim cổ tích Thạch Sanh năm 1995. Đây là bộ phim quy tụ được dàn diễn viên rất trẻ đẹp thời bấy giờ: Thạch Sanh (Công Hậu), Lý Thông (Thành Lộc), Diễm Hương (Công chúa), Lê Tuấn Anh (Đại bàng tinh)...
Dàn diễn viên trẻ đẹp trong Thạch Sanh thời bấy giờ
Tuy nhiên, việc tìm vai diễn cho chàng Thạnh Sanh cũng không dễ dàng gì. Phải sau hơn một tháng tìm diễn viên, nhờ xem lại 15 giây lặn dưới nước của diễn viên Công Hậu trong Sự tích con muỗi mà cả bốn đạo diễn (Phan Hoàng, Văn Hồng, Cảnh Đôn và Đạt Hải) đều thừa nhận chỉ có chàng "ngư dân Hải" mới hội tụ đủ những yêu cầu của nhân vật Thạch Sanh. Và quả thực Công Hậu đã đảm nhận rất tốt vai diễn này, đến giờ khán giả vẫn còn ấn tượng trong ký ức tuổi thơ của mình về anh chàng Thạch Sanh đúng chất tiều phu, hiền lành, tốt bụng.
Thành Lộc cũng rất thành công với vai diễn Lý Thông đầy mưu mô xảo trá, Diễm Hương vô cùng xinh đẹp trong vai công chúa Quỳnh Nga, Lê Tuấn Anh đa tình, hiểm ác khi là Đại bàng tinh. Dù ngày đó, phim chưa được đầu tư công phu về tạo hình cũng như kỹ xảo nhưng phim đã để lại ấn tượng rất nhiều trong lòng khán giả thời bấy giờ.
Thạch Sanh - Lý Thông
Thạch Sanh là một câu chuyện cổ tích khơi nguồn cảm hứng cho khá nhiều nhà làm phim sau này. Tuy nhiên sau Thạch Sanh, Thạch Sanh - Lý Thông với giàn diễn viên Ngọc Thịnh (Thạch Sanh), Mỹ Uyên (Công chúa), Lê Bình (Đại bàng) chưa thực sự để lại ấn tượng. Nhất là đối với vai diễn chàng Thạch Sanh. Tuy Ngọc Thịnh đã ghi điểm với thân hình vạm vỡ như trong truyện nhưng cách diễn xuất của anh lại khiến "Thạch Sanh" bị trừ điểm.
Ngọc Thịnh ghi điểm với thân hình Thạch Sanh vạm vỡ...
...nhưng cách diễn xuất khô cứng và tạo hình giống Tazzan lại làm Ngọc Thịnh mất điểm
Có lẽ sự ấn tượng của khán giả trong cách diễn xuất cũng diễn biến phim khiến Ngọc Thịnh giống Tazzan của nước ngoài hơn là Thạch Sanh của Việt Nam. Hơn nữa, lối diễn còn cứng nhắc, nhất là ánh mắt vô hồn, chẳng hề động đậy của Ngọc Thịnh khiến nhiều khán giả tiếc cho bộ phim. Với Thạch Sanh - Lý Thông, dù là nhân vật chính, nhưng Ngọc Thịnh lại không có nhiều đất diễn. Hình ảnh của anh chàng Thạch Sanh bị nhạt nhòa trước một Lý Thông đầy mưu mô thâm hiểm. Riêng với vai Lý Thông, diễn viên hài Minh Nhí đã thể hiện rất xuất sắc.
Minh Nhí rất thành công khi vào vai Lý Thông
Mỹ Uyên trong vai công chúa
Hơn nữa, nhiều tình tiết trong truyện cũng được đạo diễn phim thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này cũng không mang lại sự mới mẻ, thành công cho phim. Chẳng hạn như với chuyện cổ tích Thạch Sanh, người đọc luôn ấn tượng với chiếc nồi thần của Thạch Sanh ăn mãi không hết cơm, chiếc đàn thần kỳ... thì trong phim Thạch Sanh - Lý Thông những chi tiết này bị cắt hết... nên thật khó để trả lời các câu hỏi của nhiều khán giả nhí: "cái nồi của Thạch Sanh đâu nhỉ?".
Thạch Sanh của thế kỷ 21
Có lẽ để khán giả nhí không còn bị thiệt thòi về phim dành cho lứa tuổi của mình đang trở nên thiếu hụt ở trong nước thì các nhà làm phim cổ tích Việt Nam đã quyết định bắt tay xây dựng lại Thạch Sanh. Tin vui là tác phẩm điện ảnh này dùng hiệu ứng 3D tạo cảnh đánh nhau giữa Thạch Sanh với chằn tinh, cảnh nước Việt cổ... nhằm gây hiệu ứng thị giác cho người xem.
Sẽ có hiệu ứng 3D trong cảnh Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh
Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu cho biết, Thạch Sanh được xây dựng theo dạng phim cổ trang, mang đậm phong cách thần thoại. Trong đó, hơn 50% dung lượng phim được ứng dụng kỹ xảo 3D theo công nghệ điện ảnh Hollywood, nhằm tạo ra những cảnh hành động, cũng như bối cảnh phim hoành tráng.
Bên cạnh những nhân vật do người thật đóng, đạo diễn còn mang vào bộ phim những hình ảnh nhân vật 3D: người, chằn tinh, voi, ngựa... Phần Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh sẽ kết hợp giữa cảnh quay thật với kỹ xảo dàn dựng trên máy tính. Ngoài ra, bối cảnh nước Văn Lang thời cổ cũng được dựng lại theo mô hình 3D.
Tuy nhiên một vấn đề mà đoàn làm phim gặp khó khăn là tìm diễn viên cho vai Thạch Sanh. Đạo diễn chia sẻ, sở dĩ cả đoàn khá lúng túng về việc chọn vai Thạch Sanh vì từ trước đến nay, đây là một hình tượng anh hùng đẹp trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. "Nếu chọn không đúng người có thần thái như thế dễ gây phản cảm với người xem", anh nói. Đến nay, sau khi kết thúc 3 ngày casting duy nhất cho tất cả vai diễn trong phim nhưng ai là người sẽ trở thành chàng Thạch Sanh thế kỉ 21 này vẫn còn là một ẩn số.
Tuấn Voi đã được chọn cho vai Lý Thông nhưng nhân vật Thạch Sanh vẫn khiến các nhà làm phim đau đầu dù những siêu mẫu như Thanh Thức, Chánh Nghĩa, David Phạm... đã casting cho vai diễn này
Khán giả tỏ ra vô cùng thích thú với Thạch Sanh 3D. Liệu Thạch Sanh của thế kỷ 21 có làm hài lòng khán giả nhí và vượt xa phiên bản đầu về ấn tượng hay không, chúng ta hãy cùng chờ xem!
Liêu Hà
Theo Khampha
Thạch Sanh 9x tình tứ bên "chị" Công chúa ... giữa rừng sâu, núi thẳm Trị An. Đoàn phim Thạch Sanh vừa trở về thành phố Hồ Chí Minh sau thời gian quay ngoại cảnh tại Trị An. Theo đó, loạt ảnh lung linh của cặp đôi nhân vật chính - Thạch Sanh và Công chúa - đã được trình làng. Đảm nhận vai diễn quan trọng này là 2 gương mặt...